Đặc điểm sinh lý sinh sản của chó cái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 27 - 29)

2.2.2 .Bộ phận sinh dục trong

2.3. Đặc điểm sinh lý sinh sản của chó cái

2.3.1. Sự chín muồi sinh lý sinh dục của chó

Động dục lần đầu tiên ở chó cái là dấu hiệu thành thục về tính hay là sự chín muồi sinh dục, khẳng định sự trưởng thành của nó. Vào thời gian này, buồng trứng

bắt đầu hoạt động chức năng, trong đó các nang trứng (folliculi ovarii) phát triển

theo từng giai đoạn. Khi trứng chín, chó cái sẵn sàng với sự giao phối (Nguyễn Văn Thanh và cs., 2012).

Thời hạn bắt đầu chín muồi sinh dục phụ thuộc vào giống chó, đặc tính cá thể, điều kiện sống và thức ăn. Trung bình động dục lần đầu của chó cái vào lứa tuổi 8-10 tháng, ở các giống chó nhỏ đến sớm hơn (khoảng 6 tháng), chó lớn đến muộn hơn (12-14 tháng). Tuy nhiên vào thời gian này chó cái vẫn còn chưa kết thúc sự lớn và phát triển toàn bộ cơ thể, chỉ nên cho chó giao phối khi đã được 1,5 - 2 tuổi, lúc đó con cái đã đạt tới độ chín về sinh lý và tầm vóc. Giao phối sớm có tác động tiêu cực tới sự phát triển và hình thành cơ thể của chó cái và ngay cả thế hệ sau.

2.3.2. Chu kỳ sinh dục

Hoạt động sinh dục của động vật cái nói chung, chó cái nói riêng từ tuổi

chín sinh dục được biểu hiện bằng chu kỳ sinh dục (oestrus). Chu kỳ sinh dục là

này đến lần rụng trứng khác. Độ dài của 1 chu kỳ sinh dục ở những con chó cái phần lớn kéo dài 5-8 tháng. Chu kỳ sinh dục được chia làm 4 thời kỳ: thời kỳ trước động dục kéo dài 3-16 ngày; thời kỳ động dục kéo dài 3-12 ngày; thời kỳ sau động dục kéo dài 60-90 ngày; thời kỳ đình dục dao động 2-6 tháng.

2.3.3. Các hoocmon của chu kỳ sinh dục

Chức năng sinh sản của động vật được điều khuyển bằng hệ thống thần kinh - thể dịch. Hệ thống này bao gồm: Hệ thống thần kinh trung ương, vùng

dưới đồi thị (hypothalamus), tuyến yên (hypophysis) và các tuyến nội tiết ngoại

vi. Trong đó cơ quan điều tiết cơ bản là hypothalamus.

Để đáp trả các xung động được đưa tới từ những cơ quan ngoại cảm thụ (thính giác, vị giác, xúc giác) và nội cảm thụ (tín hiệu hormon của những cơ quan sinh sản về những thay đổi xảy ra trong chúng), những tế bào của hypothalamus tiết ra hormon thần kinh gonadotropin rilizing hormone (hormon thúc đẩy tuyến yên), kích thích sự giải phóng từ thùy trước tuyến yên những gonadotropin hormone.

Một trong những gonadotropin hormone đó là follicuto-stimulin hormone (FSH) thúc đẩy sự phát triển và thành thục của các nang trong những buồng trứng, tạo điều kiện cho sự tổng hợp oestrogen trong các nang trứng. Loại khác của gonadotropin hormone là luteino stimulin hormon (LH), kết hợp với FSH gây ra sự chín đến tận cùng của các nang trứng, kích thích sự động dục, hình thành thể vàng và tổng hợp progesterone trong thể vàng.

Những hormone được tiết ra từ buồng trứng (oetrogen và progesterone) đi vào dòng chảy chung của máu, tác động đến những cơ quan đích (ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, tuyến sữa…) đến hypothalamus và tuyến yên ức chế hay kích thích theo nguyên tắc của mối quan hệ thuận hay ức chế ngược sự tiết hormone gonadotropin (FSH và LS).

Oestrogen có trách nhiệm về sự xuất hiện ở con cái sự hấp dẫn, ham muốn sinh dục và chịu đực. Progesteron ức chế sự động dục và rụng trứng, đảm bảo sự biến chuyển của những tuyến tử cung từ pha tăng sinh đến pha tiết dịch, tạo điều kiện thuận lợi nhất đối với sự làm tổ của phôi, sự nuôi dưỡng, phát triển của bào thai và thúc đẩy sự phát triển các nang của những tuyến sữa. Sau khi đẻ, progesterone kích thích tiết sữa và đánh thức bản năng làm mẹ.

Ảnh hưởng tới chức năng sinh dục ở chó nói riêng, động vật nói chung còn có hormone tuyến tùng, vỏ tuyến thượng thận và những tuyến nội tiết khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh viêm tử cung trên chó ở phòng khám thú y hà nội và ứng dụng một số phác đồ điều trị (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)