Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng – trung tâm cho vay tiêu dùng miền bắc (Trang 61 - 63)

- Các yếu tố môi trường cạnh tranh

5 Trích lập dự phòng 10 214 331 64 42,7 117 4,

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trải qua hơn 6 năm hình thành và phát triển, Trung tâm cho vay tiêu dùng miền Bắc đã đạt được những kết quả tốt đáng mong đợi, cụ thể như:

- Thứ nhất, quy mô trung tâm CVTDMB ngày một mở rộng hơn. Số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm không ngừng tăng lên, tính đến năm 2019 con số này đã đạt tới 49920 người. Giá trị dư nợ vay cũng như doanh số vay đạt mức tăng ấn tượng. Tính đến năm 2019, dư nợ vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB tại trung tâm tăng 46,3% trong khi đó doanh số vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB tăng lên 45,3% so với năm 2018. Do đặc thù về sản phầm có tính rủi ro nên phần lớn thời gian vay ngắn hạn góp phần thu hồi nguồn vốn cho trung tâm và giảm thiểu những rủi ro không đáng có. Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng từ đó giúp trung tâm thiết lập các mối quan hệ với khách hàng, phạm vi và địa bàn bán ngày càng được mở rộng, từ đó tăng uy tín và tăng khả năng cạnh tranh của TTCVTDMB nói riêng cũng như ngân hàng VPBank nói chung.

- Thứ hai, hệ số phản ánh thu nhập trong những năm vừa qua vẫn giữ được mức tăng trưởng. Theo số liệu thống kê của Trung tâm giá trị của chỉ tiêu này năm 2017 là 14,98% thì đến năm 2019 là 14,22%.Có thể thấy việc gia tăng thu nhập lãi cận biên của sản phẩm vay tiêu dùng không TSĐB ở trung tâm xuất phát chủ yếu từ việc tăng thu nhập lãi thuần. Quá trình mở

rộng quy mô, giá trị dư nợ và doanh số tăng lên kéo theo mức tăng của chỉ tiêu này. Với giá trị thu nhập cận biên tăng cho thấy tình hình hoạt động ngày một tốt hơn của trung tâm trong thời gian 3 năm liền kề.

2.3.2. Hạn chế

Chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB tại TTCVTDMB đang ngày càng tốt hơn và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chất lượng cho vay tiêu dùng cá nhân không TSĐB ở VPBank vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể là tính rủi ro trong quá trình cho vay. Lãi suất vay tiêu dùng cao hơn rất nhiều so với lãi suất vay các sản phẩm khác, do tính đơn giản và nhanh chóng dẫn tới nảy sinh tâm lý vay dễ, tiêu dùng nhiều hơn và dẫn tới dễ mất khả năng chi trả.Trong nhiều trường hợp, nếu như khách hàng vay không trả nợ đúng hạn hoặc mất khả năng chi trả thì làm cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của ngân hàng tăng lên.

. Cụ thể tại TTVCTDMB giai đoạn từ 2017-2019 tỷ lệ dư nợ quá hạn/ dư nợ vay của toàn trung tâm đang có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2017 tỷ lệ này chỉ đạt 7,4% thì đến năm 2019 con số này đã lên đến 12,3%. Cùng với đó tỷ lệ nợ xấu cũng theo xu hướng tăng. Trong năm 2017 số lượng dư nợ vay là 1896 tỷ đồng (trong đó con số nợ xấu là 16,3 tỷ) thì đến năm 2019 số nợ xấu đã tăng lên 31,6 tỷ đồng. Đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng, việc gia tăng nợ xấu, nợ quá hạn là điều không tốt cho thấy những bất cập trong khâu quan lý và kiểm soát từ phía ngân hàng. Hiện tại tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đang ở sát ngưỡng rủi ro mà VPBank đặt ra. Với tình hình như hiện tại, dự tính con số này còn tiếp tục tăng và vượt ngưỡng trong tương lai. Do vậy, để chất lượng cho vay tiêu dùng không TSĐB ngày một tốt hơn nữa cần tìm ra nguyên nhân và giải pháp phù hợp.

Trên thực tế TTCVTDMB chưa có một biện pháp hữu hiệu trong việc khuếch trương quảng bá giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của TTCVTDMB nhiều

hơn. Hoạt động cho vay tiêu dùng chưa tạo ra một hình ảnh riêng biệt khiến khách hàng khi vay tiêu dùng thì nghĩ ngay đến VPBank cũng như TTCVTDMB.

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng – trung tâm cho vay tiêu dùng miền bắc (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w