Đánh giá hiệu quả điều trị một số phác đồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 69 - 72)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.6.Đánh giá hiệu quả điều trị một số phác đồ

4.6.1. Đánh giá hiệu quả điều trị của Prostagladin phối hợp với kháng sinh trong điều trị bảo tồn bệnh viêm tử cung ở chó (thử nghiệm 1) trong điều trị bảo tồn bệnh viêm tử cung ở chó (thử nghiệm 1)

Trong quá trình điều trị, bệnh súc được chúng tôi ghi nhận khỏi bệnh là những chó có kết quả chẩn đoán hết sốt, ăn uống bình thường, không còn dịch chảy từ âm đạo, bụng không to bất thường và kiểm chứng bằng kỹ thuật siêu âm ổ bụng không còn thấy dịch viêm tích lại bên trong tử cung. Hiệu quả điều trị được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Hiệu quả điều trị của thử nghiệm 1

Nội dung so sánh Phác đồ 1.1 Phác đồ 1.2

Tổng số con điều trị 12 11

Tổng số con khỏi 8 6

Tỷ lệ khỏi (%) 66,67 54,54

Số ngày điều trị khỏi trung bình 6,33 7,36

Ở cả hai phác đồ điều trị, chúng tôi sử dụng kháng sinh Amogen là kháng sinh kết hợp của Amoxycillin và Gentamicin. Amoxycillin ức chế sinh tổng hợp ở vách tế bào vi khuẩn, có tác dụng lên các vi khuẩn ở dạng sinh sản, phát triển. Gentamicin là kháng sinh thuộc nhóm Aminoglycosid, tác dụng kháng khuẩn mạnh với vi khuẩn Gram(+) và Gram(-), kể cả các chủng đã nhờn với các thuốc thuộc nhóm Penicillin. Đặc trị viêm nhiễm đường hô hấp, tiêu hóa, niệu dục, mô mềm, viêm vú, viêm dạ con tích mủ… Ở phác đồ 1.1 sử dụng prostaglandin liều 0,2mg/kg TT, IM, liều cố định. Phác đồ 1.2 không sử dụng prostaglandin. Kết hợp với các thuốc hỗ trợ khác, sau thử nghiệm chúng tôi có những nhận định sau: Tỉ lệ khỏi bệnh ở phác đồ 1.1 cao hơn phác đồ 1.2. Thời gian khỏi bệnh của phác đồ 1.1 ngắn hơn phác đồ 1.2 (6,33 ngày so với 7,36 ngày). Sở dĩ như vậy theo chúng tôi là do ảnh hưởng của prostaglandin làm co bóp nhẹ nhàng tử cung như co bóp sinh lý đẩy dịch viêm và các sản phẩm trung gian ra ngoài làm cơ tử cung nhanh phục hồi. Thời gian khỏi bệnh ở phác đồ 1.1 ngắn hơn 1,03 ngày so với phác đồ1.2. Như vậy có thể kết luận rằng việc dùng prostaglandin liều 0,2mg/kg

TT, IM trong điều trị bệnh viêm tử cung hiệu quả hơn khi không dùng prostaglandin.

4.6.2. Đánh giá tác dụng liều Prostaglandin trong điều trị bảo tồn bệnh viêm tử cung ở chó (thử nghiệm 2) tử cung ở chó (thử nghiệm 2)

Trong thử nghiệm 2, kết hợp với các thuốc kháng sinh, trợ sức, trợ lực, chúng tôi sử dụng Prostaglandin ở cả hai phác đồ điều trị (liều 0,1 => 0,5mg/kg TT, IM, liều tăng dần trên phác đồ 2.1; liều 0,2mg/kg TT, IM, cố định ở phác đồ 2.2). Kết quả điều trị chúng tôi trình bày ở bảng 4.11

Bảng 4.11. Hiệu quả điều trị của thử nghiệm 2

Nội dung so sánh Phác đồ 2.1 Phác đồ 2.2

Tổng số con điều trị 13 12

Tổng số con khỏi 10 8

Tỷ lệ khỏi (%) 76,92 66,67

Số ngày điều trị khỏi trung bình 5,85 6,33

Tỉ lệ khỏi bệnh ở phác đồ 2.1 cao hơn tỉ lệ khỏi bệnh ở phác đồ 2.2 do sử dụng prostaglandin với liều tăng dần. Ngày thứ 4 của phác đồ 2.1, prostaglandin được sử dụng với liều cao nhất, khi đó nồng độ prostaglandin trong máu đạt đỉnh cao nên tác động sinh học của thuốc ở mức cao nhất (làm giãn nở cổ tử cung, tăng co bóp tử cung và giảm lượng progesterone) nên tỉ lệ hết bệnh cao hơn khi dùng liều cố định (0,2mg/kg TT). Số ngày khỏi bệnh ở phác đồ 2.1 ngắn hơn phác đồ 2.2 là 0,48 ngày. Như vậy có thể kết luận rằng khi phối hợp với kháng sinh thì việc dùng prostaglandin với liều tăng dần trong điều trị bệnh viêm tử cung hiệu quả hơn khi dùng prostaglandin liều cố định.

4.6.3. Kết quả đánh giá hiệu quả điều trị bệnh viêm tử cung trên chó giữa hai phương pháp bảo tồn và phẫu thuật hai phương pháp bảo tồn và phẫu thuật

Tùy vào tình trạng chó bị viêm tử cung nặng hay nhẹ, viêm dạng kín hay dạng hở, cũng như yêu cầu của chủ gia súc muốn điều trị bảo tồn để tiếp tục sinh sản hay cắt bỏ, theo dõi cả hai phương pháp điều trị viêm tử cung bảo tồn và điều trị viêm tử cung cắt bỏ bằng phẫu thuật ngoại khoa, kết quả được thể hiện ở bảng 4.12.

Bảng 4.12. Hiệu quả điều trị viêm tử cung ở chó bằng hai phương pháp bảo tồn và phẫu thuật Phác đồ Số chó điều trị (con) Khỏi (số con) Tỷ lệ (%) Không khỏi (số con) Tỷ lệ (%) Chết (số con) Tỷ lệ (%) Bảo tồn 36 24 66,67 12 33,33 0 0,0 Phẫu thuật 23 20 86,96 0 0,0 3 13,04

Kết quả từ bảng 4.12 cho thấy tỉ lệ khỏi bệnh giữa hai phương pháp điều trị có sự khác biệt nhau. Phương pháp điều trị ngoại khoa có tỉ lệ khỏi bệnh là 86,96% cao hơn phương pháp điều trị bảo tồn (66,67%).

Đối với phương pháp bảo tồn: thường điều trị trên những chó bị viêm tử nhẹ, dạng hở. Những chó bị viêm tử cung dạng kín không điều trị bằng phương pháp này tránh nguy cơ vỡ tử cung do đặc tính của thuốc gây co bóp cơ tử cung. Đối với chó điều trị bằng phương pháp bảo tồn, sau khi hết một liệu trình điều trị 5-7 ngày mà vẫn chưa khỏi hoàn toàn hoặc không có tiến triển tốt, tiến hành siêu âm lại lần hai để xác định lượng dịch và tình trạng viêm của tử cung. Nếu lượng dịch còn không nhiều, tiếp tục điều trị bằng liệu trình trước đó, nếu tình trạng viêm tiến triển không rõ rệt, phương án phẫu thuật cắt bỏ tử cung là phương pháp hiệu quả nhất

Phương pháp phẫu thuật: điều trị trên những chó viêm tử cung dạng kín, các trường hợp viêm nặng hoặc phẫu thuật theo yêu cầu của chủ gia súc. Phương pháp phẫu thuật cho hiệu quả điều trị cao hơn phương pháp bảo tồn theo chúng tôi là do khi cắt bỏ tử cung buồng trứng thì tất cả nguồn bệnh, độc tố được loại bỏ nhanh, lượng độc tố trong máu giảm mạnh. Khi điều trị bằng phương pháp bảo tồn thì lượng độc tố trong máu giảm chậm. Khi kháng sinh phát huy tác dụng thì một lượng lớn mầm bệnh bị chết khi đó lượng độc tố được giải phóng thấm vào máu làm cho tình trạng bệnh trở nên xấu đi.

Có 3 ca bị chết sau phẫu thuật chiếm tỷ lệ 13,04%. Những chó bị chết đều do bệnh nặng và thể trạng yếu trước khi mổ. Chó bị chết ngay sau mổ là chó đã bị vỡ tử cung và nhiễm trùng phúc mạc do dịch tiết tích tụ quá nhiều trong tử cung.

Hai phác đồ điều trị bệnh viêm tử cung tại phòng khám cho thấy đối với bệnh viêm tử cung, cách điều trị hiệu quả nhất là phương pháp phẫu thuật ngoại khoa, tiến hành cắt bỏ hoàn toàn tử cung và buồng trứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 69 - 72)