Đặc trƣng “phát hành”:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 38)

3. Những đặc trƣng cơ bản của báo chí trực tuyến:

3.5.Đặc trƣng “phát hành”:

Khi Internet và báo trực tuyến mới ra đời, nó chƣa khai thác đƣợc thế mạnh tích hợp các phƣơng tiện truyền thông và khả năng tìm kiếm cũng chƣa mạnh nhƣ ngày nay (do cả công nghệ tìm kiếm, lẫn chất lƣợng đƣờng truyền), thế nhƣng điều nó làm kinh ngạc ngƣời sử dụng chính là khả năng phá vỡ rào cản không gian trong khâu “phát hành”. Về bản chất công nghệ, đặc trƣng phát hành của báo trực tuyến xuất phát từ đặc trƣng kỹ thuật mạng của Internet. Nhƣng đứng ở góc độ truyền thông, giờ đây, một webblog của cá nhân, một website của ca sĩ, một trang tin điện tử của doanh nghiệp, của một trƣờng trung học cơ sở, một tờ báo trực tuyến lớn nhƣ VOA… đều có khả năng phát hành toàn cầu, bình đẳng.

Báo in sau công đoạn in ấn phải tốn chi phí chuyên chở và thời gian để đƣa đến ngƣời đọc. Mà trên thế giới, hầu nhƣ không có tờ báo in nào hiện nay có khả năng phát hành toàn cầu cho dù việc in ấn có thể tổ chức ở nhiều nơi. Báo trực tuyến đã khắc phục một cách dễ dàng trở ngại không gian so với báo in

khi phát hành ở bất cứ nơi đâu trên môi trƣờng không gian điều khiển (1). Nếu nhƣ báo in chỉ phát hành đƣợc khoảng vài trăm ngàn hay trên một triệu bản, báo trực tuyến có thể đến với hàng triệu độc giả không chỉ trong nƣớc mà còn khắp thế giới, tại bất cứ nơi nào có máy tính truy cập mạng và sau này có thể có nhiều thiết bị viễn thông khác nhƣ điện thoại di động chẳng hạn…

Phát thanh – truyền hình dùng kỹ thuật tƣơng tự (analog) lâu nay cũng chỉ có khả năng tổ chức các điểm thu phát sóng trong những phạm vi không gian nhất định. Sau này khi có vệ tinh, phát thanh và truyền hình đã đƣa qua vệ tinh để phủ sóng nhiều nơi trên thế giới nhƣng hết sức tốn kém. Đấy là chƣa nói đến khả năng bị can nhiễu do các tần số phát sóng bị giao thoa (2

).

Với đặc trƣng “phát hành”, hệ thống báo chí trực tuyến trên thế giới đƣợc ví nhƣ một sạp báo toàn cầu. Với những quốc gia có những cộng đồng kiều dân sống rải rác khắp nơi trên thế giới, báo trực tuyến đã giúp ích rất nhiều trong việc tổ chức thông tin đối ngoại. Hiện nay, tiếng nói Việt Nam, nhờ Internet, đã đến đƣợc những ngƣời con xa Tổ quốc nhƣng không rành tiếng Việt, đã đến đƣợc với một thế hệ Việt kiều trẻ sinh ra và lớn lên ở nƣớc ngoài. Năm 2002, có một sự kiện đƣợc giới nghiên cứu báo chí trực tuyến cho là quan trọng nhất trong năm và sự kiện này cho thấy việc tận dụng đặc trƣng phát hành và đặc trƣng tìm kiếm thông tin của báo trực tuyến hết sức “lợi hại” trong truyền thông. Đó là sự ra đời của Google News (news.google.com), một dịch vụ tìm tin tức tự động theo yêu cầu từ 4.500 tờ báo trực tuyến bằng tiếng Anh trên toàn cầu. Google, cỗ máy tìm kiếm thông tin số 1 thế giới hiện nay, phát triển dịch vụ miễn phí này trên cơ sở công nghệ thuần tuý, nghĩa là không có bàn tay chọn lọc bài vở của các biên tập viên con ngƣời. Khi đánh một từ khoá nào đó vào ô tìm kiếm, ngƣời sử dụng sẽ đƣợc Google tự động đƣa đến tất cả các site tin tức có từ

(1) Cyber space – một cách nói hình ảnh của môi trường Internet

(2) Hiện tượng này thấy rất rõ trong thực trạng phát thanh – truyền hình địa phương ở Việt Nam mặc dù Cục Tần số có quy hoạch các dãi tần phát thanh – truyền hình cho các khu vực song công suất phát sóng của các Đài hiện nay rất khác nhau và do địa hình của nhiều vùng phức tạp nên tình trạng can nhiễu sóng xuất hiện rất nhiều và hết sức lãng phí.

khoá đó, đƣợc sắp xếp theo một thứ tự dựa trên thời điểm xuất hiện trên mạng và mức độ truy cập. Chẳng hạn, với từ khoá là “Vietnam”, hàng nghìn trang tin tức cập nhật về Việt Nam sẽ hiện lên trên màn hình, tin xảy ra gần nhất hoặc đƣợc đọc nhiều nhất đƣợc đƣa lên đầu. Bên cạnh những nguồn tin “ngoại” phổ biến nhƣ CNN, BBC, South China Morning Post, Reuters, AFP… có không ít bản tin đến từ những nguồn “nội”: Đài Tiếng nói Việt Nam (www.vov.org.vn) và Vietnam Investment Review (www.vir.com.vn).

Chỉ có báo chí trực tuyến với công nghệ truyền thông của mình mới có thể cho ra đời đƣợc một “sạp báo toàn cầu” tuyệt vời nhƣ thế. Nhƣng đặc trƣng phát hành toàn cầu của báo chí trực tuyến vẫn đang tiếp tục những thách thức, khám phá về công nghệ cũng nhƣ phƣơng pháp làm báo để tạo ra hiệu quả cao hơn trong truyền thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 38)