- Các yếu tố môi trường cạnh tranh
5 Trích lập dự phòng 10 214 331 64 42,7 117 4,
2019 (Đơn vị: Tỷ đồng)
(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 2017 2018 2019 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Vay tiêu dùng không TSĐB 1896 2112 3069 216 11,39 957 45,31 Thẻ tín dụng 384 411 635 27 7,03 224 54.5 Tổng dư nợ vay của trung tâm 2280 2532 3704 252 10,66 1172 46,3 Tỷ trọng(%) (Vay không TSĐB/tổng dư nợ của trung tâm) 83,2 83,4 82,9 -
Nhận xét:
Trong giai đoạn 2017-2019 tổng dư nợ vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB của trung tâm CVTDMB - VPBank tăng lên đáng kể. Năm 2017 giá trị dư nợ vay là 1896 tỷ đồng thì đến năm 2019 con số này đã lên tới 3069 tỷ đồng, tăng mạnh vào năm 2019 với tốc độ tăng 45,31% tương ứng với mức tăng 957 tỷ đồng so với năm liền kề. Nguyên nhân một phần là do năm 2019 TTCVTDMB bắt đầu nới lỏng hơn các tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ, tăng các sản phẩm cho vay tiêu dùng hơn như cho vay tín chấp bổ sung cho khách hàng đang thế chấp nhà đất, chung cư,bổ sung thêm tập khách hàng lương tiền mặt có đóng bảo hiểm xã hội cũng có thể vay và mở rộng thêm địa bàn bán đến các tỉnh như Lạng Sơn, Hà Nam, mở rộng địa bàn khai thác bán lên bán kính 50km tính từ phòng giao dịch VPBank thay vì bán kính 30km tính từ phòng giao dịch VPBank như trước đây.
Ngoài ra, dư nợ vay của TTCVTDMB đến từ thẻ tín dụng cũng chiếm một tỷ trọng khiêm tốn nhưng ngày càng tăng trưởng mạnh. Đây là chỉ tiêu quan trọng cần được thúc đẩy tăng trưởng hơn, bởi đặc thù của thị trường này tuy không đem lại lợi nhuận tức thì như vay tiêu dùng không TSĐB nhưng nó cũng mang lại tỷ trọng lợi nhuận không nhỏ trong tương lại và chỉ số rủi ro của thị trường này lại thấp hơn vay tiêu dùng không TSĐB rất nhiều. Mặc dù có giá trị không lớn nhưng tốc độ tăng của sản phẩm này lại rất đáng khích lệ. Năm 2018 tốc độ tăng của chỉ tiêu này là 7,03%, nhưng đến năm 2019 tốc độ tăng là 54,5%. Nguyên nhân là do trong năm 2019 phòng sản phẩm tín chấp VPBank đã bổ sung thêm sản phẩm thẻ tín dụng bán kèm dành cho khách hàng được giải ngân khoản vay, đây là sản phẩm mà ban đầu hạn mức của thẻ chưa có và khi khách hàng trả nợ về phía ngân hàng phần nợ gốc sẽ chuyển sang hạn mức của thẻ tín dụng kèm vay này điều này làm cho lượng dư nợ của thẻ tín dụng tăng lên đáng kể.
Tỷ trọng dư nợ vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB so với tổng dư nợ vay chung của toàn trung tâm hầu như ở mức tương đối không thay đổi. Đẩy
mạnh cho vay không TSĐB thu hút khách hàng dẫn đến dư nợ dần tăng lên. năm 2017-2019 tỷ trọng vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB lần lượt là 83,2%, 83,4% và 82,9%. Với việc gia tăng hình thức vay vốn, kích thích nhu cầu vay vốn đối với KH trong những năm qua VPBank nới lỏng điều kiện cho vay. Hệ quả của vấn đề này là sự gia tăng dư nợ tuy nhiên với mức tăng nhanh dư nợ vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB lại ẩn chứa nhiều rủi ro cho hoạt động vay vốn tại VPBank trong những thời gian tới.
- Thời gian cho vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB.
Bảng 2.6: Dư nợ vay tiêu dùng cá nhân không có tài sản đảm theo thời gian
(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Dư nợ2017 % Dư nợ2018 % Dư nợ2019 % Ngắn hạn 1.317 69,5 3 1.587 75,1 8 2256 73,5 Trung và dài hạn 579 30,47 525 24,82 813 26,5 Dư nợ cho vay tiêu dùng
cá nhân không có TSĐB 1896 100 2112 100 3069 100
(Nguồn: trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc VPBank 2017-2019)
Nhận xét:
Trong giai đoạn 2017-2019 số lượng dư nợ vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB tăng lên đáng kể. Năm 2019 con số này là 3069 tỷ đồng tăng 957 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Do đặc thù là sản phẩm có tính rủi ro cao do đó phần lớn thời gian cho vay là ngắn hạn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn/trung và dài hạn năm 2017 là 69,53%/30,47% thì đến năm 2019 tỷ trong nay đã có sự chuyển dịch nhẹ đó là tăng cho vay ngắn hạn và giảm trung và dài hạn xuống. Với mục tiêu giảm thiểu rủi ro cho khoản vay tránh tình trạng nợ xấu xảy ra trong thời gian tới, giám đốc trung tâm đã quán triệt với đội ngũ nhân viên ưu tiên cho vay ngắn hạn, và liên kết với Công ty CP bảo hiểm toàn cầu
GIC tăng phí bảo hiểm sức khỏe người vay khoản vay này lên nhằm phân tán rủi ro trong trường hợp rủi ro mất khả năng thanh toán do vấn đề sức khỏe của cá nhân người vay. Mặc dù điều này làm tăng chi phí và giảm một phần lợi nhuận của TTCVTDMB nhưng đây là bước đi an toàn và bảo đảm sự phát triển bền vững của TTCVTDMB.
b, Thu nhập
Bảng 2.7: Thu nhập lãi cận biên của cho vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB tại TTCVTDMB - VPBank giai đoạn 2017-2019
(Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Chênh lệch 2018/2017 Chênh lệch 2019/2018 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Thu nhập lãi thuần (NII) 151 260 355 109 72,2 95 36,5 Tài sản có sinh lời bình quân 1.008 1.630 2.496 622 61,7 866 53,1 NIM(%) 14,98 15,95 14,22 - - - -
(Nguồn: trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc VPBank 2017-2019)
Nhận xét: Thu nhập lãi cận biên của sản phẩm cho vay tiêu dùng cá
nhân không TSĐB ở TTCVTDMB trong giai đoạn 2017-2019 có xu hướng tăng. Giá trị của chỉ tiêu này năm 2017 là 14,98% thì đến năm 2019 là 15,95%. Nguyên nhân của việc tăng này là do:
- Thu nhập lãi thuần tăng, đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2017- 2018 với tỷ lệ tăng là 72,2%. Nguyên nhân sâu xa do hoạt động cho vay được thúc đẩy hơn bằng cách gia tăng lượng nhân sự tại TTCVTDMB, nới lỏng hạn mức vay vốn, mở rộng địa bàn cho vay từ phía phòng sản phẩm VPBank kết hợp với bắt kịp xu hướng gia tăng nhu cầu vay tiêu dùng của thị trường.
Đây chính là điều làm cho thu nhập lãi thuần trong năm tăng lên trong năm qua.
- Tài sản có sinh lời bình quân dùng cho hoạt động vay cũng tăng nhưng thấp hơn với mức tăng lần lượt là 61,7% và 53,1%.
Có thể thấy việc gia tăng thu nhập lãi cận biên của sản phẩm vay tiêu dùng không TSĐB ở trung tâm xuất phát chủ yếu từ việc tăng thu nhập lãi thuần. Quá trình mở rộng quy mô, giá trị dư nợ và doanh số tăng lên kéo theo mức tăng của chỉ tiêu này. Với giá trị thu nhập cận biên tăng cho thấy tình hình hoạt động ngày một tốt hơn của trung tâm trong thời gian 3 năm liền kề.
c, Rủi ro
- Tình hình nợ quá hạn
Bảng 2.8: Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB 2017 - 2019
(Đơn vị: Tỷ đồng)
CHI TIẾT 2017 2018 2019
Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân
không TSĐB 1896 2112 3069
Nợ quá hạn vay tiêu dùng cá nhân
không TSĐB 141 230 378
Tỷ lệ nợ quá hạn/dư nợ vay 7,4% 10,8% 12,3%
(Nguồn: trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc VPBank 2017-2019)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu cho thấy trong giai đoạn từ 2017 - 2019 tỷ lệ dư nợ quá hạn/ dư nợ vay của toàn trung tâm đang có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2017 tỷ lệ này chỉ đạt 7,4% thì đến năm 2019 con số này đã lên đến 12,3% cực kỳ báo động. Mặc dù việc tăng dư nợ là rất tốt, tuy nhiên, mức tăng dư nợ thấp hơn mức tăng nợ quá hạn dẫn đến tỷ lệ này gia tăng. Nguyên nhân của thực trạng này phần lớn thuộc về nhân viên tín dụng của TTCVTDMB với khâu thẩm định đánh giá khách hàng chưa tốt, xuất hiện nhiều hồ sơ giả mạo
gây mất vốn của Ngân hàng, đồng thời từ phía phòng sản phẩm việc nới lỏng điều kiện vay chưa được kiểm duyệt kỹ các chỉ tiêu về đánh giá rủi ro nên khi triển khai tại TTCVTDMB chỉ số rủi ro tăng lên mà chưa được đo lường trước và cũng phần lớn từ phía quản lý của TTCVTDMB tạo áp lực chỉ tiêu tín dụng cho nhân viên nhưng lại truyền thông sản phẩm, đào tạo sơ sài. Mặc dù các điều kiện khách quan từ môi trường bên ngoài rất thuận lợi như văn hóa chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng tốt, thu nhập của dân dư tăng.
Có thể thấy việc quản lý nợ vay của Trung tâm chưa thực sự tốt, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của ngân hàng cũng như tính toàn diện về mặt tài chính mà TTCVTDMB đã đạt được trong năm 2019, sơ suất trong khâu quản lý, kiểm tra và đánh gía nguồn trả nợ của khách hàng trong TTCVTDM
- Tình hình nợ xấu
Bảng 2.9: Nợ xấu cho vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm giai đoạn 2017 - 2019
(Đơn vị: Tỷ đồng)
CHI TIẾT 2017 2018 2019
Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân
không TSĐB 1896 2112 3069
Nợ xấu vay tiêu dùng cá nhân
không TSĐB 16,3 19,9 31,6
Tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ vay 0.86 0.94 1.03
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay tiêu dùng cá nhân không tài sản bảo đảm giai đoạn 2017-2019
(Nguồn: trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc VPBank 2017 - 2019)
Nhận xét:
Trong 3 năm từ năm 2017 - 2019 tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB ở trung tâm cho vay tiêu dùng Miền Bắc không ngừng tăng lên. Trong năm 2017 nợ xấu chiếm 16,3 tỷ thì đến năm 2019 số nợ xấu đã lên tới 31,1 tỷ đồng rất đáng báo động. Mặc dù,dư nợ vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB đã tăng lên rõ rệt, tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ vay cũng tăng ở ngưỡng lớn hơn 1. Điều này cho thấy việc quản lý hồ sơ và giám sát khoản nợ vay của trung tâm trong những năm gần đây không thực sự tốt. Bắt nguồn từ việc kích cầu,nới lỏng hạn mức vay, gia tăng áp lực chỉ tiêu cho đội ngũ nhân viên mà việc kiểm soát hồ sơ trong quá trình phát vay cũng như kiểm soát sau vay lại chưa thực sự bám sát
Phần lớn các cấp quản lý tại TTCVTDMB chỉ quan tâm đến chỉ tiêu, doanh số cho vay mà chưa quan tâm đúng mức đến việc quản lý nhóm nợ sau vay. Nguyên nhân một phần là từ phía Hội sở chưa gán chỉ tiêu thu hồi nợ cho
TTCVTDMB mà chỉ để phòng thu hồi nợ thuộc Hội sở phụ trách, trong khi sự liên kết giữa nhân viên tín dụng của TTCVTDMB và phòng thu hồi nợ trực thuộc Hội sở lại chưa cao.
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhânkhông tài sản bảo đảm tại Trung tâm cho vay tiêu dùng Miền Bắc -