Các chỉ tiêu lâm sàng chín hở chó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 36 - 41)

2.2.2 .Bộ phận sinh dục trong

2.6. Các chỉ tiêu lâm sàng chín hở chó

2.6.1. Thân nhiệt

Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể động vật và người. Nhiệt độ này có thể thay đổi theo nhiệt độ của môi trường (ở động vật biến nhiệt), hoặc không thay đổi theo môi trường (ở động vật đẳng nhiệt).

Ở trạng thái sinh lý bình thường, thân nhiệt ở chó đo được ở trực tràng là

37,50C - 39,50C. Trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi và sự thay đổi

thân nhiệt tuỳ thuộc vào tính chất bệnh lý và mức độ bệnh.

Theo Nguyễn Như Pho (1995), nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay đổi bởi các yếu tố: tuổi tác (con non nhiệt độ cao hơn con trưởng thành), giới tính (chó cái cao hơn chó đực). Sự vận động cũng ảnh hưởng đến thân nhiệt của chó như chó vận động nhiều thân nhiệt cao hơn chó ít vận động. Thân nhiệt của cơ thể chó vào buổi sáng sớm thấp hơn buổi chiều, chệnh lệch giữa 2 buổi

khoảng 0,2 - 0,50C.

nhiệt và thải nhiệt. Sự mất cân bằng này gây nên hai trạng thái khác nhau giảm thân nhiệt và tăng thân nhiệt.

Giảm thân nhiệt: là tình trạng mất nhiệt của cơ thể, gây rối loạn cân bằng giữa sản nhiệt và thải nhiệt, làm cho thân nhiệt giảm xuống, tỷ số giữa SN/TN < 1. Trong sinh lý có hiện tượng giảm thân nhiệt gặp ở động vật ngủ đông. Trong trường hợp bệnh lý sự giảm thân nhiệt gặp ở trong những trường hợp sau: khi nhiệt độ bên ngoài thấp đặc biệt độ ẩm cao có gió lùa, do một số loại hóa chất, tá dược tác động hoặc tổn thương do phóng xạ, do mất máu… Đặc biệt là ở động vật non, già yếu và gầy còm dễ bị nhiễm lạnh do trung khu điều hòa nhiệt chưa hoàn thiện hoặc suy kiệt.

Thân nhiệt tăng: là tình trạng cơ thể tích lũy nhiệt do hạn chế quá trình thải nhiệt vào môi trường hoặc do tăng sản nhiệt cũng có khi phối hợp cả hai. Sự tăng thân nhiệt gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao (gặp trong cảm nóng, cảm nắng). Ngoài ra sự tăng thân nhiệt còn gặp trong các bệnh truyền nhiễm: do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng đường máu.

2.6.2. Tần số hô hấp

Tần số hô hấp là số lần hô hấp trong 1 phút. Thường đếm số lần hô hấp trong 2 - 3 phút rồi lấy số bình quân. Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, giới tính, tuổi, tầm vóc, trạng thái dinh dưỡng, trạng thái làm việc, trạng thái sinh lý, thời tiết, khí hậu và trạng thái bệnh lý…

Ở trạng thái sinh lý bình thường chó con có tần số hô hấp từ 18 - 20 lần/phút. Chó trưởng thành: giống chó to có tần số hô hấp từ 10 đến 20 lần/phút. Chó nhỏ có tần số hô hấp từ 20 - 30 lần/phút.

Chó thở thể ngực và tần số hô hấp còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Nhiệt độ bên ngoài: khi thời tiết quá nóng nên chó phải thở nhanh để thải nhiệt, ở chó nhịp thở có thể lên tới 100 - 160 lần/phút.

Thời gian trong ngày: ban đêm và sáng sớm thú thở chậm hơn, buổi trưa và buổi chiều thú thở nhanh hơn.

Tuổi tác: con vật càng lớn tuổi thì tần số hô hấp càng chậm.

Ngoài ra những con mang thai hoặc sợ hãi cũng làm tần số hô hấp tăng lên. Khi ở trạng thái bệnh lý thì tần số hô hấp thay đổi. Tần số hô hấp tăng gặp trong các trường hợp hẹp diện tích và thể tích của phổi (viêm phổi, lao phổi), làm mất đàn tính của phổi (phổi khí thũng), những bệnh hạn chế phổi hoạt động (đầy hơi

dạ dày, ruột), những bệnh gây sốt cao, bệnh thiếu máu nặng, bệnh tim, bệnh thần kinh hay quá đau đớn. Giảm tần số hô hấp gặp trong những bệnh làm hẹp thanh quản, hẹp khí quản (viêm, phù thũng), ức chế thần kinh nặng (viêm não, vỏ não, xuất huyết não, ký sinh trùng ở não), do trúng độc, chức năng thận bị rối loạn, bệnh gan nặng, liệt sau đẻ, sắp chết.

2.6.3. Tần số tim

Tim co bóp cả ngày lẫn đêm và suốt cả một đời theo một nhịp điệu nhất định gọi là một chu kỳ. Khi tim co bóp gọi là tâm thu và khi tim giãn được gọi là tâm trương. Tần số tim mạch được quy định bằng số lần tim co bóp trong một phút. Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý, bệnh lý cơ thể cũng như của tim.

Ở trạng thái sinh lý bình thường: Chó con: 200 - 220 lần/phút, chó trưởng thành: 70 - 120 lần/phút, chó già: 70 - 80 lần/phút .

Khi yếu tố bệnh lý tác động vào cơ thể sẽ làm rối loạn sự điều tiết hoạt động tim mạch dẫn đến những thay đổi bệnh lý về tim mạch. Tim đập nhanh có tác dụng làm tăng lưu lượng máu nhằm đáp ứng nhu cầu về máu do cơ thể đòi hỏi. Song tim đập nhanh kéo dài sẽ có tác dụng ngược lại gây tổn hại đối với cơ tim, bởi vì khi tim đập nhanh thì thời gian tâm trương sẽ ngắn lại, như vậy tim không được nghỉ đầy đủ. Ngoài ra tuần hoàn vành bị hạn chế (máu dồn vào động mạch vành trong thì tâm trương). Như vậy cơ tim vừa làm việc căng thẳng vừa nuôi dưỡng kém, mệt mỏi dần sẽ yếu đi.

Tần số tim mạch nhanh thường trong các bệnh có kèm theo sốt cao. Khi thân

nhiệt tăng 10C thì nhịp tim có thể tăng từ 8 - 10 nhịp. Tần số mạch tăng do các bệnh

truyền nhiễm cấp tính, viêm cấp tính, viêm cơ tim, viêm bao tim, các trường hợp thiếu máu. Những bệnh gây đau đớn, thần kinh bị kích thích, trúng độc.

2.6.4. Máu và thành phần của máu

2.6.4.1. Chức năng sinh lý của máu

Máu là tấm gương phản ánh tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của cơ thể. Máu là nguồn gốc của hầu hết các chất dịch trong cơ thể: dịch nội bào, dịch gian bào, dịch bạch huyết và dịch não tuỷ. Tổng lượng máu gồm 54% máu lưu thông và dự trữ ở gan 20%, lách 16%, mao mạch dưới da 10%.

Máu đảm nhiệm rất nhiều chức năng khác nhau vì nó là chất dịch mang

từ mô bào đến phổi để thải ra ngoài; mang các chất dinh dưỡng hấp thu từ hệ tiêu hóa đến mô bào, tổ chức để nuôi dưỡng, cung cấp năng lượng và là nguyên liệu để sinh tổng hợp các chất của cơ thể; mang các sản phẩm của quá trình trao đổi

chất như CO2, ure, axít uric... mang đến phổi, thận, da, mật để thải ra ngoài. Máu

làm nhiệm vụ điều hoà thân nhiệt. Máu giữ chức năng điều hoà và duy trì cân bằng nội môi như nước, pH, áp suất thẩm thấu; máu mang các hóc môn và các chất sinh ra từ cơ quan này đến cơ quan khác, góp phần vào sự điều hoà trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển, đảm bảo sự cân bằng nội môi; máu mang các loại kháng thể và các loại bạch huyết có khả năng ngăn cản, tiêu diệt vi khuẩn và những mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

2.6.4.2. Thành phần của máu

Máu gồm 2 thành phần chính: thành phần dịch thể là huyết tương và thành phần hữu hình là huyết cầu.

a.Huyết tương (plasma)

Huyết tương chiếm khoảng 60% trong máu, có màu vàng nhạt do sắc tố caroten hoặc xantophin tạo ra.

Trong huyết tương tỷ lệ nước chiếm 90 – 92%, vật chất khô chiếm 8 – 10%. Trong vật chất khô có các hợp chất hữu cơ như: Protein, đường, một số enzim, một số men, các hạt mỡ, hormon và muối khoáng.

b.Thành phần hữu hình

•Hồng cầu

Hồng cầu của gia súc có hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân.

Màng hồng cầu là màng lipoprotein có tính bền vững, thẩm thấu chọn lọc, có khả năng đàn hồi tốt.

Thành phần của hồng cầu: 90% H2O và 10% vật chất khô.

Chức năng của hồng cầu là vận chuyển O2, CO2 và các chất dinh dưỡng, điều

hòa pH máu. Khi hồng cầu bị phân hủy dùng để tổng hợp nên các chất khác như sắc tố mật.

Ở trạng thái sinh lý, do hồng cầu non được sinh ra không ngừng nên số lượng hồng cầu trong máu ít thay đổi. Số lượng hồng cầu thay đổi theo giống, lứa tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng và trạng thái cơ thể. Ví dụ: ở người nam 5 - 6

triệu/mm3 máu; ở nữ 4 - 5 triệu/mm3 máu; ở chó, mèo 6 - 8 triệu/mm3 máu.

Bạch cầu là những tế bào có nhân và bào tương, kích thước thay đổi từ 5- 20 µm, có khả năng di động theo kiểu amip. Bạch cầu chia làm hai loại chính là bạch cầu có hạt và bạch cầu không hạt

Bạch cầu không hạt: là những tế bào bạch cầu mà trong bào tương không có hạt hoặc chỉ có những hạt rất nhỏ. Bạch cầu không hạt có 2 loại: Lâm ba cầu (lymphocyte) và bạch cầu đơn nhân lớn (monocyte).

Lâm ba cầu: có vòng sáng xung quanh nhân, nhân hình tròn hay bầu dục chiếm gần hết tế bào.

Bạch cầu đơn nhân lớn: là loại to nhất trong các loại bạch cầu, nguyên sinh chất bắt màu xanh xám hoặc màu khói xám, rìa nhân nhạt, không có hạt. Nhân to hình hạt đậu hoặc hình móng ngựa, bắt màu tím nhạt so với nhân lâm ba cầu.

Bạch cầu có hạt: là loại bạch cầu mà trong bào tương có nhiều hạt. Căn cứ vào đặc điểm bắt màu của các hạt trong bào tương người ta chia làm 3 loại: bạch cầu ái toan, bạch cầu ái kiềm và bạch cầu trung tính.

Bạch cầu ái toan (eosinophile): trong nguyên sinh chất có những hạt ái toan bắt màu đỏ eosin. Tế bào to hình quả trứng, đường kính từ 8-10 µm. Nguyên sinh chất bắt màu hồng đỏ, nhân chia làm nhiều thùy.

Bạch cầu ái kiềm (Basophile): hình tròn hoặc quả lê, đường kính 8 - 15 µm, nhân thường đa dạng, có lúc hình lá, có lúc hình thùy, hình dây, hình quả thận, bắt màu tím. Nguyên sinh chất sáng, kết cấu không rõ, những hạt ái kiềm với kích thước to nhỏ bắt màu tím đen.

Bạch cầu trung tính (Neutrophile): trong nguyên sinh chất có những hạt trung tính (bắt màu hồng tím). Bạch cầu trung tính được chia làm 3 loại: bạch cầu trung tính nhân ấu, nhân gậy và nhân đốt. Bạch cầu trung tính nhân đốt là loại già nhất, hình tròn, nguyên sinh chất bắt màu đỏ nhạt, chứa nhiều hạt trung tính. Nhân nhuộm bắt màu tím sẫm, chia thành 3 - 5 thùy.

Dựa vào sự phân loại bạch cầu, người ta đã xác định được công thức bạch cầu của mỗi loài, giống. Công thức bạch cầu là tỷ lệ % của từng loại bạch cầu trên tổng số bạch cầu.

Vai trò của bạch cầu là bảo vệ cơ thể thông qua hoạt động thực bào, đáp ứng miễn dịch và tạo Interferon.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)