Đặc trƣng về “cái chết” của tác giả nhà báo:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 48 - 52)

3. Những đặc trƣng cơ bản của báo chí trực tuyến:

3.9.Đặc trƣng về “cái chết” của tác giả nhà báo:

Với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật – công nghệ, báo chí trực tuyến sẽ càng ngày càng hoàn thiện; và càng hoàn thiện, nó càng tiện lợi. Điều quan trọng là với đặc trƣng của mình, báo trực tuyến đã và đang mở ra cho công chúng quyền tự chọn cho mình một cách “đọc” và những sự chọn lựa đó làm thay đổi hẳn bản chất của những gì họ “đọc”. Nói cách khác, ở đó, ngƣời đọc/xem/nghe thực sự là những đồng tác giả, những kẻ tham gia vào một quá trình tƣơng tác đúng nghĩa với tác giả - nhà báo.

Cũng cần nói thêm, thế hệ công chúng báo chí của sinh hoạt truyền thông trong tƣơng lai chủ yếu là những ngƣời đã tiếp cận với nền văn hóa trực tuyến. Tất nhiên, báo in, phát thanh, truyền hình truyền thống vẫn còn trong đời sống. Nhƣng có thể dự báo là báo trực tuyến sẽ dần dần chiếm vai trò chủ đạo trong nền báo chí các nƣớc. Bởi Internet có ảnh hƣởng mạnh đến mức nhiều nhà nghiên cứu xem đó nhƣ một cuộc cách mạng lớn thứ ba trong lịch sử văn hoá nhân loại, sau sự xuất hiện của chữ viết và sự xuất hiện của máy in.

Với báo in truyền thống, đọc báo là đọc một bài báo cụ thể, gắn liền với một nhà báo (tác giả) cụ thể. Khi văn bản từ trang giấy đƣợc số hóa để chuyển lên không gian điều khiển, sự thay đổi ấy sẽ kéo theo sự thay đổi trong bản thân khái niệm "văn bản". Nếu văn bản trên báo in, chủ yếu là một “công trình ngôn ngữ” với sự kết hợp giữa các yếu tố từ vựng và một ít các yếu tố phi từ vựng, từ các dấu câu đến cách trình bày trên trang giấy nhƣ cách ngắt dòng hay cách sắp dòng thì văn bản – theo nghĩa rộng - dƣới hình thức số vừa là một công trình ngôn ngữ vừa là một công trình phi ngôn ngữ, trong đó, có thể có cả âm thanh, hình ảnh, hay các sự chuyển động mà internet có thể làm đƣợc. Nếu văn bản cũ có một trung tâm quy chiếu rõ ràng với một cấu trúc vững chãi dựa trên cách phân bậc chặt chẽ giữa các điểm chính và các điểm phụ, điểm trƣớc và điểm sau

thì văn bản trong môi trƣờng Internet lại là một cái gì phi tâm, không có điểm khởi đầu cũng nhƣ điểm kết thúc, gắn liền với một liên mạng đa phƣơng và đa tầng, ở đó, mọi mối quan hệ đều hết sức dân chủ. Nếu văn bản cổ điển đƣợc thiết kế theo một trật tự tuyến tính, từ câu thứ nhất đến câu thứ nhì, từ đầu trang đến cuối trang, từ trang trƣớc đến trang sau thì văn bản điện tử, ngƣợc lại, có tính chất phi tuyến tính, ở đó, ngƣời đọc đƣợc tự do chọn các điểm nối (link) để có thể chuyển mạch sự kiện, thông tin theo một chiều hƣớng khác, không nhất thiết phải theo một kết cấu cố định. Và, nếu văn bản theo nghĩa cổ điển là cái gì tĩnh tại, cố định, thì văn bản trực tuyến có thể biến hoá liên tục tuỳ theo cách tiếp cận của mỗi ngƣời đọc, thậm chí, của mỗi lần đọc. Nói một cách tóm tắt, văn bản trực tuyến là loại văn bản phi tuyến tính, liên văn bản, đa tâm, bất định và bất liên tục, nặng tính chất tƣơng tác cũng nhƣ tính chất trình diễn.

Hình thức văn bản trên báo chí trực tuyến nhƣ đã nói ở đặc trƣng trình bày là một ứng dụng của hypertext, một phát minh của nhân loại. Báo chí hypertext, trên nguyên tắc, vẫn là báo chí. Nhƣng hypertext có khả năng làm đảo lộn mọi điển phạm, mọi mô thức truyền thông cũ. Nó có khả năng làm thay đổi cách ngƣời sử dụng tiếp nhận thông tin cũng nhƣ cách nhà báo thông tin. Nó có khả năng làm thay đổi không những quan hệ giữa công chúng báo chí với văn bản mà còn làm thay đổi quan hệ giữa nhà báo/tác giả với văn bản: nếu ngƣời đọc có quyền tham gia vào công cuộc định hình tác phẩm báo chí, vào việc thay đổi trật tự của tác phẩm báo chí, có thể "lƣớt" từ tác phẩm này qua tác phẩm khác một cách dễ dàng và cực kỳ nhanh chóng thì nhà báo/tác giả không còn là một tiếng nói độc nhất có thẩm quyền trên tác phẩm báo chí của chính mình. Nói cách khác, báo chí trực tuyến có khả năng làm mất đi vai trò của nhà báo, vai trò tác giả (1). Sự mất đi vai trò của tác giả đồng nghĩa với sự ra đời của người đọc/xem/nghe. Đó là sự ra đời của quyền tự do chọn lựa thông tin, diễn dịch thông tin, xây dựng hình thái dư luận xã hội.

(1) Khái niệm "tác giả" trong báo chí không phải là cái gì tự nhiên hay vĩnh cửu, đó là một sản phẩm của lịch sử.

Thực tiễn báo chí trực tuyến hiện chƣa có thể chứng minh đầy đủ cho những nhận định đó. Nhƣng gần đây, sự ra đời của weblog, và công nghệ RSS (hiện nay công nghệ này đƣợc nhiều báo trực tuyến ở Việt Nam sử dụng) là một minh chứng về sự thay đổi từ thế thụ động sang thế chủ động của công chúng truyền thông. Weblog trong vài năm gần đây đã khiến cho nhiều nhà truyền thông trực tuyến cảm thấy bất ngờ vì sự bùng nổ quá nhanh của nó. Có ngƣời còn cho đó là “một cuộc cách mạng trong truyền thông, khi một ngƣời có thể tham gia diễn đàn, có thể bày tỏ quan điểm về các chủ đề khác nhau, có thể tự mình xây dựng một tờ báo riêng” (1). Và với công nghệ RSS (2), các tờ báo trực tuyến hiện nay tiếp tục cung cấp cho ngƣời sử dụng khả năng tìm tin tức cực nhanh, gọn, dƣới dạng tóm tắt. Khi số lƣợng website tin tức ngày càng nhiều, việc duyệt web để tìm những thông tin cần thiết ngày càng mất nhiều thời gian. Dịch vụ RSS ra đời từ ý tƣởng cho rằng nếu các thông tin và dữ liệu mới nhất đƣợc gửi trực tiếp đến độc giả trực tuyến, thay vì họ phải tự dò tìm thông tin từ trang web này đến trang web khác thì sẽ tốt hơn. Nhƣng RSS là những dòng tin ngắn, cực ngắn chứa đựng nhiều thông tin. Và những thông tin ấy không còn một chút bóng dáng của tác giả - nhà báo, nó cô đọng nhƣ một phát biểu thông tấn ngắn ngủi, không còn cá tính sáng tạo, phong cách nhà báo.

(1) Phát biểu của ông Nguyễn Anh Tuấn – Tổng biên tập VietnamNet (trích từ bài viết của Đặng Anh Đức, bài đã dẫn)

(2) RSS (Really Simple Syndication): Dịch vụ cung cấp thông tin cực kì đơn giản. Dành cho việc phân tán và khai thác nội dung thông tin web từ xa (ví dụ như các tiêu đề, tin tức). Sử dụng RSS, các nhà cung cấp nội dung web có thể dễ dàng tạo và phổ biến các nguồn dữ liệu ví dụ như các link tin tức, tiêu đề, và tóm tắt.

Vì thế, khi vai trò của tác giả - nhà báo bị mờ nhạt, thì ý niệm về phong cách báo chí cũng có nguy cơ bị triệt tiêu. Khi ý niệm về phong cách bị triệt tiêu thì bảng giá trị tôn vinh sự độc đáo, sáng tạo của nhà báo cũng bị lung lay theo. Tất nhiên, hiện chƣa có cơ sở để có thể nhận định một cách chính xác, có ý nghĩa lý luận về đặc trƣng này của báo chí trực tuyến. Nhƣng, với những dấu hiệu bƣớc đầu, chúng ta cần có một sự tổng kết và dự báo tốt để có thể tiên liệu và hoạch định các biện pháp quản lý, đào tạo, các kế hoạch phát triển phù hợp với những thay đổi mà nền văn hoá trực tuyến sẽ mang lại trong tƣơng lai.

***

Khi truyền hình ra đời, nhiều ngƣời tƣởng rằng thời của phát thanh đã hết. Khi báo trực tuyến xuất hiện, nhiều ý kiến nói rằng báo in đã đến lúc cáo chung, nhƣng thực tế sẽ không phải nhƣ vậy. Tuy nhiên, giới truyền thông cũng đang nhìn thấy ở báo trực tuyến những tiềm năng to lớn cả về truyền tải nội dung cũng nhƣ những lợi ích thƣơng mại mà phƣơng tiện này có thể mang lại trong những năm tới. Thời đại số đã tạo ra một phƣơng tiện mới, tạo ra phƣơng pháp tác nghiệp mới cho các nhà báo. Giữa một biển thông tin không giới hạn, vai trò và kỹ năng của nhà báo lại đƣợc đặt lên hàng đầu: phải biết tận dụng các đặc trƣng của báo trực tuyến để làm tốt hơn nữa thiên chức nhà báo nhƣng cũng không nên xem công nghệ nhƣ “chiếc đũa thần”. Hơn ở đâu hết, báo trực tuyến đòi hỏi khắt khe các kỹ năng của nghề báo - kiểm tra sự việc, xác định và đánh giá chất lƣợng các nguồn tin. Internet đƣa nhân loại đi từ thái cực quá thiếu thông tin đến thái cực quá tải thông tin. Khi thông tin tràn ngập, sự trung thực của thông tin mới có vai trò quyết định. Ngƣời xem/nghe/đọc cần chọn sự thật

từ kho thông tin đồ sộ. Báo chí trực tuyến là một loại hình báo chí mạnh và mới, tạo cho nhà báo nhiều cơ hội, công cụ để tiếp cận, xử lý, phát hành nguồn tin. Nhƣng nó cũng trao quyền lực đó vào tay công chúng truyền thông. Ngày nay với mọi thông tin sẵn sàng trên đầu ngón tay người sử dụng, ngƣời làm báo trực tuyến bên cạnh việc nắm bắt công nghệ, càng cần phải rèn luyện tốt hơn nữa về các kỹ năng báo chí kinh điển.

CHƢƠNG II

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 48 - 52)