1.5.1. Chất lượng tín dụng tại một số Ngân hàng
a) Chất lượng tín dụng tại Vietcombank
Vietcombank là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam và có kết quả hoạt động kinh doanh tốt và rất ổn định qua nhiều năm, chất lượng tín dụng duy trì ở mức thấp; là ngân hàng đi đầu xây dựng một hệ thống quản trị ngân hàng hiện đại. Năm 2019, VCB có tổng tài sản đạt 1,222,719 tỷ đồng, tăng 14% so năm 2018; Lợi nhuận đạt 23,122 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2018; Huy động vốn đạt 949,835 tỷ đồng, tăng 16% so năm 2018; Dư nợ cho vay đạt 741,387 tỷ đồng, tăng 16% so năm 2018; Tỷ lệ nợ xấu đạt 0.78%, nợ xấu tuyệt đối là 5.804 tỷ đồng trên tổng dư nợ. Vietcombank là ngân hàng thương mại có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong toàn hệ thống các NHTM ở Việt Nam. Đạt được kết quả trên do VCB quán triệu phương châm hành động “Chuyển đối – Hiệu quả - Bền vững” và quan điểm chỉ đạo điều hành “Kỷ cương – Hành động – Trách nhiệm” được triển khai đồng bộ từ Hội sở đến các chi nhánh, thông qua chiến lược của Ban lãnh Ngân hàng trong công tác quản trị điều hành như:
- Ban hành sổ tay tín dụng
Sổ tay tín dụng là cuốn cẩm nang hệ thống và tổng hợp các quy định chung, các bước cơ bản mà mỗi cán bộ tín dụng cần thực hiện trong quy trình tác nghiệp. Sổ tay tín dụng được xây dựng với mục đích trở thành cơng cụ hỗ trợ quan trọng
cho mỗi cán bộ tín dụng tra cứu để thực hiện phần hành cơng việc của mình một cách nhuần nhuyễn.
- Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay
Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ các khoản vay có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, việc trả nợ, kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng để hạn chế các rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để đảm bảo hoạt động tín dụng ln an tồn, hiệu quả.
- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VCB được xây dựng cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Thơng qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để tiến hành chấm điểm, xếp loại khách hàng từ đó xây dựng các chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng. Mục tiêu của chính sách khách hàng nhằm tăng cường quan hệ, có chính sách ưu tiên về lãi suất, phí, điều kiện tài sản đảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng cao và ngược lại, hạn chế quan hệ tín dụng, tăng cường các biện pháp đảm bảo với các nhóm khách hàng xếp hạng thấp hơn.
- Xây dựng công tác điều hành kinh doanh
Bên cạnh việc linh hoạt đưa ra các giải pháp kinh doanh hiệu quả, đổi mới toàn diện công tác thu hồi và xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, VCB cịn nắm bắt chia sẻ các cơ hội hợp tác kinh doanh với khách hàng.
- Xây dựng công tác quản trị hệ thống
Xúc tiến triển khai các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hồn thiện các quy chế, quy trình nội bộ phù hợp với hoạt động thực tiễn VCB đã đẩy mạnh công tác tổ chức và phát triển màng lưới để mở rộng hoạt động kinh doanh.
Từ việc nâng cao chất lượng tín dụng của VCB chúng ta thấy rằng: để chất lượng tín dụng được nâng cao thì địi hỏi các ngân hàng thương mại phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện chính sách khách hàng và tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt, tổ chức
quản trị điều hành và quản trị rủi ro là những giải pháp quan trọng nhất. b) Chất lượng tín dụng tại ACB
ACB với 27 năm hình thành và phát triển là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp và hơn 9.000 nhân viên làm việc, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019, ACB báo lãi trước thuế 7.516 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước đó, tổng tài sản đạt 383,514 tỷ đồng tăng 16.5% so với 2018, huy động vốn đạt 334,729 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 267,019 tỷ đồng tăng 16.8% so với năm 2018, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 0.73% năm 2018 xuống còn 0.54% năm 2019 và là một trong ba Ngân hàng có mức nợ xấu dưới 1%. Đây thực sự là Ngân hàng có chất lượng tín dụng rất đáng ngưỡng mộ trong giới Ngân hàng, đặc biệt ACB ngày càng quản trị danh mục dư nợ càng tốt hơn và có xu hướng giảm qua các năm.
Để có được kết quả chất lượng tín dụng ấn tượng nêu trên là do ACB hoạt động dựa trên nguyên tắc: tăng trưởng phải bền vững, quản lý ngày càng phải chuyên nghiệp, thu nhập chính đáng và lợi nhuận ở mức hợp lý – Đây chính là tầm nhìn và sứ mệnh của ACB. Theo đó, ACB đã thực hiện đồng bộ các giải pháp:
- Tập trung đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối tượng KH cá nhân, DNNVV là các đối tượng chiếm số lượng lớn trên thị trường, dễ dàng tăng trưởng nhanh, chiếm lĩnh thị trường.
- Xây dựng chính sách tín dụng: thực hiện đồng bộ, xuyên suốt chính sách từ Hội sở đến chi nhánh, là cẩm nang trong việc cấp tín dụng mà tồn bộ CBNV được truyền thơng, đào tạo để tuân thủ thực hiện trong quá trình tiếp cận KH và cấp tín dụng.
- Hệ thống giám sát sau vay cũng được tổ chức bài bản, quy định rõ chức năng nhiệm vụ của đơn vị kinh doanh, hướng dẫn chi tiết về tần suất, mục đích giám sát khoản vay, giám sát hoạt động kinh doanh của KH, giám sát về dòng tiền, về sự thay đổi nhân sự… đưa ra các gợi ý để chuyên viên QHKH dễ dàng khai thác thông tin và nhận diện được các mức rủi ro thấp, trung bình, cao và từ đó có các giải pháp xử lý kịp thời.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ACB dựa trên các tiêu chí có tính chất sàng lọc KH tốt. Ngay từ bước đầu khi thu thập thông tin để đưa vào hệ thống xếp hạng tín dụng đã loại trừ một số KH có hạng thấp từ dưới B và khơng thực hiện cấp tín dụng. Qua đó chọn lọc được KH ngay từ giai đoạn đầu và chỉ cho vay đối với các KH có xếp hạng tốt.
- Quy trình cấp tín dụng của ACB vừa theo mơ hình tập trung hóa tại Hội sở với những khoản vay lớn từ 100 tỷ đồng trở lên, và những khoản vay dưới 100 tỷ đồng vẫn được thực hiện phân tán phê duyệt tại chi nhánh, giá trị cụ thể phân cấp ủy quyền theo quy mô của chi nhánh lớn hay chi nhánh nhỏ/chi nhánh tỉnh. Qua đó, với các đối tượng KH cá nhân hay DNNVV là các khoản vay nhỏ, được thẩm định đánh giá và phê duyệt tại Chi nhánh. Do đó, chi nhánh có thể dễ dàng nắm bắt, am hiểu sâu về đặc điểm hoạt động của khách hàng, từ đó thiết kế điều kiện cấp tín dụng may đo theo KH nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể phát sinh, chi nhánh được giao quyền và chịu chỉ tiêu về kinh doanh cũng sẽ linh hoạt hơn về phê duyệt cấp tín dụng cũng như cơ chế giám sát chặt chẽ hơn đối với các khoản vay tại chi nhánh. Việc thiết kế may đo điều kiện cấp tín dụng đối với các khoản vay nhỏ tại chi nhánh cũng sẽ linh hoạt hơn việc thẩm định tập trung tại Hội sở, thường bị bó hẹp theo các bazem quy định có sẵn, yêu cầu phải áp dụng một số điều kiện với tồn bộ danh mục KH và như thế có thể chưa thực sự phù hợp trong việc cho vay và quản lý khoản vay phù hợp theo đặc điểm KH. Đây cũng là một lợi thế của ACB trong việc chiếm lĩnh thị phần KH DNNVV trên thị trường Việt Nam hiện nay.
1.5.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Quân đội:
- Công tác quản trị hệ thống: Nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động, hoàn
thiện các quy chế, quy định, quy trình nội bộ phù hợp với tình hình hiện nay. Xây dựng các hệ thống, mơ hình cảnh báo sớm nhằm nhận diện sớm các KH có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro và có giải pháp xử lý kịp thời. Đẩy mạnh công tác tổ chức cán bộ, thường xuyên đào tạo và củng cố chấn chỉnh mạng lưới để hoạt động một cách có hiệu quả và an toàn.
Khách hàng tốt hơn, tăng cường các biện pháp nhằm đẩy mạnh thu hồi và xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, nắm bắt chia sẻ các cơ hội hợp tác kinh doanh với khách hàng, thúc đẩy bán chéo giữa các phân khúc khách hàng, xây dựng hệ thống lưu trữ thông tin nhằm check chéo giữa các KH có quan hệ tín dụng tại Ngân hàng Qn đội, đặc biệt là danh mục Doanh nghiệp nhỏ và vừa; các hộ gia đình và cá nhân; đó là những khách hàng truyền thống và là thế mạnh của AgriBank và phải có chính sách chiến lược ổn định và lâu dài đối với khách hàng; đồng thời phát triển mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ hiện đại.
- Nâng cao năng lực hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Thơng qua hệ
thống xếp hạng tín dụng nội bộ để tiến hành chấm điểm, sàng lọc khách hàng ngay từ bước đầu, từ đó xây dựng các chính sách, điều kiện cấp tín dụng phù hợp với từng thang hạng hoặc phân khoảng theo hạng khách hàng.
- Xây dựng một hệ thống quy trình cấp tín dụng cho KHDN chuẩn: Làm cơ sở cho mọi cán bộ trong hệ thống thực hiện có bài bản và thống nhất. Hạn chế những tác nghiệp không đúng xảy ra để nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế rủi ro.
Trên đây là các lý luận cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa, về tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, về chất lượng tín dụng DNNVV trong Ngân hàng thương mại, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng , đồng thời thơng qua kinh nghiệm của các Ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt đã giúp Ngân hàng Qn đội có một số bài học cơ bản trong việc nâng cao chất lượng tín dụng DNNVV.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP