Bệnh viêm tử cung trên chó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 33 - 36)

2.2.2 .Bộ phận sinh dục trong

2.5. Bệnh viêm tử cung trên chó

Viêm tử cung là quá trình bệnh lý thường xảy ra trên gia súc cái sinh sản. Viêm phá hủy các tế bào tổ chức của các lớp (các tầng) của tử cung gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản ở cơ thể cái làm ảnh hưởng lớn, thậm trí làm mất khả năng sinh sản của gia súc cái.

2.5.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung trên chó

Nguyên nhân do hậu quả của quá trình sinh đẻ, sót nhau, sảy thai, thai chết, máu và dịch thẩm xuất tích lại trong tử cung, âm đạo chó tạo điều kiện cho vi khuẩn từ cổ tử cung xâm nhập vào gây bệnh. Các vi khuẩn thường gặp là tụ cầu khuẩn Staphylococcus, liên cầu khuẩn Streptococcus, E. coli dung huyết và Klebsiella.

Do sự loạn chức năng của buồng trứng và sự tăng tiết Progesterone gây ra sau quá trình động dục hoặc do sử dụng thuốc ngừa thai của người là Depo- provera với thành phần là Medroxyprogesterone làm hàm lượng Progesterone tăng cao.

Trong trường hợp chó mèo đẻ khó, phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ hoặc phẫu thuật không đúng quy trình kỹ thuật làm niêm mạc tử cung bị sây sát, vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây ra viêm nội mạc tử cung.

Do quá trình viêm lan tăng dần từ âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc do nhiễm phân.

2.5.2. Cơ chế gây bệnh viêm tử cung trên chó

Bệnh viêm tử cung là hậu quả của sự tăng sinh nang nội mạc tử cung, tích dịch và bị nhiễm trùng sinh mủ. Tùy theo tình trạng dịch viêm ở bên trong tử cung có chảy ra ngoài qua đường âm đạo hay không (cổ tử cung đóng hoặc mở) mà người ta chia viêm tử cung làm hai dạng là viêm tử cung dạng mở và viêm tử cung dạng đóng.

Khi cổ tử cung mở trong các giai đoạn động dục, giao phối, sinh đẻ nghĩa là hàng rào vật lý bảo vệ đã bị phá vỡ, vi khuẩn qua cổ tử cung đi vào bên trong tử cung. Khi hết giai đoạn động dục, cổ tử cung đóng lại giữ vi khuẩn ở bên trong, sinh sôi phát triển gây viêm.

Khi nồng độ hormone progesterone tăng cao bất thường, khi đó lớp nội mạc tử cung rất nhạy cảm với progesterone sẽ hình thành các nang, tăng tiết dịch, nhất là ở thời điểm sau động dục, làm cho dịch tích lại trong tử cung và tế bào trở nên dễ bị cảm nhiễm. Khi cổ tử cung mở, những vi khuẩn có sẵn ở cơ quan sinh dục sẽ dễ dàng đi vào bên trong qua cổ tử cung. Nếu tử cung bình thường, môi trường bên trong tử cung sẽ chống lại được sự sinh tồn của vi khuẩn. Ngược lại, khi lớp nội mạc tử cung dày lên, có chứa nhiều tế bào dễ bị cảm nhiễm, cơ tử cung giảm co bóp nên không tống được vi khuẩn ra ngoài, đó là điều kiện tốt cho

vi khuẩn sinh mủ tồn tại và phát triển gây viêm. E.coli, Staphylococcus, Streptococcus là những vi sinh vật có liên hệ phổ biến nhất. Theo Nguyễn Văn Thanh (1999), có 3 thể viêm tử cung:

Viêm nội mạc tử cung (Endometritis): là quá trình viêm xảy ra trong lớp niêm mạc của tử cung, là thể viêm nhẹ nhất trong các thể viêm. Có hai dạng viêm là viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ và viêm nội mạc tử cung thể màng giả.

Viêm cơ tử cung: là quá trình viêm xảy ra ở lớp cơ tử cung, nghĩa là quá trình viêm đã được xuyên qua lớp niêm mạc của tử cung đi vào phá huỷ tầng giữa (lớp cơ vòng và cơ dọc của tử cung). Thường do kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả, là thể viêm tương đối nặng trong các thể viêm tử cung.

Viêm tương mạc tử cung: là quá trình viêm xảy ra ở lớp ngoài cùng (lớp tương mạc của tử cung) do quá trình viêm lan từ viêm cơ và viêm nội mạc tử cung. Đây là thể viêm nặng nhất và khó điều trị nhất.

2.5.3. Chẩn đoán bệnh viêm tử cung trên chó

Dựa vào lịch sử bệnh lý, dấu hiệu lâm sàng như có triệu chứng bệnh toàn thân sau khi đẻ, dịch tiết bất thường chảy ra từ âm đạo. Khi sờ nắn vùng bụng cảm giác tử cung phình to.

Chẩn đoán bằng X-quang và siêu âm để xác định xem tình trạng tử cung, thành tử cung dày lên, có thể chứa dịch bên trong.

Đếm tế bào máu ta có thể thấy sự tăng bạch cầu chưa trưởng thành. Lấy dịch tiết đem nhuộm có thể thấy tế bào biểu mô, sự thoái hóa của bạch cầu và vi khuẩn.

Bảng 2.1. Chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung Các triệu chứng Viêm nội mạc Viêm cơ Viêm tương mạc Các triệu chứng Viêm nội mạc Viêm cơ Viêm tương mạc

Sốt (0C) Sốt nhẹ Sốt cao Sốt rất cao Dịch viêm Màu Mùi Trắng, xám Tanh Hồng, nâu đỏ Tanh thối Nâu rỉ sắt Thối khắm

Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ Rất đau, kèm theo triệu chứng viêm phúc mạc Nguồn: Giáo trình môn sinh sản gia súc

Để chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung người ta dựa vào các triệu chứng điển hình ở cục bộ và toàn thân. Việc chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung có một ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng những phác đồ điều trị thích hợp với từng thể viêm nhằm đạt kết quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn, chi phí cho điều trị thấp, đặc biệt là đảm bảo khả năng sinh sản cho con cái.

2.5.4. Điều trị bệnh viêm tử cung trên chó

Truyền dịch trong trường hợp con vật bị mất nước hoặc bị sốc.

Dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng, nhất là những kháng sinh có khuynh hướng chống lại E.coli như:

- Cephalosporin với liều 20-40 mg/kg ngày 2-3 lần cho uống hoặc tiêm. - Enrofloxacin với liều 5-15 mg/kg ngày uống hai lần hoặc 5mg/kg ngày một lần tiêm dưới da trong năm ngày.

- Prostaglandin F2α liều 0,25 mg/kg ngày 2 lần, tiêm dưới da, trong 2-3 ngày hoặc Oxytocin 5-20 đơn vị tiêm bắp một lần để đẩy những chất chứa trong tử cung ra.

Cắt bỏ buồng trứng và tử cung trong trường hợp chó có biểu hiện bệnh trầm trọng và chó không cần sinh đẻ nữa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 33 - 36)