Sử dụng hình ảnh (ảnh và tranh minh hoạ) được sưu tầm, chọn lọc

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 46 - 49)

II. Giải pháp giúp học sinh người dân tộc thiểu số học tốt văn học dân gian

4.1.1.Sử dụng hình ảnh (ảnh và tranh minh hoạ) được sưu tầm, chọn lọc

4. Giải thích và minh họa bằng hình ảnh trực quan

4.1.1.Sử dụng hình ảnh (ảnh và tranh minh hoạ) được sưu tầm, chọn lọc

4.1. Ứng dụng công nghệ thông tin

4.1.1.Sử dụng hình ảnh (ảnh và tranh minh hoạ) được sưu tầm, chọn lọc

khai thác chủ yếu từ internet

Đối với học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THPT miền núi Nghệ An điều kiện cuộc sống vô cùng khó khăn, rất ít các em được đi tham quan và tiếp xúc với môi trường hiện đại. Một số địa phương còn chưa có điện lưới, khi ra thị trấn để học, các em rất bỡ ngỡ, việc hiểu và nắm bắt được tri thức qua trí tượng tưởng cũng hạn chế nhất là các hình ảnh, các địa danh trong tác phẩm văn học. chính vì thế việc sử dụng hình ảnh và tranh minh hoạ sẽ góp phần rất lớn giúp các em hiểu, cảm nhận và phân tích được cái hay của các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình Ngữ văn 10.

Việc sử dụng hình ảnh (ảnh và tranh minh hoạ) được sưu tầm, chọn lọc qua khai thác chủ yếu từ internet để minh hoạ và gợi đến những vấn nào đó của nội dung bài dạy được triển khai rất phong phú, đa dạng. Nó có thể là dùng hình ảnh để thực hiện ở phần khởi động, phần hình thành kiến thức, phần luyện tập hay phần mở rộng trong nội dung bài dạy, tiết dạy.

Ở bước này, người thầy vừa tổ chức, hướng dẫn các em tìm hiểu những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm VHDG, vừa giới thiệu, minh họa trực tiếp những hình ảnh, những tài liệu ngoài văn bản có liên quan bài học.

Ví dụ 1: Khi dạy bài “Tấm Cám” đối với học sinh ở các trường miền núi thì giáo viên cần đưa các hình ảnh minh hoạ cho các em hiểu như: chiếc yếm đỏ, trầu têm cánh phượng, hình ảnh đi trẩy hội, hình ảnh quả thị… Bởi đây là những hình

Trầu têm cánh phượng Quả thị (tiếng Thái gọi là: mạc hướng) Ví dụ 2: Khi dạy bài “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ” hầu như học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường THPT miền núi Nghệ An sẽ không biết được địa danh Cổ Loa ở đâu và như thế nào. Chính vì thế giáo viên giảng dạy cần đưa hình ảnh sơ đồ địa lý giới thiệu cho các em hình dung. Giáo viên vừa tóm tắt tác phẩm vừa chiếu bản đồ Nghệ An. Sau đó, chỉ cho các em biết đường từ Kỳ Sơn xuống Tương Dương đến Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Yên Thành, ngã ba Diễn Châu; hay từ Quế Phong xuống Quỳ Châu, Quỳ Hợp, thị xã Thái Hoà, ngã ba Diễn Châu; rồi đường từ Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội vào Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vinh – Nghệ An. Nơi vua An Dương Vương dừng ngựa, rút gươm chém Mị Châu rồi theo Rùa Vàng rẽ nước xuống biển chính là đoạn đường từ ngã ba Diễn Châu vào thành phố Vinh. Nhân dân đã lập đền thờ vua An Dương Vương và đặt tên là Đền Cuông. Và giáo viên có thể nói thêm với học sinh: “Lúc nào các em xuống

Vinh, đến đoạn từ Diễn Châu vào Vinh, nếu để ý phía bên tay trái, sẽ nhìn thấy Đền Cuông”.

Ví dụ 3: Khi dạy bài truyện cười “Tam đại con gà” do khác phong tục thờ cúng nên hầu như các em người dân tộc thiểu số ở các trường THPT miền núi Nghệ An sẽ không biết thế nào là “đài âm dương”, “bàn thờ thổ công” nên giáo viên sẽ chiếu các hình ảnh đó và giảng giải cho các em.

Hình ảnh đài âm dương Hình ảnh bàn thờ Thổ Công Ví dụ 4: Khi dạy bài Ôn tập Văn học dân gian ở phần khởi động giáo viên sẽ cho các em học sinh xem một số bức tranh, hình vẽ để đoán tên tác phẩm, từ đó kích thích sự khám phá và giúp các em nhớ lại nhưng tác phẩm đã học, các nhân vật, các chi tiết quan trọng trong tác phẩm.

1 3 TẤM CÁM TAM ĐẠI CON GÀ TRUYỆN ADV VÀ MỊ CHÂU TRỌNG THỦY ĐĂM SAN `từng bước

Một phần của tài liệu SKKN GIẢI PHÁP GIÚP học SINH NGƯỜI dân tộc THIỂU số học tốt văn học dân GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ văn 10 ở các TRƯỜNG THPT MIỀN núi NGHỆ AN (Trang 46 - 49)