Xây dựng mô hình lớp học thân thiện, hạnh phúc

Một phần của tài liệu SKKN một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với học sinh tại trường THPT tân kỳ (Trang 41 - 42)

1.1.1.5 .Giáo dục phòng chống bắt nạt

2.3. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với HS

2.3.5. Xây dựng mô hình lớp học thân thiện, hạnh phúc

Mục tiêu:Tạo đƣợc bầu không khí lớp học đoàn kết, thân thiện, các bạn HS trong lớp đƣợc yêu thƣơng, tôn trọng, an toàn, có cảm giác vui vẻ và hạnh phúc mỗi ngày đến lớp, từ đó hạn chế hành vi bắt nạt bằng lời nói.

Cách tiến hành:

Giáo viên biết quan tâm đến hoàn cảnh sống, biết lắng nghe những cảm xúc của các em, trở thành ngƣời bạn lớn và chuyên gia tƣ vấn tâm lý cho HS.

Cuối tuần GVCN cùng một số HS trong lớp đến thăm gia đình của HS để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh của các em nhất là các em hay có hành vi hay bắt nạt bạn khác. Đa số HS trong lớp đi học xa, đƣờng sá thì ghồ ghề, ngày mƣa thì rất bẩn. Những căn nhà cũ kĩ, ở cùng mấy thế hệ, bố mẹ đi làm xa,…Đến đây mới thực sự cảm thấy thƣơng các em, các em đi học đƣợc đã là một sự cố gắng rồi. Từ đó GVCN nói những lời khích lệ các em, tìm hiểu và lắng nghe các em. Giáo viên mở lòng, HS sẽ cảm thấy an toàn và đƣợc yêu thƣơng…Từ đó sẽ cảm hóa đƣợc HS. Có thể không phải ngay lúc đó HS cảm nhận đƣợc và thay đổi. Có những HS ra trƣờng mới nhận ra tấm lòng thầy cô, cố gắng thay đổi bản thân, sống tốt và tích cực hơn. Sự chân thành, tình yêu thƣơng của thầy cô bây giờ có thể tạo ra niềm tin và động lực mở cánh cổng tƣơng lai cho các em, đó là ý nghĩa thực sự của giáo dục.

HS trƣờng THPT đang là thời kì phát triển tâm sinh lý rất mạnh, tập trở thành ngƣời lớn, thích thể hiện cái tôi của mình và đặc biệt đó là phát triển tình yêu nam nữ nên rất cần sự quan tâm và tƣ vấn đúng hƣớng của GVCN. GVCN có thể tìm hiểu, tâm sự với HS trực tiếp, qua bạn bè và ngƣời thân, qua điện thoại hay zalo; facebook…để kịp thời tác động tích cực đến HS đang gặp khó khăn .

Một nguyên nhân khiến các em không hạnh phúc khi đến trƣờng đó là các em hay bị bắt nạt bằng lời nói, tiếp thu chậm, khó nắm bắt kiến thức, khả năng nhớ và tƣ duy kém dẫn đến các em chán học và đi học mang tính chất đối phó, bất cần. Nắm bắt đƣợc tâm lý đó chúng tôi đã xây dựng đƣợc các nhóm học tập, tạo phong trào thi đua giữa các nhóm. GVCN khuyến khích các em HS học yếu trong các giờ ra chơi chủ động học hỏi những bạn học tốt hơn để hiểu bài. Học tập tốt HS sẽ tự tin và hạnh phúc khi đến trƣờng.

- Giáo viên giáo dục HS lớp chủ nhiệm bằng phƣơng pháp kỉ luật tích cực, nói không với xâm phạm thân thể và xúc phạm nhân phẩm HS.

PPKL tích cực là biện pháp giáo dục HS không sử dụng đến các hình thức bắt nạt, bạo lực, trừng phạt mà thay vào đó là sử dụng những hình thức kỉ luật tích cực, phù hợp để giúp HS giảm thiểu những hành vi không phù hợp, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách một cách tốt đẹp, bền vững.

37

Tuy nhiên, giáo viên không đƣợc phớt lờ đi những lỗi của HS. Trong một số trƣờng hợp HS cá biệt, vi phạm nội quy trƣờng lớp, các biện pháp giáo dục ý thức kỉ luật HS tỏ ra bất lực thì các hình thức kỉ luật bằng hình phạt mới đƣợc đƣa vào để giáo dục. Nhƣng không phải xâm phạm thân thể hay xúc phạm đến nhân phẩm HS. Thay vào đó là hình phạt “tích cực” mang tính giáo dục và giá trị nhân văn. Chúng tôi đã sử dụng các hình phạt theo chúng tôi là tích cực nhƣ vệ sinh lớp học, viết cam kết không vi phạm… Nếu HS vẫn không tiến bộ, vi phạm có hệ thống hay bắt nạt bạn, đánh nhau…thì hình thức cao nhất là phải lập hồ sơ kỉ luật lên nhà trƣờng, chiếu theo điều lệ khen thƣởng, kỉ luật của HS THPT để xử lý.

Hình 2.6: Giáo viên chủ nhiệm cùng tham gia trò chơi dân gian với các em HS

Hiệu quả hoạt động:Thông qua hoạt động này trong thời gian qua đã kịp

Một phần của tài liệu SKKN một số giải pháp nhằm giảm thiểu hành vi bắt nạt bằng lời nói đối với học sinh tại trường THPT tân kỳ (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)