(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chỉ tiêu Số dư % Số dư % Số dư %
Dư nợ thời điểm 71,838 81,812 89,753
Nợ quá hạn 2,126 3.0% 2,754 3.4% 2,545 3.3%
Nợ xấu 901 1.3% 1,117 1.4% 1,138 1.3%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2017 - 2019)
Chất lượng nợ của Khối SME có xu hướng suy giảm, nợ xấu bình quân 1.3%, nợ quá hạn cũng đang ở mức cao trên 3% và có xu hướng tăng lên qua các năm.
Nợ xấu trong danh mục Khách hàng vừa và nhỏ đang tập trung ở một số nhóm ngành có tính chất rủi ro cao như thức ăn chăn nuôi, kinh doanh bất động sản, ô tô vận tải… nguyên nhân nợ xấu chủ yếu do KH bị suy giảm tình hình tài chính, ngành nghề kinh doanh thay đổi do bị ảnh hưởng với chính sách của nhà nước, thị trường chăn nuôi bị ảnh hưởng bởi dịch tả, dịch cúm gia cầm, năng lực quản trị của doanh nghiệp bị suy giảm…
Xu hướng nợ quá hạn, nợ xấu có thể tiếp tục gia tăng trong năm 2020, 2021 do hiện nay kinh tế toàn cầu sụt giảm, ảnh hưởng dịch covid 19 trên toàn cầu, hoạt động kinh doanh trì trệ, sức tiêu thụ giảm đi, hàng loạt các nhà máy lớn trên thế giới bị đóng cửa, các hoạt động vui chơi bị ngừng kinh doanh do giãn cách xã hội, hàng hóa tồn đọng cả về nhu cầu nhập khẩu và xuất khẩu, du lịch ngừng trệ do các nước đều phong tỏa, giới hạn di chuyển tại sân bay đặc biệt các chuyến bay quốc tế…
nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới đều bị ảnh hưởng to lớn, kéo theo các doanh nghiệp vay vốn cũng bị ảnh hưởng do sụt giảm doanh thu mạnh trong khi vẫn phải duy trì các chi phí chung, chi phí nhân cơng…. Ngân hàng nhà nước cũng có cơ chế hỗ trợ cơ cấu các khoản vay cho các đối tượng đặc biệt bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch covid 19.
Các chỉ tiêu phản ánh về tốc độ tăng trưởng và mức độ sinh lời:
Thứ nhất: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng:
Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình qn đều trên 10%, trong đó năm 2018 tăng mạnh 14% so với mức tăng năm 2019 là 10%. Mức tăng trưởng dư nợ cũng không
đồng đều về kỳ hạn vay ngắn hạn so với trung dài hạn, phân tán giữa các tiêu phân khúc khách hàng, cao nhất là khách hàng quy mô vừa. MB cũng đang thực hiện các chiến lược, chương trình hành động nhằm tăng trưởng dư nợ tốt hơn, chiếm lĩnh thị phần về mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ lớn đồng nghĩa với việc có khả năng phải đối mặt với các mức rủi ro có nguy cơ cao hơn trong tương lai.
Thứ hai: Tỷ trọng trong cơ cấu tín dụng