Phát triển trí tuệ logic

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG THUYẾT đa TRÍ TUỆ vào dạy học HAI văn bản NGƯỜI lái đò SÔNG đà (NGUYỄN TUÂN) và AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG) NGỮ văn 12 (Trang 27 - 29)

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

2. Vận dụng thuyết đa trí tuệ vào dạy học hai văn bản Người lái đị sơng Đà

2.2. Phát triển các dạng trí tuệ qua dạy học hai văn bản Người lái đị sơng

2.2.3. Phát triển trí tuệ logic

Loại hình trí tuệ này thường phát huy tối đa trong môn học ban Khoa học tự nhiên. Tuy vậy, với bất cứ môn học nào và gồm môn Ngữ văn đều cần hướng đến trí tuệ logic. Tư duy logic giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học tốt hơn đồng thời chính mơn học ngữ văn có thế mạnh trong rèn tư duy lập luận sắc bén, logic. GV hãy yêu cầu học sinh xây dựng hệ thống ý bài làm văn hoặc lập sơ đồ nội dung bài học. Ngồi ra, có thể đưa vấn đề và sử dụng phương pháp tranh luận để dạy học sinh những kiến thức cơ bản của logic học.

Dạy học Người lái đị sơng Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dịng sơng? (Hồng Phủ Ngọc Tường), ta có thể thấy tư duy logic tham gia nhiều khâu

trong quá trình học của HS, từ việc tổ chức trò chơi ráp từ, lập bảng tìm chi tiết miêu tả hình tượng, triển khai hướng đọc hiểu văn bản, đưa ra các bước tìm hiểu văn bản kí, các tiêu chí đánh giá đoạn tùy bút/bút kí hay, hay thiết kế bài thuyết minh tác phẩm,...

Theo chúng tơi, để phát triển trí tuệ logic cả HS đại trà và ưu trội, GV cho HS vẽ lược đồ tư duy khi đọc hiểu Hình tượng sơng Đà, Hình tượng ơng lái đị, hình tượng sơng Hương hoặc ở phần hệ thống lại bài học bởi qua cách xây dựng ý và chọn lọc ý GV đánh giá được ý tứ các em có mạch lạc, bao quát vấn đề hay khơng. Ngồi ra, GV vận dụng vào phần Luyện tập và Vận dụng, GV yêu cầu các em lập dàn ý cho đề văn nghị luận về đoạn kí hay tranh luận về một vấn đề thì hiệu quả cao hơn.

Ở đây, xin trình bày hoạt động Luyện tập - Vận dụng bài dạy Ai đã đặt tên

cho dịng sơng? (Hồng Phủ Ngọc Tường) nhằm hướng tới trí tuệ logic của HS:

Bước 1: Phát hiện trí thơng minh logic của HS (KS chung, Phụ lục 02) Bước 2: Xác định mục tiêu

- Củng cố kiến thức bài học

- Áp dụng kiến thức, kĩ năng vào tình huống mới

- Rèn kĩ năng: thảo luận, trình bày, tranh biện,... về một vấn đề - Phẩm chất: thẳng thắn, trung thực, tự chủ

Bước 3: Thiết kế hoạt động giáo dục, dạy học

+ Thiết kế nhiệm vụ học tập ở lớp: (Giao nhiệm vụ nhóm, HS làm việc cá nhân)

Nhóm 1: Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương trong đoạn “Phải nhiều thế kỉ qua

đi... bát ngát tiếng gà”. Lập dàn ý cho đề văn trên.

Nhóm 2: Cảm nhận vẻ đẹp sơng Hương trong đoạn “Trong những dịng sơng

đẹp... chân núi Kim Phụng”. Lập dàn ý cho đề văn trên.

Nhóm 3: Cảm nhận vẻ đẹp sơng Hương trong đoạn “Từ đây, hình như đã tìm

đúng đường về,... vấn vương của một nỗi lòng”. Lập dàn ý cho đề văn trên.

+ Nhiệm vụ về nhà:

1) Có ý kiến cho rằng: “Sông Hương đến Huế là đến với câu chuyện tình yêu của mình và Hồng Phủ Ngọc Tường viết về sông Hương như viết về một người tình”. Ý kiến của em?

2) Lập bảng so sánh vẻ đẹp hình tượng sơng Hương trong Ai đã đặt tên cho

dịng sơng? và hình tượng sơng Đà trong Người lái đị sơng Đà.

Dưới đây là một sản phẩm ghi vào giấy note của HS (thời gian 5 phút Luyện tập):

Bước 4: Thực hiện

Bước 5: Kiểm tra và phản hồi

Một phần của tài liệu SKKN vận DỤNG THUYẾT đa TRÍ TUỆ vào dạy học HAI văn bản NGƯỜI lái đò SÔNG đà (NGUYỄN TUÂN) và AI đã đặt tên CHO DÒNG SÔNG (HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG) NGỮ văn 12 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)