Khảo sát bệnh viêm tử cung trên chó tại phòng khám

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 49 - 53)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Khảo sát bệnh viêm tử cung trên chó tại phòng khám

Tại phòng khám, chúng tôi chuẩn đoán bệnh viêm tử cung bằng các phương pháp thăm khám thông thường như hỏi thông tin bệnh súc, triệu chứng điển hình của bệnh gặp phải như sốt, bỏ ăn, chảy dịch từ âm đạo, bụng chướng to, uống nhiều nước… Những ca bệnh có biểu hiện không rõ ràng tiến hành siêu âm ổ bụng để chẩn đoán chính xác bệnh.

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, chúng tôi tiến hành tổng hợp thông tin bệnh án sau đó tiến hành phân loại để xác định tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo giống chó, theo tuổi và theo lứa đẻ trong tổng số chó bệnh.

Viêm tử cung 48,36% Đẻ khó 29,51% Chậm động dục 9,01% Chửa giả 8,2% S a âm đạo 4,92%

4.2.1. Kết quả phân loại tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo nhóm giống.

Hiện nay có rất nhiều giống chó ngoại được nuôi khá phổ biến ở nước ta, tuy nhiên số lượng của từng giống chưa nhiều, vì vậy chúng tôi tạm sắp xếp các giống chó ngoại vào cùng một nhóm. Trong tổng số 59 con mắc bệnh viêm tử cung tại phòng khám chúng tôi tiến hành phân loại tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo nhóm giống. Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng 4.2

Bảng 4.2. Tỷ lệ chó bị viêm tử cung theo nhóm giống

Nhóm giống Số chó bị viêm tử cung (con) Tỷ lệ (%)

Chó nội Chó ngoại Tổng 17 42 59 28,81 71,19 100

Bảng 4.2 cho thấy trong tổng số 59 con mắc tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung gặp chủ yếu trên đối tượng chó ngoại với 42 con chiếm 71,19%, chó nội gặp ít hơn với 17 trường hợp chiếm 28,81%. Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy tài liệu nào đề cập đến bệnh viêm tử cung bị ảnh hưởng của giống chó. Theo chúng tôi có lẽ tỷ lệ bệnh cao ở nhóm chó ngoại là do ở Hà Nội hiện nay, người dân đang nuôi chủ yếu các giống chó nhập ngoại, những chó này phần lớn có giá trị kinh tế cao, thường được nuôi nhốt trong căn hộ, nhiều gia đình còn kiểm soát không cho sinh sản. Do vậy cơ hội gặp chó đực là rất ít, chó cái bị ức chế lâu ngày là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung. Mặt khác chó ngoại được nuôi trong nhà và được chủ thường xuyên quan tâm, chăm sóc, những biến đổi bệnh lý xảy ra dễ được chủ phát hiện và đưa đi điều trị. Chó nội chủ yếu được thả rông, ít bị kiểm soát sinh sản, bên cạnh đó bệnh lý ở tử cung diễn ra từ từ, không gây ra các biểu hiện, triệu chứng nghiêm trọng ngay trong thời gian ngắn như một số bệnh truyền nhiễm gây tâm lý chủ quan, chủ bệnh súc ít phát hiện hơn.. Hơn thế nữa, các giống chó nội thường có thể đẻ thường, trong khi đó những giống chó ngoại nhỏ do khung xương chậu hẹp thường can thiệp mổ đẻ nên rất dễ dẫn đến viêm tử cung kế phát. Do vậy tỷ lệ chó nhập ngoại mắc bệnh viêm tử cung cao hơn hẳn so với giống chó nội.

4.2.2. Kết quả phân loại tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo nhóm tuổi

Trong tổng số 59 con mắc bệnh viêm tử cung tại phòng khám chúng tôi tiến hành phân loại tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo nhóm tuổi. Số liệu thu thập được trình bày ở bảng 4.3 và biểu đồ 4.2.

Bảng 4.3. Tỷ lệ chó bị viêm tử cung theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số chó bị viêm tử cung (con) Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi Số chó bị viêm tử cung (con) Tỷ lệ (%)

1 - 2 năm tuổi 3 - 5 năm tuổi Trên 6 năm tuổi

Tổng 2 22 35 59 3,39 37,29 59,32 100

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm tử cung theo nhóm tuổi

Từ kết quả bảng 4.3 và biểu đồ 4.2 cho thấy tỷ lệ bệnh viêm tử cung tăng dần theo tuổi của chó, chó càng lớn tuổi tỷ lệ bệnh càng cao. Theo ghi nhận của chúng tôi phần lớn những chó lớn tuổi không cho sinh sản mà không được cắt bỏ tử cung và buồng trứng, lúc này kích thích tố progesterone vẫn được buồng trứng tiết ra, lớp nội mạc tử cung của chó rất nhạy cảm với progesterone nên sẽ hình thành những nang. Tuổi của chó càng lớn, các nang phát triển càng nhiều, những nang này tiết nhiều dịch và được lưu lại bên trong làm gia tăng kích thước tử cung. Càng để lâu không phát hiện bệnh, dịch tích lại càng nhiều. Khi bệnh tiến triển và cổ tử cung mở, dịch tràn ra ngoài âm đạo, lúc này vi khuẩn có sẵn ở âm đạo đi vào bên trong qua cổ tử cung và gây nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vi khuẩn từ bên ngoài có thể xâm nhập vào tử cung do sự mở cổ tử cung trong các thời kỳ động dục, giao phối, sinh đẻ…bị giữ lại bên trong khi cổ tử cung đóng lại gây viêm, thường sẽ bắt đầu sau khi kết thúc chu kỳ động dục 3-5 tuần. Qua điều tra nhận thấy: nếu chó sinh sản tự nhiên, đều đặn sẽ ít bị viêm tử cung hơn hẳn

những chó không cho đẻ hoặc đẻ không đều. Chính vì vậy, người nuôi chó nên cho chó đi triệt sản nếu không có ý định cho chó của mình đẻ để phòng tránh bệnh viêm tử cung và các bệnh sản khoa khác.

4.2.3. Kết quả phân loại tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ

Để tìm hiểu mối liên hệ giữa chó đẻ nhiều và chó không đẻ hoặc đẻ không đều đặn với bệnh viêm tử cung, chúng tôi phân loại tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của chó theo số lứa đẻ trong tổng số 59 chó bệnh tại phòng khám. Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng 4.4 và biểu đồ 4.3.

Bảng 4.4. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ

Số lứa đẻ Số con mắc Tỷ lệ (%) Không sinh sản Từ 1 – 2 lứa Trên 2 lứa Tổng 34 14 11 59 57,63 23,73 18,64 100

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ chó mắc bệnh viêm tử cung theo lứa đẻ

Kết quả ở bảng 4.4 và biểu đồ 4.3. cho thấy những chó đẻ nhiều lứa thì tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ít hơn những chó không cho sinh sản hoặc chó đẻ ít lứa (sinh sản không đều đặn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 49 - 53)