Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu ở chó bị viêm tử cung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 59 - 63)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Một số chỉ tiêu huyết học trên chó mắc bệnh viêm tử cung

4.4.3. Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu ở chó bị viêm tử cung

4.4.3.1. Số lượng bạch cầu

Bạch cầu cũng là các tế bào máu nhưng có kích thước lớn hơn hồng cầu. chức năng sinh lý của bạch cầu là bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào, đáp ứng miễn dịch và tạo interferon. Số lượng bạch cầu trong máu thường ít hơn nhiều so với hồng cầu và không ổn định, phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể (tăng sau ăn, sau vận động, có thai,…) và biến đổi mạnh trong các trường hợp bệnh lý. Bạch cầu thường tăng trong trường hợp viêm nhiễm cấp tính đặc biệt là bệnh bạch cầu đa sinh. Số lượng bạch cầu giảm khi cơ thể bị nhiễm độc, nhiễm phóng xạ, suy tim… do đó có thể căn cứ vào số lượng bạch cầu tăng hoặc giảm để chẩn đoán và điều trị bệnh đạt kết quả.

Theo dõi số lượng bạch cầu ở chó khỏe và chó viêm tử cung trên máy Hema Screen- 18 (bảng 4.8) chúng tôi thấy : ở chó viêm tử cung số lượng bạch cầu trung bình tăng lên tới 16,61 ± 0,86 giga/l, dao động trong khoảng 14,92 – 20,05 giga/l. Trong khi đó số lượng bạch cầu trung bình ở chó khỏe là 10,56 ± 0,73 giga/l, dao động trong khoảng 8,42 – 14,31 giga/l.

Hiện tượng bạch cầu tăng cao trong máu ở chó viêm tử cung theo chúng tôi là do sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh vào cơ thể kích thích cơ quan tạo máu và cơ quan đáp ứng miễn dịch sản sinh nhiều bạch cầu để tiêu diệt mầm bệnh.

4.4.3.2. Công thức bạch cầu

Công thức bạch cầu là tỉ lệ phần trăm của từng loại bạch cầu trên tổng số bạch cầu. Công thức bạch cầu của các loài động vật không giống nhau. Trong cùng một loài thì công thức bạch cầu tương đối ổn định.

Công thức bạch cầu thay đổi do một số yếu tố: nếu mắc các bệnh về nhiễm trùng thì bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân sẽ tăng lên đột ngột. Nếu mắc các bệnh ký sinh trùng đường ruột thì bạch cầu ái toan tăng. Mỗi loại bạch cầu có chức năng khác nhau, tăng hoặc giảm trong các bệnh là khác nhau. Trong chẩn đoán bệnh không chỉ dựa vào số lượng bạch cầu mà còn phải dựa vào công thức bạch cầu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, phân loại bạch cầu có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán. Thường người ta xét tỉ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu:

-Bạch cầu trung tính: Là các tế bào bạch cầu cỡ trung bình có các nhân

bất thường và nhiều hạt có chức năng khác nhau trong tế bào. Là loại bạch cầu

thường thấy khi xét nghiệm máu gia súc, chiếm 65% trong tổng số bạch cầu. Bạch cầu này có chức năng thực bào mạnh và thường tăng lên trong các trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn gây ra như viêm phổi, nhiễm trùng, ung thư, lao tiến triển, cơ thể bị tổn thương; giảm trong các bệnh do virus, nhiễm độc Hg,…

- Lymphocyte (lâm ba cầu): Tế bào lympho nhỏ, hình tròn có một nhân lớn trong một lượng nhỏ tế bào chất. Được tạo ra từ ủy xương, một số ít ở lách và hạch lâm ba. Có chức năng bảo vệ cơ thể bằng các phản ứng miễn dịch. Lymphocyte tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính, các bệnh do virus, các bệnh nhiễm trùng cấp ở thời kỳ chuyển biến tốt,… Lymphocyte giảm trong các trường hợp nhiễm khuẩn cấp, ung thư đường tiêu hóa, đường hô hấp…

- Bạch cầu ái toan: tế bào hình tròn, có nguyên sinh chất và nhân. Chiếm 9% tổng số bạch cầu, tăng trong các bệnh ký sinh trùng đường ruột, u ác tính, bệnh ở cơ quan tạo máu thời kỳ phục hồi. Bạch cầu ái toan giảm khi bị nhiễm độc, trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính.

- Bạch cầu ái kiềm: số lượng rất ít từ 0 – 1 % tổng số bạch cầu, thường tăng trong các bệnh viêm mãn tính.

- Bạch cầu đơn nhân lớn: số lượng từ 2 – 2,5% tổng số bạch cầu, có chức năng chủ yếu là cùng với bạch cầu trung tính thực bào. Bạch cầu đơn nhân tăng trong các trường hợp bệnh truyền nhiễm mãn tính, các quá trình nhiễm trùng huyết, bệnh của máu,… và giảm trong các bệnh bại huyết cấp tính, các bệnh mà bạch cầu trung tính tăng nhiều,…(Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch, 1997).

Bảng 4.8. Số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu ở chó mắc bệnh viêm tử cung và chó khỏe

Đối tượng Số lượng bạch

cầu (giga/l)

Công thức bạch cầu (%)

Đơn nhân lớn Lâm ba cầu Bạch cầu

trung tính Bạch cầu ái toan Bạch cầu ái kiềm Chó khỏe (n = 20) X mx 10,56 ± 0,73 4,86 ± 0,15 28,13 ± 0,43 60,29 ± 1,23 5,67 ± 0,21 1,03 ± 0,09 Dao động 8,42 - 14,31 3 - 9 17 - 32 55 - 68 2 - 10 0 - 2 Chó bị viêm tử cung (n = 32) X mx 16,61 ± 0,86 8,54 ± 0,17 34,96 ± 0,96 52,38 ± 1,54 3,35 ± 0,11 0,76 ± 0,10 Dao động 14,92 - 20,05 5 - 14 24 - 40 44 - 70 1 - 6 0 - 2 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 > 0,05 download by : skknchat@gmail.com

Theo dõi sự thay đổi công thức bạch cầu ở chó khỏe mạnh bình thường và chó viêm phổi (bảng 4.8) chúng tôi thấy:

Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn ở chó khỏe trung bình là 4,86 ± 0,15%, dao động từ 3 – 9%. Ở chó viêm tử cung tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn trung bình là 8,54 ± 0,17%, dao động từ 5 – 14%.

Tỷ lệ lâm ba cầu ở chó khỏe trung bình là 28,13 ± 0,43%, dao động từ 17 – 32%. Tỷ lệ lâm ba cầu ở chó viêm tử cung trung bình là 34,96 ± 0,96%, dao động từ 24 – 40%.

Tỷ lệ bạch cầu trung tính ở chó khỏe trung bình là 60,29 ± 1,23%, dao động từ 55 – 68%. Tỷ lệ bạch cầu trung tính ở chó viêm tử cung trung bình là 52,38 ± 1,54%, dao động từ 44 – 70%.

Tỷ lệ bạch cầu ái toan ở chó khỏe trung bình là 5,67 ± 0,21%, dao động từ 2 – 10%. Ở chó viêm tử cung tỷ lệ bạch cầu ái toan trung bình là 3,35 ± 0,11%, dao động từ 1 – 6%.

Tỷ lệ bạch cầu ái kiểm ở chó khỏe trung bình là 1,03 ± 0,09%, dao động từ 0 – 2%. Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm ở chó viêm tử cung là 0,76 ± 0,10%, dao động từ 0 – 2%.

Như vậy khi chó bị viêm tử cung thì công thức bạch cầu có sự thay đổi so với công thức bạch cầu trong máu chó khỏe. Tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu ở chó viêm tử cung cao hơn tỷ lệ này ở chó khỏe (tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn cao hơn so với chó khỏe 3,68%; tỷ lệ lâm ba cầu cao hơn ở chó khỏe 6,83%). Tỷ lệ bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm đều thấp hơn so với tỷ lệ các loại bạch cầu này trong máu chó khỏe mạnh bình thường.

Bạch cầu trung tính là bạch cầu giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực bào, tiêu diệt vi khuẩn để bảo vệ cơ thể. Bạch cầu trung tính là bạch cầu đầu tiên di chuyển đến vị trí vi khuẩn xâm nhập thực hiện chức năng thực bào, do vậy thường tăng trong những trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính. Trong trường hợp nhiễm khuẩn mãn tính thường tăng về số lượng bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu. Những trường hợp chó bị viêm tử cung đến khám và điều trị tại phòng khám thường mắc bệnh một thời gian khá dài, đến khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng mới được chủ phát hiện và cho đi khám. Điều này giải thích cho hiện tượng tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu ở chó viêm tử cung cao hơn so với tỷ lệ hai loại bạch cầu này ở chó khỏe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)