3.1.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội giaiđoạn 2020 - 2025 đoạn 2020 - 2025
- Tầm nhìn: MB phấn đấu trở thành Top 5 NHTM hàng đầu Việt Nam –tiến
tới một Tập đồn tài chính đa năng, trên nền ngân hàng thương mại kết hợp phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tài chính, đầu tư thuộc các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, quản lý tài sản, quản lý quỹ với phương châm “Tăng trưởng đột phá, Hiệu quả và An toàn”.
- Định vị: MB trở thành ngân hàng thuận tiện đối với khách hàng với 3 trụ
cột: Ngân hàng cộng đồng, ngân hàng chuyên nghiệp và ngân hàng giao dịch dựa trên 2 nền tảng: quản trị rủi ro hàng đầu và văn hóa thực thi nhanh hướng tới khách hàng, củng cố 06 giá trị cốt lõi “đoàn kết – kỷ luật – tận tâm – thực thi – tin cậy –
hiệu quả”.
- Chiến lược: Tập trung nguồn lực triển khai 8 dự án chiến lược trọng điểm
(App MB Bank, chuyển đổi và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trên nền tảng số, dự án CRM và Smart RM nhằm củng cố quan hệ khách hàng, chuyển đổi hệ thống BPM NEW gia tăng trải nghiệm cho người dùng và lưu trữ dữ liệu an tồn, vận hành quy trình tín dụng thơng minh, Dự án PD nhằm lượng hóa rủi ro tín dụng và các giải pháp đi kèm, đổi mới phương pháp đào tạo và nâng cao năng lực lãnh đạo, dự án Loyalty gắn kết trung thành khách hàng, marketing số) đảm bảo tiến độ, tạo chuyển dịch chiến lược mạnh mẽ.
- Kinh doanh: Chú trọng khai thác sâu và tập trung phát triển đối tượng
khách hàng ưu tiên theo từng phân khúc, đặc biệt gia tăng thị phần về KH DNNVV trên lãnh thổ Việt Nam. Thiết kế và triển khai mơ hình kinh doanh chú trọng trải nghiệm khách hàng như triển khai dự án NH cộng đồng – SME care. Ưu tiên phát triển sản phẩm dịch vụ trên kênh số. Nâng cấp tính năng app MB bank, One Ofice, Web MB… Triển khai dự án marketing ngân hàng số nhằm thay đổi căn bản hình ảnh và cách thức tiếp cận thị trường của MB. Chú trọng thiết kế sản phẩm theo phương pháp luận mới, triển khai mơ hình innvation lab. Hồn thiện các mơ hình kinh doanh bán kẻm ưu tiên phát triển thẻ, bancas, hoạt động ngân hàng đầu tư IB, khách hàng FDI.
- Công tác quản trị hệ thống: Cải tiến phương pháp luận và cách thức triển
khai cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ dựa trên bản đồ rủi ro, nhằm phòng ngừa triệu để các rủi ro phát sinh. Cải cách hành chính mạnh mẽ, cải tiến quy trình tín dụng, nâng cao hệ thống quản lý thẻ tín dụng. Quy hoạch giảm 30% hệ thống quy định nội bộ tại MB. Triệt để áp dụng SLA, đo lường thời gian E2E phục vụ khách hàng khi sử dụng các sản phẩm lõi của MB. Nâng cao giá trị thương hiệu, tăng cường marketing gắn với chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của KH.
3.1.2. Phương hướng nâng cao chất lượng tín dụngkhách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Quân đội giai đoạn 2020-2023
Mục tiêu phát triển đối với DNNVV: Số lượng DNNVV tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15%, trong đó tập trung gia tăng thị phần số lượng khách hàng doanh nghiệp siêu nhỏ từ lên đến 40% thị trường vào năm 2025 (hiện tại là 18%). Tốc độ tăng trưởng dư nợ DNNVV từ 12-15% hàng năm phù hợp theo định hướng của Ngân hàng nhà nước từng thời kỳ. Kiểm sốt chất lượng tín dụng duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1.3%, nợ quá hạn dưới 2.0%
Việc ứng dụng các khung chính sách, cơng cụ quản trị rủi ro vào hoạt động quản trị nội bộ, hướng tới cân bằng thu nhập – rủi ro đã được các ngân hàng đặc biệt quan tâm, đặc biệt là khi thế giới, trong đó có Việt Nam, bắt đầu bước vào cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0. Đón đầu xu hướng đó, MB xác định "Nâng cao năng lực quản trị rủi ro vượt trội" là 1 trong 4 nhóm chuyển dịch chiến lược của mình giai đoạn 2020-2025, thực hiện đồng bộ trên các phương diện:
- Tập trung các giải pháp phát triển kinh doanh gắn với kiểm sốt chặt chẽ chất lượng tín dụng. MB đã tổ chức ứng dụng mơ hình 3 vịng bảo vệ vào hoạt động quản trị của ngân hàng đảm bảo phân tách rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tránh chồng chéo, tăng ý thức trách nhiệm của toàn ngân hàng trong việc nhận diện, đánh giá, theo dõi và kiểm sốt rủi ro. Trong đó, các khâu tiềm ẩn rủi ro xung đột lợi ích như bán hàng, thẩm định, phê duyệt và hỗ trợ tín dụng được thực hiện bởi các đơn vị độc lập nhau, đảm bảo khách quan, minh bạch. MB đã tổ chức tập trung tại Hội sở các chức năng: thẩm định, phê duyệt, hỗ trợ tín dụng; kế tốn - tài chính, nhân sự, cơng nghệ thơng tin nhằm kiểm sốt tốt rủi ro, hạn chế phát sinh lỗi do sai sót/cố ý vi phạm của các bộ phận lien quan. Theo đó, các chi nhánh của MB được giải phóng nguồn lực tối đa để phát triển kinh doanh, nhưng vẫn đảm bảo rủi ro được kiểm sốt khi quy mơ kinh doanh và khối lượng khách hàng ngày càng lớn.
- Khung quản trị rủi ro tiếp tục được kiện toàn đảm bảo quản lý toàn diện các loại rủi ro trọng yếu trong hoạt động của ngân hàng (rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, rủi ro công nghệ, rủi ro pháp lý…) theo các thông lệ tốt, thông lệ quốc tế của Ủy ban Basel, COSO; ISO. MB tập trung triển khai xây dựng các mơ hình đo lường rủi ro
tín dụng PD (xác suất vỡ nợ), LGD (tỷ lệ tổn thất khi khách hàng vỡ nợ), EAD (giá trị chịu rủi ro khi KH vỡ nợ) theo tiêu chuẩn nâng cao (AIRB - Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao) của Basel 2.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào hoạt động quản trị rủi ro. Điểm nhấn của việc ứng dụng các phần mềm quản trị rủi ro là tính kết nối cao với nhu cầu kinh doanh, đảm bảo một phần mềm phục vụ đa dạng các nhu cầu của ngân hàng. Đồng thời, MB cũng đã chủ động xây dựng và đưa vào ứng dụng phần mềm tính tốn tài sản có rủi ro theo Basel 2, cung cấp cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và đưa ra các quyết định về phân bổ vốn.
- Tại MB, từng cán bộ, nhân viên đều ý thức được trách nhiệm nhận diện, đánh giá, kiểm soát, giảm thiểu rủi ro trong từng giao dịch, từ đó xem xét, cân nhắc các yếu tố rủi ro trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, việc cảnh báo rủi ro và chia sẻ, truyền đạt bài học kinh nghiệm được MB thực hiện thường xuyên, liên tục, đổi mới sáng tạo phương thức truyền thông nhằm giúp các cán bộ nhân viên nâng cao ý thức tuân thủ các quy định pháp luật, quy định/quy trình nội bộ.