Vấn đề cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 121 - 125)

2. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển báo chí trực tuyến hiện nay:

2.5. Vấn đề cơ chế chính sách

Từ năm 2003, với sự ra đời các dịch vụ băng thông rộng ADSL và Wi-Fi, triển khai cung cấp dịch vụ Internet Phone, triển khai Internet đến trƣờng học trên cả nƣớc cùng quyết tâm xóa bỏ độc quyền, “quản lý phù hợp với sự phát triển” thay cho “khả năng quản lý đến đâu thì mở tới đó” nhƣ tinh thần Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính Phủ, những thành tựu về phát triển Internet và truyền thông trực tuyến ở Việt Nam đạt đƣợc rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên để rút ngắn khoảng cách và theo kịp với các nƣớc khác trên thế giới và khu vực, chúng ta còn rất nhiều việc cần làm. Và nếu Nghị định 55/2001/NĐ- CP ngày 23/8/2001 của Chính Phủ đƣợc xem là “nghị định cởi trói” cho việc phát triển Internet thì hiện nhiều văn bản về quản lý phát triển báo chí trực tuyến vẫn chƣa phù hợp với điều kiện mới. Và, dù có khá nhiều văn bản từ Luật Báo chí đến các chỉ thị, thông tƣ liên quan đến báo trực tuyến nhƣng hành lang pháp lý trong việc quản lý thông tin trên các trang Web hiện vẫn chƣa đầy đủ.

Hiện nay, Bộ Văn hóa - Thông tin là cơ quan thực hiện chức năng quản lý

(1) Dẫn theo Bùi Dũng: “Sinh viên ngành báo mạng” – bài đăng trên VietnamNet (http://vietnamnet.vn/cntt/2005/11/511174)

nhà nƣớc và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet. Mọi cá nhân hay pháp nhân đều phải chấp hành các quy định về hoạt động Internet và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung của website (1

). Nhƣng các đối tƣợng ghi trong khoản 1, điều 3 của Quy chế quản lý lại là “Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nƣớc, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nƣớc ngoài, các pháp nhân có yếu tố nƣớc ngoài tại Việt Nam cung cấp thông tin trên Internet, thiết lập trang tin điện tử trên Internet chịu sự điều chỉnh của quy chế này”. Quy chế không đề cập đến trƣờng hợp cá nhânnhóm cá nhân. Nhƣ vậy, mọi cá nhân có thể thiết lập website mà không buộc phải đƣợc cấp phép?

Điều kiện cấp phép cũng có sự khác nhau về thủ tục giữa pháp nhân Việt Nam và nƣớc ngoài. Đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam, cần có các điều kiện sau: văn bản chấp thuận của cơ quan chủ quản; phải xác định rõ loại hình thông tin cung cấp, nội dung, các chuyên mục, tần số cập nhật thông tin; có ngƣời đủ thẩm quyền chịu trách nhiệm về nội dung và có nghiệp vụ quản lý thông tin; có đủ phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho việc cung cấp thông tin, có địa chỉ miền trên Internet hợp lệ. Cần hiểu địa chỉ miền trên Internet hợp lệ là tên miền Việt Nam do Trung tâm Internet Việt Nam cấp (2

). Nói cách khác, các tên miền quốc tế - không có đuôi .vn - đều không đƣợc cấp phép. Quy định về tên miền, một số báo trực tuyến không chấp hành đúng mà điển hình là VnExpress (vnexpress.net) hoặc tạp chí kế toán (tapchiketoan.com) vẫn đƣợc phép hoạt động 5 năm qua. Mặt khác, thực tiễn báo chí trực tuyến cho thấy cần có cách nhìn chính xác hơn về khái niệm website. Định nghĩa website là một trang tin điện tử, là loại hình bản tin thực hiện trên mạng Internet chỉ đúng khi hiểu ở nghĩa rất rộng. Nhƣng dùng định nghĩa này để đánh đồng website với một ấn phẩm báo chí, xuất bản để quản lý thì sẽ hạn chế tác dụng chia sẻ (mặt tích cực) của Internet. Thực tế, một website có thể là một tờ báo trực tuyến, có thể là

(1) Theo Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23-8-2001 về “Quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet” và “Quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet”, ban hành theo QĐ 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10-10-2002

(2) Theo “Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet” ban hành kèm Quyết định số 92/2003/QĐ-BBCVT ngày 26-5-2003 của Bộ Bưu chính - Viễn thông

một thƣ viện điện tử, một diễn đàn sôi động, có thể đơn giản là một brochure, catalogue không cần cập nhật thƣờng xuyên, cũng có thể là một siêu thị điện tử... Tất cả mọi hình thức website đều đƣợc xem xét để cấp phép bởi một thủ tục, hồ sơ mẫu nhƣ nhau không phù hợp với sự phát triển đa dạng của Internet trong các hoạt động dịch vụ. Vì sự đánh đồng đó nên hiện nay, có quá nhiều website báo chí trực tuyến không chính thức (không có phép) nhƣng tồn tại song hành trong đời sống báo chí Việt Nam và lấn lƣớt (về số lƣợng truy cập) hầu hết các báo trực tuyến ở Việt Nam nhƣ tintucvietnam.com, ngoisao.net, sohoa.net, gamthu.net v.v…

Ranh giới giữa trang web cá nhân và báo trực tuyến lẫn lộn nhau, không rõ ràng. Thực tế, không ai có thể đƣa ra con số website hiện có của cá nhân và tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp (trong và ngoài nƣớc đang hoạt động tại Việt Nam). Số lƣợng website đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin cấp phép đến nay chỉ là con số rất nhỏ so với thực tế các website đang hoạt động tại Việt Nam (khoảng 2500 theo báo cáo). Quy chế quản lý dƣờng nhƣ gò ép tinh thần của Nghị định 55 nên dẫn đến tình trạng không quản lý đƣợc. Sự ra đời của hàng trăm website “lậu” hoạt động nhƣ những báo trực tuyến (có tin tức, diễn đàn, có truyền hình, phát thanh trực tuyến v.v…) đã ảnh hƣởng đến hoạt động thông tin – tuyên truyền, ảnh hƣởng đến hoạt động của báo chí trực tuyến “chính thống”.

Điều 5 của Nghị định 55 ghi: “Có chính sách khuyến khích tăng cƣờng đƣa thông tin tiếng Việt, đặc biệt là thông tin về đƣờng lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc lên Internet. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thông qua Internet giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình”. Nhƣng trên thực tế, số website tiếng Việt của cá nhân, nhóm cá nhân trong và ngoài nƣớc mọc lên nhƣ nấm, tự do, nhộn nhịp với đa dạng loại hình, thông tin, dữ liệu phong phú và nhiều diễn đàn hữu ích lẫn nhảm nhí. Website cá nhân không thuộc diện phải xin cấp phép không có nghĩa là không chịu sự quản lý, điều chỉnh theo luật pháp. Trên thực tế, số lƣợng website của các cá nhân, nhóm cá nhân (không có tƣ cách pháp nhân) luôn chiếm số lƣợng lớn và biến động liên

tục, cần sự giám sát nội dung chặt chẽ hơn các website có pháp nhân chịu trách nhiệm cụ thể trƣớc pháp luật. Tất nhiên không phải trang tin trực tuyến nào chƣa đƣợc cấp phép đều tổ chức hoạt động không nghiêm túc. Việc chính thức hoá những dạng “báo trực tuyến” này cũng cần có cơ chế phù hợp.

Trong nền báo chí cách mạng Việt Nam hiện nay, về lý thuyết, vị trí then chốt của một cơ quan báo chí là tổng biên tập (đối với báo in, báo trực tuyến), hoặc tổng giám đốc hay giám đốc (đối với các đài phát thanh, đài truyền hình). Ngƣời đứng đầu những đơn vị truyền thông này, theo luật báo chí là ngƣời có nhiệm vụ “lãnh đạo và quản lý cơ quan báo chí về mọi mặt, bảo đảm thực hiện tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí và chịu trách nhiệm trƣớc thủ trƣởng cơ quan chủ quản và trƣớc pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí”. Trách nhiệm của tổng biên tập là làm sao xác lập đƣợc chủ trƣơng và đƣờng hƣớng của tờ báo thể hiện thông qua quan điểm chọn lựa nội dung thông tin, cũng nhƣ phƣơng pháp xử lý thông tin. Khi cấp giấy phép thành lập “trang tin điện tử” nhƣ hiện nay, Bộ Văn hóa – Thông tin khó có thể phân biệt website đó ra đời hoạt động nhƣ một tờ báo trực tuyến hay không. Cũng nhƣ khó có thể kiểm soát đƣợc tổng biên tập đó là ai. Rất nhiều website hiện nay mƣợn danh nghĩa của một cơ quan, thậm chí còn mƣợn danh nghĩa của một ngƣời nào đó (có uy tín) để làm tổng biên tập hờ, nội dung website do một nhóm khác thực sự quản lý.

Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải quy định cụ thể tiêu chuẩn của Tổng biên tập báo trực tuyến. Cần phải có những quy định khác về việc cấp giấy phép xây dựng website, portal. Để tăng cƣờng quản lý thông tin trên mạng Internet và báo trực tuyến, ngoài khả năng quản lý bằng công nghệ (nhƣ tƣờng lửa chẳng hạn) phải thƣờng xuyên kiểm tra việc đƣa thông tin lên mạng và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm. Bộ Văn hóa - Thông tin cần phối hợp với Bộ Công an, Bộ Bƣu chính - Viễn thông nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các chế tài và quy định quản lý cho phù hợp. Để báo chí trực tuyến ngày càng phát triển và đáp ứng đƣợc mọi yêu cầu của xã hội, tránh đƣợc tình trạng đƣa những thông tin tùy tiện, tiêu cực lên mạng, cần nhanh chóng thực hiện nhiều giải pháp liên quan

đến cơ chế quản lý tốt cả Internet lẫn báo trực tuyến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 121 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)