Các bệnh sản khoa thường gặp trên chó cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 29)

2.4.1. Đẻ khó

Theo Tô Du và Xuân Giao (2006), đẻ khó là vấn đề khá phổ biến với chó mèo, đặc biệt là những giống chó mèo nhỏ nuôi để làm cảnh. Vì vậy ta phải nhận định và can thiệp kịp thời.

• Nguyên nhân gây bệnh

Do khiếm khuyết của cơ tử cung, bất thường trong quá trình biến dưỡng, xoang chậu hẹp, thai quá lớn, thai chết, tư thế thai bất thường …

• Chẩn đoán

Theo Huỳnh Văn Kháng (2003), gia súc có nhiệt độ hạ sau 24 giờ mà chưa thấy đẻ.

Thành bụng co thắt mạnh từ 1 đến 2 giờ mà không thấy thai nào ra. Đã đẻ được mà con tiếp theo sau 1 đến 2 giờ không thấy ra tiếp. Mang thai quá lâu mà chưa thấy đẻ (> 60 ngày).

Tiền sử đẻ khó, con ra không hết, bị vướng lại.

• Điều trị

Tiêm oxytocin, sau 30 phút chưa thấy đẻ được thì tiêm thêm một mũi nữa. Mổ đẻ: gây mê rồi mổ và lấy thai ra.

2.4.2. Bệnh chửa giả

Chó mang thai giả là một hiện tượng rối loạn giai đoạn tiền kinh nguyệt, đây là triệu chứng bệnh hay gặp ở chó cái trong độ tuổi sinh sản. Cơ thể của chó cái có biểu hiện giống như đang mang thai nhưng trên thực tế trong tử cung lại không có bào thai. Tình trạng này xảy ra hoàn toàn tự nhiên và thường bắt gặp ở những cá thể đã từng bị hư thai trước đó.

• Nguyên nhân

Do hoạt động kéo dài của thể vàng.

Sự mang thai giả gây ra bởi những thay đổi cơ chế tiết hormone. Trong cơ thể chó bình thường hệ thống tái sản xuất hormone là bình thường, khi có sự

thay đổi chủ yếu là giảm bớt Progesteron và sự tăng tiết Prolactin là nguyên nhân của chửa giả.

Do quá trình điều trị: khi ta sử dụng quá nhiều chế phẩm có Progesteron để điều trị các bệnh khác một cách không liên tục.

Ở những trường hợp mang thai khác, sự viêm nhiễm của tuyến vú, ung thư vú, sự tích tụ nước trong xoang bụng, cơ quan bộ phận tăng sinh hay tử cung viêm nhiễm cũng gây nên hội chứng chửa giả.

•Triệu chứng

Dấu hiệu rõ ràng nhất khi chó mang thai giả chính là phần bụng căng và to dần trong tuần thứ 6-12, tuyến vú phát triển như chó mang thai, núm vú vắt ra sữa và ngày một tăng dần về kích thước.

Ngoài hình dáng, tính cách của cún cũng thay đổi khi bồn chồn, đứng ngồi không yên, luôn tìm cách phòng vệ và lo lắng cho thai.

Liếm vào cơ thể khu vực thành bụng như đang mang bầu. Rối loạn tiêu hóa và nhiệt độ của cơ thể thấp hơn bình thường.

Sau khoảng 60 ngày chó cái làm tổ ở nơi tối, coi đồ chơi hay giầy dép như là con của chı́nh mı̀nh.

Con vật có biểu hiê ̣n rối loa ̣n tiêu hoá, sốt cao hay thân nhiê ̣t hơi thấp. Tìm chỗ đẻ nhưng thực ra không có thai trong bụng. Lúc này ta phải tìm hiểu bê ̣nh bằng cách sờ nắn thành bụng, nghe tim thai bằng cách đặt tai nghe vào hàng vú thứ 2 từ dưới lên, nếu có thai sẽ nghe thấy nhịp đập của tim thai cao gấp 2 lần của mẹ, ngoài ra có thể siêu âm xem có thai hay không.

•Điều trị

Dopamine progestin: cho uống, có tác dụng ức chế tiết Prolactin của thuỳ trước tuyến yên và giảm mức thụ cảm của các mô đı́ch đối với Prolactin bằng những ancaloid chế từ nấm cựa gà. Việc tı̀m ra loa ̣i thuốc này được coi như mô ̣t cuô ̣c cách ma ̣ng trong điều trị hiê ̣n tượng chửa giả ở chó.

Bromocryptin: là một hóa chất thường được sử dụng để giảm bớt sự sản xuất sữa nhưng có ảnh hưởng tới dạ dày.

Testosteron: tiêm bắp liều 10-50mg chống chảy máu, suy nhược, còi co ̣c của chó, kết thúc hiê ̣n tương chửa giả nhanh chóng.

Oestrogen: tiêm bắp liều 1-2mg/con, tiêm 3 lần mỗi lần cách nhau 48 tiếng để làm ngưng tra ̣ng thái chó chửa.

Progesteron: Tiêm bắp cho chó liều 2-5mg/lần, thường phối hợp với vitamin E liều 2mg/kg thể tro ̣ng.

Prolan B: Tiêm bắp liều 500 UI cho chó dưới 25kg và liều 1000 UI cho chó trên 25kg.

Estrumate (tác du ̣ng tương tự như Prostagladin): tiêm bắp liều 0,3ml/lần, có tác du ̣ng nhanh chóng kết thúc hiê ̣n tượng mang thai giả ở chó.

2.4.3. Bệnh sa âm đạo

Là trường hợp âm đạo bị sưng phù và bị lồi ra bên ngoài qua âm hộ. Tình trạng này khá phổ biến ở chó cái sinh sản trong giai đoạn lên giống hoặc xắp lên giống.

•Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh sa âm đạo trên chó như: yếu tố di truyền, Oestrogen tăng cao, tiểu khó và táo bón, chó gặp khó khăn khi chuyển dạ, sự kéo mạnh của chó đực sau giai đoạn xuất tinh, âm đạo triển dưỡng có thể gây viêm âm đạo và dẫn đến sa âm đạo…

•Triệu chứng

Mô viêm hồng hoặc đỏ vùng âm hộ Tiểu khó hoặc rên đau khi tiểu Mất khả năng sinh sản

Không chịu giao phối mặc dù đang động dục Xuất hiện khối lồi ở âm đạo

•Xử lý

Lau rửa vệ sinh bằng nước muối sinh lý 0,9% ,tránh vận động mạnh gây tổn thương.

Can thiệp bằng phẫu thuật.

2.4.4. Bệnh sát nhau

Bình thường sau khi đẻ trong vòng 1 – 2 giờ nhau thai con sẽ bong ra, nếu quá thời gian kể trên mà nhau không ra thì gọi là bệnh sát nhau. Bệnh sát nhau hay gặp ở chó, ít khi thấy ở mèo.

•Nguyên nhân

Sau khi đẻ tử cung co bóp yếu do trong thời gian con mẹ mang thai nhất là những tháng cuối chó mẹ thiếu vận động, thức ăn thiếu khoáng.

Chó mẹ quá gầy hoặc quá béo, đẻ quá nhiều con, con quá to, nước ối quá nhiều.

Viêm núm nhau, viêm niêm mạc tử cung hoặc màng thai bị viêm làm cho nhau mẹ và nhau con bị dính lại với nhau.

Do kế phát từ bệnh sảy thai truyền nhiễm bởi vi trùng Brucella hay phẩy khuẩn Vibrio fortus.

•Triệu chứng

Có hai thể sát nhau:

Sát nhau không hoàn toàn: là một bộ phận màng thai còn dính chặt với niêm mạc tử cung, còn một phần nhau treo lủng lẳng ở mép âm môn.

Sát nhau hoàn toàn: là toàn bộ nhau thai còn ở trong tử cung. Chó cái bị sát nhau thường có biểu hiện:

Ăn uống kém, thân nhiệt tăng, lượng sữa giảm có khi con vật ngừng tiết sữa, vật bệnh biểu hiện đau đớn thường cong lưng rặn.

Sau 24 – 48 giờ nhau thai sẽ bị hoại tử. Lúc này từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài một hỗn dịch bao gồm dịch rỉ viêm, niêm dịch và các tế bào núm nhau bị hoại tử có màu đỏ nâu và có mùi hôi thối đặc trưng, con vật rất dễ lâm vào tình trạng huyết nhiễm trùng hay huyết nhiễm độc và rất dễ bị tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

• Điều trị

Rửa sạch bộ phận sinh dục phía ngoài bằng các dung dịch sát trùng nhẹ, cắt bỏ những phần nhau thai lòng thòng phía ngoài. Sau đó sử dụng các loại thuốc sau:

Oxytoxin: tiêm dưới da liều 1 – 2 ml/con/ngày, tiêm một lần kết hợp với tiêm truyền dung dịch glucoza 5% 15 – 20 ml/kg thể trọng.

Thụt vào tử cung Rivanol 0,1 %, thuốc tím 0,1% liều 100 – 300 ml/lần. Sau khi thụt rửa cần kích thích hoặc chờ cho dung dịch thụt rửa đẩy hết ra ngoài rồi bơm kháng sinh vào tử cung.

2.4.5. Bệnh vô sinh

• Nguyên nhân

Chủ yếu do cấu tạo bộ phận sinh dục không bình thường. Ở chó cái thường do sừng tử cung nhỏ hơn bình thường, buồng trứng không phát triển, âm hộ, âm đạo nhỏ bé gây khó khăn cho việc phối giống. Ở chó đực thường do dịch hoàn không có đủ hai hay một dịch hoàn ẩn trong xoang bụng, dịch hoàn không tụt xuống bao dịch hoàn, dịch hoàn không cân đối, có dấu hiệu teo dịch hoàn, bao dương vật quá hẹp, hay bị tổn thương cản trở dương vật thò ra, tinh loãng, thời gian giao phối không đúng lúc.

• Điều trị

Kích thích cho bộ phận sinh dục phát triển.

Huyết thanh ngựa chửa hay còn gọi là PMS (Pregnant Mare seum) được chế từ máu ngựa cái có chửa 50-100 ngày. Trong huyết thanh ngựa chửa có 2 loại kích tố đó là FSH và SH

Ở gia súc đực: Kích tố FSH có tác dụng tăng cường phát dục thượng bì ống sinh tinh tạo ra tinh trùng

Kích tố LH thúc đẩy sự phát dục của tổ chức kẽ ở tinh hoàn để tiết ra Androgen gây nên sự kích dục của con đực

Huyết thanh ngựa chửa: tiêm bắp thịt cho chó liều 500-1000UI, 3 ngày tiêm 1 lần, tiêm nhắc lại 4 lần.

Ở gia súc cái: FSH có tác dụng kích thích trứng chín, sau đó LH có tác dụng tiếp theo là kích thích rụng trứng.

Tỷ lệ FSH/LH phải thích hợp (LH lớn hơn) thì sự rụng trứng được dễ dàng. Huyết thanh ngựa chửa kích thích gia súc chửa nhiều thai, đẻ nhiều con. Huyết thanh ngựa chửa: tiêm bắp thịt cho chó cái liều 600UI/ngày, tiêm nhắc lại 6 lần liền. Trong trường hợp chó cái có cơ quan sinh dục kém phát triển, buồng trứng nhỏ nên không động dục hay không động dục trở lại sau khi cai sữa.

2.5. BỆNH VIÊM TỬ CUNG TRÊN CHÓ

Viêm tử cung là quá trình bệnh lý thường xảy ra trên gia súc cái sinh sản. Viêm phá hủy các tế bào tổ chức của các lớp (các tầng) của tử cung gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản ở cơ thể cái làm ảnh hưởng lớn, thậm trí làm mất khả năng sinh sản của gia súc cái.

2.5.1. Nguyên nhân gây bệnh viêm tử cung trên chó

Nguyên nhân do hậu quả của quá trình sinh đẻ, sót nhau, sảy thai, thai chết, máu và dịch thẩm xuất tích lại trong tử cung, âm đạo chó tạo điều kiện cho vi khuẩn từ cổ tử cung xâm nhập vào gây bệnh. Các vi khuẩn thường gặp là tụ cầu khuẩn Staphylococcus, liên cầu khuẩn Streptococcus, E. coli dung huyết và Klebsiella.

Do sự loạn chức năng của buồng trứng và sự tăng tiết Progesterone gây ra sau quá trình động dục hoặc do sử dụng thuốc ngừa thai của người là Depo- provera với thành phần là Medroxyprogesterone làm hàm lượng Progesterone tăng cao.

Trong trường hợp chó mèo đẻ khó, phải can thiệp bằng tay hay dụng cụ hoặc phẫu thuật không đúng quy trình kỹ thuật làm niêm mạc tử cung bị sây sát, vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây ra viêm nội mạc tử cung.

Do quá trình viêm lan tăng dần từ âm đạo, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc do nhiễm phân.

2.5.2. Cơ chế gây bệnh viêm tử cung trên chó

Bệnh viêm tử cung là hậu quả của sự tăng sinh nang nội mạc tử cung, tích dịch và bị nhiễm trùng sinh mủ. Tùy theo tình trạng dịch viêm ở bên trong tử cung có chảy ra ngoài qua đường âm đạo hay không (cổ tử cung đóng hoặc mở) mà người ta chia viêm tử cung làm hai dạng là viêm tử cung dạng mở và viêm tử cung dạng đóng.

Khi cổ tử cung mở trong các giai đoạn động dục, giao phối, sinh đẻ nghĩa là hàng rào vật lý bảo vệ đã bị phá vỡ, vi khuẩn qua cổ tử cung đi vào bên trong tử cung. Khi hết giai đoạn động dục, cổ tử cung đóng lại giữ vi khuẩn ở bên trong, sinh sôi phát triển gây viêm.

Khi nồng độ hormone progesterone tăng cao bất thường, khi đó lớp nội mạc tử cung rất nhạy cảm với progesterone sẽ hình thành các nang, tăng tiết dịch, nhất là ở thời điểm sau động dục, làm cho dịch tích lại trong tử cung và tế bào trở nên dễ bị cảm nhiễm. Khi cổ tử cung mở, những vi khuẩn có sẵn ở cơ quan sinh dục sẽ dễ dàng đi vào bên trong qua cổ tử cung. Nếu tử cung bình thường, môi trường bên trong tử cung sẽ chống lại được sự sinh tồn của vi khuẩn. Ngược lại, khi lớp nội mạc tử cung dày lên, có chứa nhiều tế bào dễ bị cảm nhiễm, cơ tử cung giảm co bóp nên không tống được vi khuẩn ra ngoài, đó là điều kiện tốt cho

vi khuẩn sinh mủ tồn tại và phát triển gây viêm. E.coli, Staphylococcus, Streptococcus là những vi sinh vật có liên hệ phổ biến nhất. Theo Nguyễn Văn Thanh (1999), có 3 thể viêm tử cung:

Viêm nội mạc tử cung (Endometritis): là quá trình viêm xảy ra trong lớp niêm mạc của tử cung, là thể viêm nhẹ nhất trong các thể viêm. Có hai dạng viêm là viêm nội mạc tử cung thể cata cấp tính có mủ và viêm nội mạc tử cung thể màng giả.

Viêm cơ tử cung: là quá trình viêm xảy ra ở lớp cơ tử cung, nghĩa là quá trình viêm đã được xuyên qua lớp niêm mạc của tử cung đi vào phá huỷ tầng giữa (lớp cơ vòng và cơ dọc của tử cung). Thường do kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả, là thể viêm tương đối nặng trong các thể viêm tử cung.

Viêm tương mạc tử cung: là quá trình viêm xảy ra ở lớp ngoài cùng (lớp tương mạc của tử cung) do quá trình viêm lan từ viêm cơ và viêm nội mạc tử cung. Đây là thể viêm nặng nhất và khó điều trị nhất.

2.5.3. Chẩn đoán bệnh viêm tử cung trên chó

Dựa vào lịch sử bệnh lý, dấu hiệu lâm sàng như có triệu chứng bệnh toàn thân sau khi đẻ, dịch tiết bất thường chảy ra từ âm đạo. Khi sờ nắn vùng bụng cảm giác tử cung phình to.

Chẩn đoán bằng X-quang và siêu âm để xác định xem tình trạng tử cung, thành tử cung dày lên, có thể chứa dịch bên trong.

Đếm tế bào máu ta có thể thấy sự tăng bạch cầu chưa trưởng thành. Lấy dịch tiết đem nhuộm có thể thấy tế bào biểu mô, sự thoái hóa của bạch cầu và vi khuẩn.

Bảng 2.1. Chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung Các triệu chứng Viêm nội mạc Viêm cơ Viêm tương mạc

Sốt (0C) Sốt nhẹ Sốt cao Sốt rất cao Dịch viêm Màu Mùi Trắng, xám Tanh Hồng, nâu đỏ Tanh thối Nâu rỉ sắt Thối khắm

Phản ứng đau Đau nhẹ Đau rõ Rất đau, kèm theo triệu chứng viêm phúc mạc Nguồn: Giáo trình môn sinh sản gia súc

Để chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung người ta dựa vào các triệu chứng điển hình ở cục bộ và toàn thân. Việc chẩn đoán phân biệt các thể viêm tử cung có một ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng những phác đồ điều trị thích hợp với từng thể viêm nhằm đạt kết quả điều trị cao, thời gian điều trị ngắn, chi phí cho điều trị thấp, đặc biệt là đảm bảo khả năng sinh sản cho con cái.

2.5.4. Điều trị bệnh viêm tử cung trên chó

Truyền dịch trong trường hợp con vật bị mất nước hoặc bị sốc.

Dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng, nhất là những kháng sinh có khuynh hướng chống lại E.coli như:

- Cephalosporin với liều 20-40 mg/kg ngày 2-3 lần cho uống hoặc tiêm. - Enrofloxacin với liều 5-15 mg/kg ngày uống hai lần hoặc 5mg/kg ngày một lần tiêm dưới da trong năm ngày.

- Prostaglandin F2α liều 0,25 mg/kg ngày 2 lần, tiêm dưới da, trong 2-3 ngày hoặc Oxytocin 5-20 đơn vị tiêm bắp một lần để đẩy những chất chứa trong tử cung ra.

Cắt bỏ buồng trứng và tử cung trong trường hợp chó có biểu hiện bệnh trầm trọng và chó không cần sinh đẻ nữa.

2.6. CÁC CHỈ TIÊU LÂM SÀNG CHÍNH Ở CHÓ 2.6.1. Thân nhiệt 2.6.1. Thân nhiệt

Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể động vật và người. Nhiệt độ này có thể thay đổi theo nhiệt độ của môi trường (ở động vật biến nhiệt), hoặc không thay đổi theo môi trường (ở động vật đẳng nhiệt).

Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt ở chó đo được ở trực tràng là

37,50C - 39,50C. Trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi và sự thay đổi

thân nhiệt tuỳ thuộc vào tính chất bệnh lý và mức độ bệnh.

Theo Nguyễn Như Pho (1995), nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay đổi bởi các yếu tố: tuổi tác (con non nhiệt độ cao hơn con trưởng thành), giới tính (chó cái cao hơn chó đực). Sự vận động cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của chó như chó vận động nhiều thân nhiệt cao hơn chó ít vận động. Thân nhiệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 29)