Tạo điều kiện để ban đại diện hội cha mẹ học sinh hoạt động hiệu quả

Một phần của tài liệu SKKN BIỆN PHÁP PHỐI hợp với lực LƢỢNG GIÁO dục NGOÀI NHÀ TRƢỜNG TRONG CÔNG tác CHỦ NHIỆM ở TRƢỜNG THPT hà HUY tập (Trang 29 - 30)

c) Trao đổi qua điện thoạ

2.1.2. Tạo điều kiện để ban đại diện hội cha mẹ học sinh hoạt động hiệu quả

Điều 2 của Điều lệ Ban đại diện CMHS đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 55/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu: "Ban đại diện CMHS được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh (sau đây gọi chung là CMHS) đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục". Có Ban đại diện CMHS lớp và Ban đại diện CMHS trƣờng.

Điều 4 quy định về nhiệm vụ của Ban đại diện CMHS lớp gồm phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp CMHS trong năm học; tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dƣỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.

Ban đại diện CMHS lớp có quyền triệu tập các cuộc họp CMHS sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp; tổ chức lấy ý kiến CMHS về biện pháp quản lý, giáo dục học sinh để kiến nghị với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lƣợng giáo dục; phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao...

Nhƣ vậy, theo điều lệ trƣờng phổ thông, ban đại diện hội CMHS có trách nhiệm lớn lao trong công tác giáo dục học sinh. GVCN cần tạo điều kiện để tổ chức này hoạt động hiệu quả.

Về việc thành lập ban đại diện, trƣớc phiên họp đầu năm, GVCN tìm hiểu phụ huynh lớp qua nhiều kênh để nắm bắt sơ bộ đặc điểm CMHS lớp, từ đó dự kiến trƣớc những phụ huynh có thể tham gia ban đại diện. Đó là những ngƣời có trách nhiệm với con, nhiệt tình với tập thể, có nhận thức đúng đắn và mang tính xây dựng, tinh thần hợp tác. Tất nhiên, thực tế cho thấy rất khó khăn cho chủ nhiệm để sớm tìm ra những phụ huynh có đầy đủ những tố chất này, và khi tìm ra đƣợc cũng rất khó khăn để thuyết phục phụ huynh đồng ý vào ban đại diện. Các kênh tìm hiểu là sơ yếu lí lịch học sinh, tìm hiểu trực tiếp qua học sinh, tìm

Một phần của tài liệu SKKN BIỆN PHÁP PHỐI hợp với lực LƢỢNG GIÁO dục NGOÀI NHÀ TRƢỜNG TRONG CÔNG tác CHỦ NHIỆM ở TRƢỜNG THPT hà HUY tập (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)