- Các yếu tố môi trường cạnh tranh
5 Trích lập dự phòng 10 214 331 64 42,7 117 4,
3.3.2. Kiến nghị đối với VPBank
Để TTCVTDMB -VPBank ngày một phát triển, vai trò của Hội sở VPBank là rất lớn. Đứng trên phương diện là bộ máy trung tâm quản lý, giám sát việc thực hiện cũng như đánh giá tiến trình vận hành và tính hiệu quả trong hoạt vay vốn ở trung tâm hay chi nhánh đòi hỏi Hội sở cần:
- Xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch và các chỉ tiêu kinh doanh ban hành xuống TTCVTDMB, thực tế hiện nay, các chỉ tiêu mà Hội sở quy định cho TTCVTDMB còn thiếu tính bám sát thực tế, xây dựng chỉ tiêu KPI quá cao thiếu tính bám sát thực tế chất lượng nhân viên trước thị trường cho vay tiêu dùng không TSĐB thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, thông tin về những rủi ro có thể xảy ra nhằm định hướng cho hoạt động của TTCVTDMB, giúp có những quyết định, hướng đi đúng đắn, kịp thời.
- Cùng với phòng sản phẩm cái tiến quy trình, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng, định lượng rủi ro của sản phẩm. Sản phẩm chủ yếu mà phòng sản phẩm ban hàng là cho vay tiêu dùng dựa theo lương của tập khách hàng đi làm hưởng lương có đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, đa số khách hàng chủ doanh nghiệp, hay kinh doanh online hoặc làm công ty gia đình không đóng bảo hiểm xã hội có mức thu nhập rất tốt, nhu cầu vay tiêu dùng rất lớn thì sản phẩm vay tiêu dùng không TSĐB của VPBank chưa với tới được thị trường này do chưa định lượng được mức thu nhập.
- Hỗ trợ đơn vị kinh doanh trong việc đào tạo đội ngũ lao động, thiết kế mô hình làm việc và quy trình vận hành hợp lý thúc đẩy liên kết các phong ban chặt chẽ hơn. Một bộ phận nhân viên tín dụng nhất là các nhân viên mới tại TTCVTDMB còn mơ hồ về hệ thống đào tạo nâng cao nghiệp vụ, thiếu tính bám sát từ Hội sở về đào tạo và kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ.
- Luôn sát cánh và hỗ trợ TTCVTDMB về những vấn đề phát sinh mới, chưa có hướng giải quyết. Trên thực tế, trong quá trình thẩm định khách hàng,
có nhiều trường hợp xác định nguồn thu nhập của khách hàng khá phức tạp như thu nhập của khách hàng quyết toán theo năm hoặc theo quý cần thời gian xác minh thu nhập lâu hơn, phòng Thẩm định và phòng Chính sách Hội sở cần bám sát và có cơ chế linh hoạt hơn cho cán bộ nhân viên tín dụng để hoàn thiện hơn về cơ chế sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng và vẫn tuân thủ được tính rủi ro tín dụng.
- Tổ chức đào tạo, thi tuyển thường xuyên, nâng hạch, thưởng cho nhân viên trong toàn ngành để củng cố kiến thức cho đội ngũ lao động nhất là đội ngũ lao động mới thiếu kinh nghiệm. Đây là vấn đề không mới nhưng dễ bị lơ là nhất trong vân hành hệ thống ngân hàng. Việc nhân viên tín dụng thiếu kiến thức nghiệp vụ sẽ dẫn đến vấn đề rủi ro tín dụng tiềm ẩn sau này, cán bộ quản lý tại TTCVTDMB cần bám sát để nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên hơn.
Cho vay tiêu dùng không TSĐB là hoạt động ngày càng có vai trò ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại đặc biệt là các ngân hàng định hướng phát triển dịch vụ bán lẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng trong nước phát triển mạnh mẽ, các ngân hàng và công ty tài chính lần lượt ra đời, cạnh tranh ngày càng gay gắt và tìm cách gia tăng quy mô, lợi nhuận. Trong xu thế hội nhập và mở cửa của nền kinh tế cùng với sự phát triển của xã hội thì cho vay tiêu dùng không TSĐB trở thành xu thế tất yếu trong hoạt động của ngân hàng. Đây là hoạt động đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro cho các ngân hàng cần được giải quyết khắc phục và hoàn thiện.
Là một nhân viên làm trong ngành tín dụng của trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc - VPBank, tôi được trực tiếp thực hiện các quy trình và hiểu rõ hơn về hoạt động vay vốn ở đây.Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB ở TTCVTDMB trong giai đoạn 2017 - 2019 gặp không ít hạn chế.
Với tình hình thực tế đang diễn ra, tôi nhận thấy rằng việc đánh giá chất lượng và tìm ra giải pháp phù hợp cho việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển ngày một lớn. Bằng những trải nghiệm thực tế cùng với kiến thức tài chính đã được học tôi quyết định lựa chọn đề tài “Chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc’’.
Bài viết này đi sâu phân tích thực trạng cho vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB tại trung tâm cho vay tiêu dùng Miền Bắc - VPBank. Thông qua việc tính toán các chỉ tiêu tài chính, tôi đã phát hiện ra được những kết quả đạt được của hoạt động cho vay tiêu dùng không TSĐB ở TTCVTDMB là sự gia tăng về quy mô nhân sự, sự gia tăng của thu nhập lãi cận biên xuất phát từ
việc tăng thu nhập lãi thuần. Bên cạnh đó, tôi cũng phát hiện ra được những hạn chế của hoạt động cho vay tiêu dùng không TSĐB ở TTCVTDMB là chất lượng cho vay tiêu dùng không TSĐB chưa được tốt thể hiện ở tỷ lệ dự nợ quá hạn/ dư nợ vay tăng lên cùng với đó là tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Nguyên nhân của những hạn chế này xuất phát từ hai phía: từ phía nguyên nhân chủ quan là TTCVTDMB quá trình thẩm định khách hàng chưa tốt, quá trình truyền thông chưa được đẩy mạnh, hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức, hội sở quy định về sản phẩm còn lỏng lẻo, chất lượng đào tạo nhân viên chưa tốt; từ phía khách quan là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường cũng như sự gia tăng số lượng khách hàng
Từ những ưu điểm và hạn chế trên, tôi đưa ra một số giải pháp cụ thể để góp phần phát triển hoạt động cho vay của TTCVTDMB cũng như toàn VPBank nói chung đó là nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng, tăng cường công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường công tác hoạt động truyền thông, quan tâm đúng mức hơn tới công tác nghiên cứu thị trường và tăng cường biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. Trong đó, có hai giải pháp cần làm ngay đó là nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng và tăng cường công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đây là hai giải pháp bức thiết để giảm nợ quá hạn nợ xấu từ đó nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB của TTVCTDMB hơn.
Ngoài ra sự hỗ trợ của ngân hàng nhà nước như ban hành hệ thống văn bản pháp quy, phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng là điều kiện hết sức quan trọng để hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển đúng hướng
Đây là một đề tài mới khi đi sâu vào một sản phẩm có nhiều lợi ích nhưng chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng, nó có ý nghĩa quan trọng và là thành quả mà tôi đã thực hiện trong suốt thời gian vừa qua.
Thông qua bài viết này, hi vọng sẽ giúp người đọc hiểu hơn về hoạt động cho vay không TSĐB ở trung tâm cho vay tiêu dùng Miền Bắc - VPBank từ đó có những đánh giá và góp ý để tôi có thể hoàn thiện bài viết của mình hơn.
1. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017- 2019 và kế hoạch kinh doanh năm 2020 của Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc VPBank.
2. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019 và kế hoạch kinh doanh năm 2020 của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
3. Các văn bản của VPBank quy định về hoạt động cho vay tiêu dùng, chính sách, quy định, quy trình về sản phẩm liên quan đến đề tài nghiên cứu.
4. Đỗ Thị Phượng Vỹ (2015), Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc ĐắkLăk, Luận văn Thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng
5. Lưu Thùy Linh (2015) “ Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đống Đa”
6. Hồ Diệu, Quản trị Ngân hàng (2002) và Tín dụng ngân hàng (2016) , NXB Thống Kê.
7. Khuất Duy Tuấn (2005), Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng- Xu hướng tất yếu của hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường (Số 9/2005), Tạp chí ngân hàng – Ngân hàng nhà nước.
8. Lê Ngọc Hồng Nhung(2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Hà Nội, Nghiên cứu khoa học, Đại học dân lập Hải Phòng
9. Mai Văn Bạn (2009), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.
10. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư “Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016
11. Nguyễn Hồng Yến (2016) “Tăng cường dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng”
12. Nguyễn Quang Toản (2020),Từ điển tiếng Việt phổ thông, NXB thống kê
nhánh Huế, Luận văn thạc sĩ tài chính Ngân hàng, Học viện hành chính quốc gia 14. Nguyễn Trọng Chính (2014)“Xây dựng chiến lược cạnh tranh cho sản phẩm tín dụng Bán lẻ tại BIDV Hà Tĩnh”,
15. Phan Thị Cúc (2018), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB thống kê. 16. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc tế quốc dân, Hà Nội.
17. Tạ Thị Phương Nhung(2011), Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt- Chi nhánh Đông Đô, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Thăng Long.
18. Trần Trung Hiếu (2017), Cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam- chi nhánh Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Thương mại.