Tổn thương bệnh lý ở tử cung chó bệnh dưới hình ảnh siêu âm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 64)

Bình thường lòng tử cung là một khoang ảo vì bề mặt là hai lớp tế bào nội mạc áp sát nhau. Dưới hình ảnh siêu âm, tử cung bình thường có khoang cho hồi âm đồng nhất, vùng ngoại biên cho hồi âm trống.

Ở những chó bị viêm tử cung qua siêu âm chúng tôi ghi nhận các đặc điểm về hình ảnh siêu âm như sau: Vùng thành tử cung tăng âm, tạo nên một viền trắng sáng, ảnh siêu âm cho thấy thành tử cung dày lên. Vùng trong lòng tử cung giảm hồi âm, tạo nên một vùng màu đen đậm, ảnh siêu âm cho thấy vùng này chứa nhiều dịch viêm. Nếu dịch trong tử cung loãng như nước thì giảm âm nhiều, ảnh siêu âm chỉ ra một vùng đen rõ ràng. Nếu dịch trong tử cung đặc thì giảm âm không nhiều, ảnh siêu âm chỉ ra một vùng hơi đen. Ranh giới giữa vùng tăng âm và vùng giảm âm là ranh giới giữa thành tử cung và dịch bên trong. Kích thước của vùng giảm âm cho thấy khối lượng dịch viêm cũng như độ lớn của tử cung, từ đó có thể đánh giá được tình trạng bệnh lý, đưa ra tiên lượng cũng như phác đồ điều trị thích hợp cho từng ca bệnh.

Theo Nguyễn Văn Nghĩa (2009), trong bệnh viêm tử cung (viêm dạng kín), lòng tử cung tích nhiều dịch. Ảnh siêu âm cho thấy trong lòng tử cung cho một vùng hồi âm hỗn hợp hay hồi âm trống. Siêu âm thấy đường kính tử cung lớn hơn so với bình thường.

Trong quá trình siêu âm chẩn đoán viêm tử cung, cần phân biệt hình ảnh tử cung bị viêm với có thai.

Hình ảnh tử cung bị viêm trên màn hình hiển thị là một vùng hồi âm hỗn hợp hoặc hồi âm trống thể hiện khối chất lỏng bất thường (dịch viêm) bên trong.

Hình ảnh tử cung chứa thai hiển thị các bọc thai riêng rẽ, trong bọc có các khoảng tăng âm rõ là hình ảnh của thai, vùng hồi âm trống bao bọc xung quanh là hình ảnh dịch ối, lớp màng ối của thai có cấu trúc bờ rõ ràng, hiển thị là những đoạn âm vang. Trên màn hình hiển thị có thể nhìn thấy cử động của thai và sự hoạt động của tim cho phép đánh giá sơ bộ tình trạng sức khỏe.

Hình 4.1. Tử cung chó bị viêm trên màn hình siêu âm

Hình 4.2. Tử cung chó bình thường trên màn hình siêu âm 4.5.2. Bệnh tích đại thể ở tử cung chó mắc bệnh viêm tử cung

Tại phòng khám một số mẫu tử cung được thu thập từ chó khoẻ qua yêu cầu triệt sản của chủ nuôi thì thấy tử cung có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 5-7 mm, thành dày 1-2 mm, bên trong lòng tử cung trơn láng không chứa vật thể gì lạ.

Hình 4.3. Tử cung chó cái bình thường

Các trường hợp viêm tử cung được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa, quan sát bệnh tích đại thể ở tử cung chó bệnh sau khi phẫu thuật chúng tôi thấy: tử cung sưng to, thành tử cung dày lên, không thấy rõ mạch máu trên thành, thiết diện sừng tử cung lớn, trong lòng tử cung chứa mủ, dịch viêm có thể lẫn với máu, niêm mạc xuất huyết, có trường hợp tử cung xuất huyết nhưng không chứa mủ.

Hình 4.4. Tử cung chó bị viêm có thành dày, lòng tử cung có mủ lẫn máu

Các trường hợp viêm tử cung dạng kín, dịch viêm không thoát ra bên ngoài được, chúng tôi thấy tử cung thường căng to, lòng tử cung tích đầy mủ, thành tử cung mỏng, mạch máu nổi rõ trên thành tử cung.

Một số hình ảnh tử cung của chó mắc bệnh viêm tử cung sau phẫu thuật

Hình 4.5. Tử cung chó bị viêm có sừng cung dày, lòng tử cung tích mủ

Hình 4.6. Tử cung chó bị viêm căng phồng, lòng tử cung tích mủ, mạch máu nổi rõ trên thành tử cung

Hình 4.7. Chó bị viêm tử cung có thành tử cung mỏng, mạch máu nỗi rõ, lòng tử cung chứa đầy mủ

Hình 4.8. chó bị viêm tử cung có niêm mạc tử cung dày, xuất huyết, lòng tử cung có nhiều dịch viêm

4.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ PHÁC ĐỒ

4.6.1. Đánh giá hiệu quả điều trị của Prostagladin phối hợp với kháng sinh trong điều trị bảo tồn bệnh viêm tử cung ở chó (thử nghiệm 1) trong điều trị bảo tồn bệnh viêm tử cung ở chó (thử nghiệm 1)

Trong quá trình điều trị, bệnh súc được chúng tôi ghi nhận khỏi bệnh là những chó có kết quả chẩn đoán hết sốt, ăn uống bình thường, không còn dịch chảy từ âm đạo, bụng không to bất thường và kiểm chứng bằng kỹ thuật siêu âm ổ bụng không còn thấy dịch viêm tích lại bên trong tử cung. Hiệu quả điều trị được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Hiệu quả điều trị của thử nghiệm 1

Nội dung so sánh Phác đồ 1.1 Phác đồ 1.2

Tổng số con điều trị 12 11

Tổng số con khỏi 8 6

Tỷ lệ khỏi (%) 66,67 54,54

Số ngày điều trị khỏi trung bình 6,33 7,36

Ở cả hai phác đồ điều trị, chúng tôi sử dụng kháng sinh Amogen là kháng sinh kết hợp của Amoxycillin và Gentamicin. Amoxycillin ức chế sinh tổng hợp ở vách tế bào vi khuẩn, có tác dụng lên các vi khuẩn ở dạng sinh sản, phát triển. Gentamicin là kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid, tác dụng kháng khuẩn mạnh với vi khuẩn Gram(+) và Gram(-), kể cả các chủng đã nhờn với các thuốc thuộc nhóm Penicillin. Đặc trị viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa, niệu dục, mô mềm, viêm vú, viêm dạ con tích mủ… Ở phác đồ 1.1 sử dụng prostaglandin liều 0,2mg/kg TT, IM, liều cố định. Phác đồ 1.2 không sử dụng prostaglandin. Kết hợp với các thuốc hỗ trợ khác, sau thử nghiệm chúng tôi có những nhận định sau: Tỉ lệ khỏi bệnh ở phác đồ 1.1 cao hơn phác đồ 1.2. Thời gian khỏi bệnh của phác đồ 1.1 ngắn hơn phác đồ 1.2 (6,33 ngày so với 7,36 ngày). Sở dĩ như vậy theo chúng tôi là do ảnh hưởng của prostaglandin làm co bóp nhẹ nhàng tử cung như co bóp sinh lý đẩy dịch viêm và các sản phẩm trung gian ra ngoài làm cơ tử cung nhanh phục hồi. Thời gian khỏi bệnh ở phác đồ 1.1 ngắn hơn 1,03 ngày so với phác đồ1.2. Như vậy có thể kết luận rằng việc dùng prostaglandin liều 0,2mg/kg

TT, IM trong điều trị bệnh viêm tử cung hiệu quả hơn khi không dùng prostaglandin.

4.6.2. Đánh giá tác dụng liều Prostaglandin trong điều trị bảo tồn bệnh viêm tử cung ở chó (thử nghiệm 2) tử cung ở chó (thử nghiệm 2)

Trong thử nghiệm 2, kết hợp với các thuốc kháng sinh, trợ sức, trợ lực, chúng tôi sử dụng Prostaglandin ở cả hai phác đồ điều trị (liều 0,1 => 0,5mg/kg TT, IM, liều tăng dần trên phác đồ 2.1; liều 0,2mg/kg TT, IM, cố định ở phác đồ 2.2). Kết quả điều trị chúng tôi trình bày ở bảng 4.11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.11. Hiệu quả điều trị của thử nghiệm 2

Nội dung so sánh Phác đồ 2.1 Phác đồ 2.2

Tổng số con điều trị 13 12

Tổng số con khỏi 10 8

Tỷ lệ khỏi (%) 76,92 66,67

Số ngày điều trị khỏi trung bình 5,85 6,33

Tỉ lệ khỏi bệnh ở phác đồ 2.1 cao hơn tỉ lệ khỏi bệnh ở phác đồ 2.2 do sử dụng prostaglandin với liều tăng dần. Ngày thứ 4 của phác đồ 2.1, prostaglandin được sử dụng với liều cao nhất, khi đó nồng độ prostaglandin trong máu đạt đỉnh cao nên tác động sinh học của thuốc ở mức cao nhất (làm giãn nở cổ tử cung, tăng co bóp tử cung và giảm lượng progesterone) nên tỉ lệ hết bệnh cao hơn khi dùng liều cố định (0,2mg/kg TT). Số ngày khỏi bệnh ở phác đồ 2.1 ngắn hơn phác đồ 2.2 là 0,48 ngày. Như vậy có thể kết luận rằng khi phối hợp với kháng sinh thì việc dùng prostaglandin với liều tăng dần trong điều trị bệnh viêm tử cung hiệu quả hơn khi dùng prostaglandin liều cố định.

4.6.3. Kết quả đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung trên chó giữa hai phương pháp bảo tồn và phẫu thuật hai phương pháp bảo tồn và phẫu thuật

Tùy vào tình trạng chó bị viêm tử cung nặng hay nhẹ, viêm dạng kín hay dạng hở, cũng như yêu cầu của chủ gia súc muốn điều trị bảo tồn để tiếp tục sinh sản hay cắt bỏ, theo dõi cả hai phương pháp điều trị viêm tử cung bảo tồn và điều trị viêm tử cung cắt bỏ bằng phẫu thuật ngoại khoa, kết quả được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Hiệu quả điều trị viêm tử cung ở chó bằng hai phương pháp bảo tồn và phẫu thuật Phác đồ Số chó điều trị (con) Khỏi (số con) Tỷ lệ (%) Không khỏi (số con) Tỷ lệ (%) Chết (số con) Tỷ lệ (%) Bảo tồn 36 24 66,67 12 33,33 0 0,0 Phẫu thuật 23 20 86,96 0 0,0 3 13,04

Kết quả từ bảng 4.12 cho thấy tỉ lệ khỏi bệnh giữa hai phương pháp điều trị có sự khác biệt nhau. Phương pháp điều trị ngoại khoa có tỉ lệ khỏi bệnh là 86,96% cao hơn phương pháp điều trị bảo tồn (66,67%).

Đối với phương pháp bảo tồn: thường điều trị trên những chó bị viêm tử nhẹ, dạng hở. Những chó bị viêm tử cung dạng kín không điều trị bằng phương pháp này tránh nguy cơ vỡ tử cung do đặc tính của thuốc gây co bóp cơ tử cung. Đối với chó điều trị bằng phương pháp bảo tồn, sau khi hết một liệu trình điều trị 5-7 ngày mà vẫn chưa khỏi hoàn toàn hoặc không có tiến triển tốt, tiến hành siêu âm lại lần hai để xác định lượng dịch và tình trạng viêm của tử cung. Nếu lượng dịch còn không nhiều, tiếp tục điều trị bằng liệu trình trước đó, nếu tình trạng viêm tiến triển không rõ rệt, phương án phẫu thuật cắt bỏ tử cung là phương pháp hiệu quả nhất

Phương pháp phẫu thuật: điều trị trên những chó viêm tử cung dạng kín, các trường hợp viêm nặng hoặc phẫu thuật theo yêu cầu của chủ gia súc. Phương pháp phẫu thuật cho hiệu quả điều trị cao hơn phương pháp bảo tồn theo chúng tôi là do khi cắt bỏ tử cung buồng trứng thì tất cả nguồn bệnh, độc tố được loại bỏ nhanh, lượng độc tố trong máu giảm mạnh. Khi điều trị bằng phương pháp bảo tồn thì lượng độc tố trong máu giảm chậm. Khi kháng sinh phát huy tác dụng thì một lượng lớn mầm bệnh bị chết khi đó lượng độc tố được giải phóng thấm vào máu làm cho tình trạng bệnh trở nên xấu đi.

Có 3 ca bị chết sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ 13,04%. Những chó bị chết đều do bệnh nặng và thể trạng yếu trước khi mổ. Chó bị chết ngay sau mổ là chó đã bị vỡ tử cung và nhiễm trùng phúc mạc do dịch tiết tích tụ quá nhiều trong tử cung.

Hai phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung tại phòng khám cho thấy đối với bệnh viêm tử cung, cách điều trị hiệu quả nhất là phương pháp phẫu thuật ngoại khoa, tiến hành cắt bỏ hoàn toàn tử cung và buồng trứng.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các bệnh sinh sản thường gặp ở chó cái tại phòng khám.

Bệnh viêm tử cung gặp nhiều ở những chó không sinh sản hoặc chó có tuổi cao, tỷ lệ mắc bệnh ở giống chó ngoại cao hơn so với giống chó nội.

Biểu hiện triệu chứng thường thấy nhất trong bệnh viêm tử cung ở chó là chảy dịch viêm từ âm đạo, ngoài ra còn một số biểu hiện khác như biếng ăn, bụng chướng to, uống nhiều nước, nôn mửa...

Các chỉ tiêu huyết học ở máu chó mắc bệnh viêm tử cung có sự biến đổi so với chó khỏe: Các chỉ tiêu về hồng cầu và huyết sắc tố của chó mắc bệnh viêm tử cung đều thấp hơn các chỉ tiêu này của chó bình thường. Bạch cầu tổng số trong máu chó mắc bệnh viêm tử cung cao hơn bạch cầu tổng số trong máu chó khỏe. Ở chó mắc bệnh viêm tử cung tỷ lệ bạch cầu đơn nhân lớn và lâm ba cầu tăng trong khi tỉ lệ các loại bạch cầu trung tính, bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm đều giảm so với tỷ lệ các loại bạch cầu này trong máu chó khỏe. Hàm lượng đường huyết của chó mắc bệnh viêm tử cung thấp hơn hàm lượng đường huyết của chó bình thường. Hoạt độ enzym GOT, GPT trong máu chó viêm tử cung cao hơn so với hoạt độ các enzym này trong máu của chó bình thường.

Tổn thương bệnh lý: Hình ảnh tử cung bị viêm trên màn hình siêu âm là những vùng hồi âm trống thể hiện khối chất lỏng bất thường (dịch viêm) bên trong tử cung. Kích thước vùng hồi âm trống cho thấy khối lượng dịch viêm cũng như tình trạng viêm.Bệnh tích đại thể: tử cung sưng to, thành tử cung dày lên, lòng tử cung chứa dịch viêm, có thể lẫn với máu, niêm mạc xuất huyết. Các trường hợp viêm tử cung dạng kín thấy tử cung thường căng to, lòng tử cung tích đầy mủ, thành tử cung mỏng, mạch máu nổi rõ trên thành tử cung.

Hiệu quả điều trị: Điều trị chó mắc bệnh viêm tử cung theo phương pháp bảo tồn thì việc sử dụng prostaglandin liều 0,1mg/kg TT đến 0,5mg/kg TT (IM) kết hợp với những loại thuốc khác cho hiệu quả điều trị tốt hơn so với không dùng prostaglandin. Điều trị bệnh viêm tử cung trên chó theo phương pháp ngoại khoa và kết hợp dùng kháng sinh cho kết quả điều trị cao hơn khi điều trị bằng phương pháp bảo tồn.

5.2. KIẾN NGHỊ

Triệt sản với những chó không có ý định cho sinh sản.

Cần áp dụng chẩn đoán siêu âm đối với các trường hợp chó nghi ngờ viêm tử cung.

Điều trị theo phương pháp ngoại khoa trong bệnh viêm tử cung ở chó để cho hiệu quả điều trị cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Đặng Đình Tín (1986). Sản khoa và bệnh sản khoa thú y. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

2. Đinh Thế Dũng, Trần Hữu Côi, Bùi Xuân Phương, Nguyễn Văn Thanh (2011). “Kết quả bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học giống chó H’Mông cộc đuôi”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, Hội Chăn nuôi Việt Nam. (3). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đỗ Hiệp (1994). Chó cảnh nuôi dạy và chữa bệnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Đỗ Đức Việt, Trịnh Thị Thơ Thơ (1997). “Một số chỉ tiêu huyết học ở chó”. Tập san khoa học trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

5. Hoàng Nghĩa (2005). Chó – người bạn trung thành của mọi người. Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

6. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997). Giáo trình Bệnh nội khoa gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Huỳnh Thị Bạch Yến, 2006. Khảo sát một số hằng số sinh hoá sinh lý máu và nước tiểu trên chó. Luận án Tiến Sỹ Nông Nghiệp. Trường đại Học Nông Lâm Tp.HCM. 8. Huỳnh Văn Kháng (2003). Bệnh ngoại khoa gia súc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp

Hà Nội.

9. Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Lê Bá Mùi, Lê Mộng Loan (1996). Sinh lý học gia súc. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Như Pho (1995). Giáo trình nội chuẩn. Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Văn Nghĩa, 2009. Bài giảng X quang và siêu âm Thú y. Khoa Chăn Nuôi Thú y. Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Văn Thanh (1999). Một số chỉ tiêu sinh sản và bệnh đường sinh dục cái thường gặp trên đàn trâu các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Luận án tiến sỹ nông nghiệp. 13. Nguyễn Văn Thanh, Vũ Như Quán, Nguyễn Hoài Nam (2012). Giáo trình bệnh

của chó mèo. Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1992). Kỹ thuật nuôi chó cảnh. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

15. Phạm Sỹ Lăng, Trần Minh Châu, Hồ Đình Chúc (2006). Kỹ thuật nuôi chó và phòng bệnh cho chó. Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.

16. Phạm Thị Xuân Vân (1982). Giáo trình giải phẫu gia súc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

17. Sử Thanh Long, Trần Lê Thu Hằng (2015). Ứng dụng siêu âm trong chẩn đoán bệnh viêm tử cung ở chó nuôi trên địa bàn Hà Nội và phác đồ điều trị. Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015. 13 (1). tr. 23-30.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 64)