Các tập đoàn, doanh nghiệp tham gia dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp thực hiện đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 67)

STT Tập đoàn – doanh nghiệp Số dự án tham gia (dự án)

1 Công ty TNHH xây dựng đường 295B 2

2 Công ty TNHH Nam Hồng 1

3 Tập đoàn DABACO Việt Nam 5

4 Công ty TNHH Đại An 1

5 Công ty Thương mại Nhà và phát triển Hưng Ngân 1

6 Công ty TNHH Thông Hiệp 2

7 Công ty TNHH Thương Mại Huy Hùng 1

8 Công ty TNHH 1 thành viên VIPEARL 1

9 Công ty CP đầu tư xây lắp dầu khí Hòa Bình 1

10 Công ty TNHH Ninh Giang 1

11 Công ty TNHH MTV ĐT và PTNN Hà Nội 1

12 Tổng công ty Viglacera 1

13 Công ty TNHH Mạnh Đức 1

14 Liên danh công ty cổ phần xây dựng và thương mại Cao Đức và Công ty TNHH Cao Nguyên

1

Ghi chú: Còn 1 dự án chưa lựa chọn được nhà đầu tư.

Nguồn: Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

4.1.2.3.Thực trạng về lựa chọn các hình thức đối tác

Hiện nay, 100% ( trong tổng số 21) dự án về xây dựng CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều thực hiện theo dạng hợp đồng BT. Đây là dạng đối tác đơn giản nhất trong các hình thức đối tác công - tư. Nguyên nhân của thực trạng này xuất phát từ quy mô về không gian của các dự án đã triển khai đều thuộc dự án vừa và nhỏ. Dự án xây dựng cải tạo TL295B cả hai giai đoạn mới có tổng chiều dài trên 11km, hay dự án xây dựng TL277 có chiều dài trên 8km, dự án xây dựng cải tạo TL286 có chiều dài gần 4km. Ngoài ra các dự án đã lựa chọn và công bố cũng có quy mô tương tự. Xuất phát từ thực tế đó, việc thực hiện đối tác

công - tư đa dạng về loại hình cũng là một vấn đề lớn đặt ra cho Bắc Ninh hiện nay. Bên cạnh đó, hình thức đầu tư BT hấp dẫn nhà đầu tư là do hình thức này ít rủi ro vì nhà đầu tư xây xong là bàn giao ngay cho Nhà nước. Hơn nữa, nhà đầu tư được thanh toán bằng đất. Thông thường, nhà đầu tư muốn có được đất công thì cũng phải trải qua nhiều quy trình phức tạp khó khăn, nhất là việc đấu giá cạnh tranh. Bằng cách đề xuất làm dự án theo hình thức BT, nhà đầu tư không phải đấu giá mà giá đất được hai bên thỏa thuận, nhiều khi giá không tính theo giá thị trường. Đây cũng là thực trạng chung không chỉ riêng Bắc Ninh mà ở hầu hết các dự án PPP ở các địa phương trong cả nước.

- Kết quả điều tra đánh giá mức độ đáp ứng lựa chọn hình thức đối tác công – tư, bảng 4.5.

Kết quả điều tra cho thấy, cả khối CBNN và khối doanh nghiệp đều đánh giá khá cao về hình thức đối tác được lựa chọn và triển khai tại các dự án về xây dựng CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi các dự án về GTĐB của Bắc Ninh hiện nay 100% là các dự án BT, là hình thức giản đơn nhất trong các hình thức hợp tác giữa nhà nước và tư nhân, nhà nước dễ làm, doanh nghiệp ít gặp rủi ro. Tuy nhiên về lâu dài, khi quỹ đất tỉnh hạn hẹp dần thì mô hình này sẽ dần mất đi ưu điểm.

Bảng 4.5. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ phù hợp trong lựa chọn hình thức đối tác công – tư

Chỉ tiêu Yêu cầu Điểm tối đa

Đánh giá của CBNN Đánh giá của DN Điểm đánh giá Tỷ lệ đạt yêu cầu (%) Điểm đánh giá Tỷ lệ đạt yêu cầu (%) Lựa chọn hình thức đối tác Phù hợp 4 2,75 68,75 2,65 66,25 Tính khả thi 4 2,7 67,5 2,7 67,5 Hiệu quả 4 2,8 70 2,8 70 Tổng 12 8,3 68,75 8,15 67,92

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

4.1.2.4.Thực trạng đàm phán và ký kết hợp đồng dự án

Trong tổng số 21 dự án về xây dựng CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh, đến hết 2015 mới có 8 dự án được cấp GCNĐT.

Biểu đồ 4.2. Thực trạng ký kết hợp đồng các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

giai đoạn 2009 – 2015

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh - Về chuẩn bị kế hoạch và nội dung đàm phán hợp đồng

Tại điều 41, Thông tư 03/2011/TT-BKHĐT quy định về chuẩn bị kế hoạch và nội dung đàm phán:

Căn cứ Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu, Hồ sơ đề xuất và kết quả lựa chọn Nhà đầu tư được duyệt, Tổ chuyên gia đấu thầu chuẩn bị kế hoạch và nội dung đàm phán trình CQNN có thẩm quyền phê duyệt và gửi cho Nhà đầu tư được chọn. Trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đàm phán, Nhà đầu tư phải gửi văn bản thông báo cho CQNN có thẩm quyền về việc chấp thuận đàm phán HĐ DA. Tuy nhiên, thực tế các dự án BT trên đều không thực hiện thủ tục này.

- Về ký biên bản xác nhận kết quả đàm phán hợp đồng

Tất cả các dự án BT về GTĐB của tỉnh, sau khi đàm phán thành công, CQNN có thẩm quyền và Nhà đầu tư đều không thực hiện ký biên bản xác nhận kết quả đàm phán theo quy định tại khoản 4 Điều 42 Thông tư 03/2011/TT-BKHĐT.

- Các khoản mục hợp đồng (Phụ lục 10)

Các khoản mục hợp đồng được soạn thảo quy định chung dựa trên cơ sở Nghị định 78 và Nghị định 108 (tùy theo thời điểm dự án được ký hợp đồng). Trong nội dung hợp đồng các dự án PPP trên địa bàn tỉnh, đang chú ý đó là quy

định về cơ cấu vốn đầu tư. Cụ thể, đối với ba dự án xây dựng CSHT GTĐB đang thực hiện trên địa bàn tỉnh có quy định cơ cấu vốn theo 3 mức khác nhau. Cụ thể: Đối với dự án nâng cấp, cải tạo TL295B giai đoạn 1, được triển khai từ tháng 11/2009 thì được áp dụng theo quy định của nghị định 78/2007-NĐ-CP. Áp dụng theo Khoản 2, Điều 4, NĐ 78 thì: “Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư để thực hiện Dự án được huy động theo tiến độ thỏa thuận trong Hợp đồng Dự án và phải đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định”.

Đối với dự án cải tạo, nâng cấp TL 295B giai đoạn 2, được triển khai từ tháng 7/2011 thì được áp dụng theo quy định của nghị định 108/2009-NĐ-CP ngày 27/11/2009 và Thông tư hướng dẫn số 03/2011/TT-BKHĐT ngày 27/1/2011 của bộ Kế hoạch và Đầu tư. Áp dụng theo theo Điều 6, Thông tư 03 quy định:

“Vốn chủ sở hữu là vốn thực có của Nhà đầu tư được cam kết góp vào vốn điều lệ của Doanh nghiệp dự án và được xác định trên cơ sở tổng vốn đầu tư của từng Dự án.

Nguồn vốn, tiến độ huy động vốn, điều kiện được phép tăng, giảm vốn chủ sở hữu hoặc tổng vốn đầu tư của Dự án và biện pháp xử lý trong các trường hợp này phải được thỏa thuận tại Hợp đồng dự án phù hợp với quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư xây dựng và văn bản pháp luật có liên quan.

CQNN có thẩm quyền chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc góp vốn chủ sở hữu theo kế hoạch huy động vốn đã thỏa thuận tại Hợp đồng dự án và các quy định tại Điều này”.

Đối với dự án xây dựng TL277, được triển khai từ tháng 6/2012 thì được áp dụng theo quy định của nghị đinh 108/2009-NĐ-CP và thông tư hướng dẫn số 166/2011/TT-BTC ngày 17/11/2011 của bộ tài chính. Áp dụng theo Điều 10, thông tư 166, quy định:

“1. Nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp dự án trên tổng vốn đầu tư dự án theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 108 để tham gia thực hiện dự án.

2. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dự án là vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư cam kết góp vốn theo điều lệ của Doanh nghiệp dự án. Vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư được xác định trên cơ sở báo cáo tài chính năm gần nhất của Nhà đầu tư đã được kiểm toán độc lập kiểm toán.

3. Trường hợp tại cùng một thời điểm mà Nhà đầu tư đồng thời thực hiện nhiều Dự án khác nhau thì phải đảm bảo tổng vốn chủ sở hữu phải đáp ứng đủ cho tất cả các dự án theo tỷ lệ quy định.

4. Nhà đầu tư phải cam kết và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các số liệu, tài liệu liên quan đến vốn chủ sở hữu, danh mục các dự án đang thực hiện, phân bổ vốn chủ sở hữu cho các dự án đang thực hiện đến thời điểm đàm phán Hợp đồng dự án.”

Qua rà soát, nhận thấy trong tổng mức đầu tư dự án quy định trong hợp đồng đều không tính lãi vay huy động vốn đầu tư của nhà đầu tư trong thời gian xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 1, Điều 12, Thông tư 166.

Tại Điểm c, Khoản 3, Điều 12, Thông tư 166 quy định về xác định mức lãi vay hợp lý áp dụng cho dự án, CQNN có thẩm quyền có trách nhiệm tham khảo các căn cứ sau:

- Mức lãi suất cho vay trung hạn cùng kỳ hạn bình quân của ít nhất 3 tổ chức tín dụng độc lập không liên quan đến Nhà đầu tư trên địa bàn.

- Mức lãi vay hợp lý được xác định tối đa không quá 1,3 lần mức lãi suất TPCP có kỳ hạn dài nhất tại thời điểm gần nhất với thời điểm đàm phán hợp đồng.

Tuy nhiên tại khoản 2, điều 18, Quyết định 02 của UBND tỉnh quy định:

“Mức lãi vay được tính theo lãi suất cho vay trung hạn cùng kỳ hạn bình quân cùng một thời điểm của 4 ngân hàng sau: Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (chi nhánh tại tỉnh Bắc Ninh).”

Do vậy, việc ấn định 4 Ngân hàng trên sẽ dẫn đến một số các dự án công trình BT có thể liên quan đến Nhà đầu tư.

- Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá chất lượng hợp đồng các dự án PPP trên địa bàn tỉnh.

Căn cứ theo kết quả điều tra nhận thấy chất lượng hợp đồng được các CBNN và các DN đánh giá khá cao (trung bình 74,38% và 65,63 % tỷ lệ đáp ứng). Tuy nhiên, theo đánh giá của CBNN đạt tỷ lệ cao hơn so với các doanh nghiệp, điều này cho thấy trong quá trình đàm phán hợp đồng vẫn chưa thể hiện sự ngang bằng mà CQNN vẫn giữ vai trò là cửa trên so với nhà đầu tư tư nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp thực hiện đối tác công tư (PPP) trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)