Hình dung các nhân vật, kể lại truyện qua vẽ tranh

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 51 - 52)

II. Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian

4.2.Hình dung các nhân vật, kể lại truyện qua vẽ tranh

4. Giải thích và minh họa bằng hình ảnh trực quan

4.2.Hình dung các nhân vật, kể lại truyện qua vẽ tranh

Vốn dĩ HS DTTS có vốn tiếng Việt hạn chế nên ngày nào lên lớp cũng chỉ có ngôn ngữ, mà ngôn ngữ đó lại giống như một ngoại ngữ, nếu không có hoạt động gì sinh động, hấp dẫn thì các em sẽ chán nản, không tập trung và dễ buồn ngủ. Chuyển thể văn bản sang hình thức vẽ tranh là một trong những giải pháp làm sinh động giờ dạy học, rút ngắn, “khoảng cách xa lạ” thành gần gũi, thân quen. Từ đó, tạo sự hứng khởi trong học tập cho HS.

Với mong muốn tạo ra những tiết học hấp dẫn, thu hút sự tham gia hào hứng của học sinh đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp và cách thức thực hiện cho từng bài dạy. Ở các bài trong phần văn học dân gian Ngữ văn 10, giáo viên có thể có rất nhiều phương pháp để tổ chức hiệu quả và phù hợp với đối tượng học sinh. Đối với học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THPT miền núi Nghệ An chúng tôi thấy giờ việc áp dụng hình dung nhân vật, kể lại truyện qua tranh vẽ được áp dụng rất hiệu quả. Giáo viên có thể yêu cầu các em thực hành trước các tiết dạy, bài dạy qua việc triển khai dạy học dự án, cũng có thể triển khai ở phần luyện tập cuối bài. Việc tổ chức thực hiện cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng của giáo viên và học sinh. Vẽ tranh là một giải pháp hấp dẫn giúp học sinh vừa cảm thụ được văn bản văn học, vừa được thực hiện những hoạt động mới lạ, thay đổi không khí học tập, giải tỏa căng thẳng, tạo sự thoải mái, gần gũi giữa học sinh và giáo, giữa học sinh và học sinh.

Các thời điểm có thể chuyển thể văn bản văn học sang vẽ tranh:

- Trước, trong và sau khi học văn bản văn học. Giáo viên có thể giao việc cho các em hình dung và kể lại bằng hình vẽ: truyện Tấm Cám, Truyện An Dương Vương

và Mị Châu – Trọng Thuỷ, Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây (Trích sử thi Đăm-

Săn).

- Nếu thực hiện theo dạy học dự án, chắc chắn học sinh sẽ thực hiện chu đáo hơn khi triển khai ở phần luyện tập của bài.

Ví dụ minh hoạ: (Phụ lục 4)

+ Tạo không khí học tập mới mẻ, vui vẻ, thân thiện, hợp tác. Học sinh có cơ hội cảm thụ và thể hiện cảm xúc của cá nhân một cách khá tự do (vẽ những cảnh mình thích). Tạo cơ hội cho những học sinh có năng khiếu vẽ thể hiện năng khiếu của bản thân.

+ Vẽ trong giờ học, giáo viên sẽ theo dõi được quá trình phác thảo của học sinh, nếu học sinh vẽ chưa chuyển tải được nội dung của văn bản thì giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để định hướng, như thế bắt buộc học sinh phải đọc lại văn bản, tìm những chi tiết, hình ảnh liên quan để vẽ cho đúng đối tượng được miêu tả. Như vậy, các em sẽ đọc văn bản nhiều lần hơn, và khả năng hiểu văn bản sẽ cao hơn.

- Hạn chế:

+ Giải pháp này sẽ gây khó khăn đối với những học sinh không có năng khiếu vẽ. + Nếu vẽ trước khi học văn bản VHDG: học sinh vẽ tự do theo cảm nhận chủ quan của mình nên phần lớn tranh vẽ không đúng với các chi tiết, hình ảnh trong văn bản. + Nếu giáo viên không khéo léo theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh việc vẽ của học sinh trong giờ dạy học văn bản đọc hiểu thì giờ học khó đạt mục tiêu vì học sinh vẽ chậm, vẽ sai ý tưởng, hoặc học sinh lo vẽ không nghe hướng dẫn của giáo viên.

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 51 - 52)