Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng
4.2.3. Lựa chọn đối tác tư nhân
Lựa chọn nhà đầu tư là một bước quan trọng trong quy trình PPP, lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện theo quy định pháp luật về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo Luật Đấu thầu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục soạn thảo quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, trong đó có quy định về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP tuy nhiên do chưa được đưa vào thực hiện nên việc lựa chọn nhà đầu tư còn lúng túng, chưa có cơ sở pháp lý mạnh mẽ. Quy trình đấu thầu hiện nay cũng chưa đảm bảo minh bạch và chưa tạo được sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Quy định về lựa chọn nhà đầu tư cũng mâu thuẫn giữa Quyết định 71 và nghị định 108 khi quyết định 71 buộc phải lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu rộng rãi, còn nghị định 108 cho phép lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu trong những trường hợp đặc biệt. Áp dụng Nghị định 108, việc chỉ định thầu được tiến hành để lựa chọn nhà đầu tư ở tất cả các dự án BT về xây dựng CSHT GTĐB trên địa bàn tỉnh hiện nay. Việc chỉ định trực tiếp nhà đầu tư tuy được phép theo quy định của pháp luật, nhưng sẽ làm mất cơ hội lựa chọn nhà đầu tư có khả năng tốt để thực hiện dự án, ngoài ra sẽ làm tăng tình trạng lạm dụng tính cấp thiết của dự án để lựa chọn nhà đầu tư.
Lựa chọn nhà đầu tư yêu cầu phải đủ năng lực tài chính để đảm bảo dự án triển khai đúng tiến độ, kế hoạch; đủ năng lực về công nghệ để đảm bảo chất lượng công trình thi công. Cán bộ nhà nước hiện nay còn yếu trong công tác thẩm tra lựa chọn nhà đầu tư đặc biệt là năng lực phân tích khả năng tài chính của nhà đầu tư. Như đã nêu ở phần thực trạng, hiện nay trên địa bàn tỉnh, hầu hết nhà đầu tư triển khai chậm tiến độ, nguyên nhân do bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng quan trọng là nhà đầu tư thiếu năng lực tài chính. Việc thẩm tra năng lực tài chính hiện nay còn khá sơ sài, chỉ căn cứ vào các số liệu trên báo cáo tài chính, chưa có các phân tích tài chính sâu sắc để đánh giá năng lực thực tế của nhà đầu tư như phân tích khả năng trả nợ của nhà đầu tư, phân tích vốn chủ sở hữu.
Để đánh giá, lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ yêu cầu/ hồ sơ mời thầu là các tài liệu quan trọng, trong đó đề ra những tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư đảm bảo về năng lực tài chính, kỹ thuật...Tuy nhiên thực tế hiện nay hồ sơ này thường được lập dựa theo năng lực nhà đầu tư, dựa theo các nội dung theo hồ sơ đề xuất dự án của nhà đầu tư, không căn cứ thực tiễn dự án.
Đối với dự án BT, các dự án hoàn vốn đều là kinh doanh bất động sản (xây dựng khu đô thị). Trong giai đoạn từ 2010 đến đầu năm 2015, khi thị trường bất động sản gặp khó khăn, các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn trong triển khai cũng như hoàn vốn cho dự án BT. Do không đánh giá hết khả năng thực hiện dự án BT cũng như dự án đối ứng, như đã phân tích ở phần trên hiện nay tại Bắc Ninh đang xảy ra tình trạng UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư nhưng bản thân nhà đầu tư đề xuất dự án lại không đăng ký tham gia lựa chọn nhà đầu tư, khiến dự án đến nay vẫn đang treo, đợi nhà đầu tư tham gia dù đã qua thời hạn công bố khá lâu.
Việc công bố danh mục dự án không được triển khai rộng rãi, số lượng dự án do tỉnh đề xuất không có tính khả thi, hấp dẫn nhà đầu tư, dẫn đến hầu hết các dự án đang triển khai đều do nhà đầu tư lập phương án đề xuất và được chỉ định thầu thay vì đấu thầu cạnh tranh lựa chọn nhà đầu tư. Kể cả dự án cải tạo nâng cấp TL295B do tỉnh Bắc Ninh đề xuất nhưng do không công bố rộng rãi, lại thuộc dự án cấp bách được áp dụng cơ chế đặc thù nên việc lựa chọn nhà đầu tư cũng là chỉ định thầu. Bên cạnh đó, phần lớn các dự án BT, BOT khi tham dự thầu nhà đầu tư đều không có bản cam kết không lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang quá trình giải thể; không bị cơ quan có thẩm quyền kết luận về tình hình tài chính không lành mạnh hoặc không đang trong thời gian bị xử lý vi phạm theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 TT 03.
-Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá về việc lựa chọn nhà đầu tư của CBNN và các Doanh nghiệp, bảng 4.20.
Việc lựa chọn nhà đầu tư cũng là vấn đề quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị cho các dự án PPP. Tuy nhiên, một vấn đề nổi cộm của các dự án PPP của Bắc Ninh đó là tất cả các dự án đều không có đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư mà thay bằng hình thức chỉ định thầu. Các văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình lựa chọn nhà đầu tư cũng không được các CQNN trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng. Vấn đề này được các doanh nghiệp nhìn nhận khá khách quan và
thẳng thắn khi đánh giá về các quy định và năng lực lựa chọn NĐT còn chưa tốt, lần lượt ở mức 31,88% và 40,75%. Tuy nhiên khối CBNN lại đánh giá lạc quan hơn về hai chỉ tiêu này (với tỷ lệ đáp ứng lần lượt là 57.81% và 55,5%).
Bảng 4.20. Tổng hợp đánh giá lựa chọn nhà đầu tư
Chỉ tiêu thành
phần
Yêu cầu tối đa Điểm
Đánh giá của CBNN Đánh giá của DN Điểm đánh giá Tỷ lệ đạt yêu cầu (%) Điểm đánh giá Tỷ lệ đạt yêu cầu (%) Quy định về lựa chọn nhà đầu tư Đầy đủ 4 2 50 1,05 26,25 Công khai 4 3,1 77,5 0,95 23,75 Minh bạch 4 2,05 51,25 1,05 26,25 Công bằng 4 2,1 52,5 2,05 51,25 Tổng 1 16 9,25 57,81 5,1 31,88 Lựa chọn nhà đầu tư Phân tích năng lực tài chính NĐT 4 1,05 26,25 1,95 48,75 Phân tích năng lực kinh nghiệm NĐT 4 2,9 72,5 3,05 76,25
Lập hồ sơ yêu cầu/ hồ sơ mời thầu chất lượng cao 4 1,15 28,75 1,05 26,25 Công bằng trong lựa chọn NĐT 4 2,95 73,75 1,05 26,25 Khách quan trong lựa chọn NĐT 4 3,05 76,25 1,05 26,25 Tổng 2 20 11,1 55,5 8,15 40,75 Tổng = tổng 1+tổng 2 36 20,35 13,25 Tỷ lệ đáp ứng chỉ tiêu tổng: 56,53 36,81
Ghi chú: Tỷ lệ đáp ứng chỉ tiêu tổng = Tổng điểm đánh giá các chỉ tiêu thành phần (theo đối tượng điều tra) / Tổng điểm tối đa các chỉ tiêu thành phần