Đặc trƣng tích hợp các phƣơng tiện truyền thông đại chúng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 33)

3. Những đặc trƣng cơ bản của báo chí trực tuyến:

3.3.Đặc trƣng tích hợp các phƣơng tiện truyền thông đại chúng:

Lúc 17g ngày 7/11/2006, khi phái đoàn Việt Nam bƣớc vào phiên họp với Đại hội đồng WTO tại Geneva, hoàn tất những thủ tục cuối cùng, trƣớc khi Bộ trƣởng Thƣơng mại Trƣơng Đình Tuyển và Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy có thể đặt bút ký vào bản nghị định thƣ gia nhập, hầu hết các báo trực tuyến ở Việt Nam đều có bản tin này trên trang chủ ở vị trí trang trọng nhất. Thông tin đƣợc cập nhập thƣờng xuyên nhất từ thời điểm này là VnExpress. Riêng Thanh

niên online, Tuổi trẻ online nhanh chóng đón đầu sự kiện này bằng cách ghi hình lại bản tin tƣờng thuật (với những hình ảnh mới nhất do phóng viên VTV gửi về từ Geneva (Thuỵ Sĩ). 4 phút sau khi bản tin VTV phát trên truyền hình, Tuổi trẻ online đã cập nhật đoạn video clip đó lên website của mình. Thanh niên online chậm hơn nhƣng cũng đã đƣa đƣợc bản tin video lên website sau 15 phút.

Sóng truyền hình của VTV1 trong chƣơng trình thời sự 19 giờ ngày 7/11/2006 chỉ có thể phủ sóng cả nƣớc nhƣng với các báo trực tuyến thì bản tin truyền hình đó có thể vƣơn ra đƣợc cả thế giới.

Khả năng truyền thông đa phƣơng tiện của Internet không phải là vấn đề mới. Khi Internet ra đời, viễn cảnh tích hợp các loại hình báo chí (truyền hình, phát thanh và báo in) của nó đã đƣợc nói đến. Thế nhƣng quá trình hội tụ công nghệ này không phải dễ dàng do điều kiện hạ tầng kỹ thuật, sự tiến bộ của công nghệ và trình độ nhân lực của các cơ quan báo chí. Mở đầu trong quá trình tích hợp này là sự ra đời của phát thanh trực tuyến trên mạng Internet của các website thuộc BBC, VOA, ABC… Và ở Việt Nam, báo trực tuyến của Đài Tiếng nói Việt Nam (vov.org.vn) là đơn vị báo chí đầu tiên ứng dụng đặc trƣng tích hợp các phƣơng tiện truyền thông vào việc xây dựng radio online. Truyền

Báo Tuổi trẻ online và Thanh niên online đưa ngay video clip bản tin của VTV lên mạng

hình trực tuyến ra đời sau khi Internet băng thông rộng IDSL, leasline, rồi ADSL phổ biến trong công chúng. Từ khi thế mạnh multi-media đƣợc khai thác, báo chí trực tuyến có sức hấp dẫn mới và thực sự “chia sẻ” số lƣợng công chúng truyền thông của các loại hình báo chí khác.

Với tính phổ thông và sự chuẩn hóa của giao thức IP trên phạm vi toàn thế giới, việc cung cấp các chƣơng trình truyền hình trực tuyến trở nên dễ dàng, không phụ thuộc vào phạm vi địa lý, có thể đƣợc xem bất cứ lúc nào với chiếc máy vi tính có kết nối Internet băng thông rộng. Trên thế giới, theo hãng dữ liệu GFK, truyền hình trực tuyến đang phát triển với tốc độ tới 300% năm và sẽ là hiện tƣợng của ngành truyền thông toàn cầu trong thập niên tới. Nhiều tập đoàn truyền thông của thế giới đã đầu tƣ mạnh mẽ vào lĩnh vực này để theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và viễn thông. Đầu năm 2005, Tổng Công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam đã phối hợp với công ty Siemens của Đức thử nghiệm thành công giải pháp kỹ thuật cung cấp đa chƣơng trình giải trí video và truyền hình thông qua mạng Internet tốc độ cao. Việc thử nghiệm thành công này cho thấy khả năng cung cấp các chƣơng trình video và truyền hình trực tuyến với chất lƣợng rất cao thông qua Internet là chuyện không phải chờ lâu nữa. Tổng Công ty truyền thông đa phƣơng tiện VTC (thuộc bộ Bƣu chính viễn thông) cũng đã thử nghiệm và phát sóng thành công truyền hình kỹ thuật số cho điện thoại di động… (1)

Nhƣ̃ng năm đầu thế kỷ 21 đánh dấu sƣ̣ phát triển ma ̣nh m ẽ chƣa từng có của các phƣơng tiện truyền thông . Đƣợc tiếp sức bởi những bƣớc phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ , đă ̣c biê ̣t là công nghê ̣ thông tin , số lƣợng và đô ̣ hấp dẫn của các chƣơng trình truyền hình ngày càng gia tă ng. Phát thanh trực tuyến, truyền hình trực tuyến đang tạo ra sự kết hợp hài hòa giữa báo nói, báo hình và báo trực tuyến trên Internet, nhờ đó, tích hợp đƣợc những ƣu điểm của cả các loại hình truyền thông này. Với đặc thù thu - phát qua mạng Internet, báo trực

(1) Sáng 10-11, Công ty Truyền hình di động VTC (Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC) đã chính thức khai trương dịch vụ truyền hình di động

tuyến phát triển mạnh tính riêng tƣ, khắc phục đƣợc hạn chế của phát thanh, truyền hình qua vệ tinh để đến với toàn thế giới. Bên cạnh đó, nó vẫn là một phƣơng tiện truyền thông vô cùng hiệu quả, có ảnh hƣởng to lớn đến cộng đồng, phạm vi ảnh hƣởng lại mang tính toàn cầu. Đặc trƣng này của báo chí trực tuyến đã dẫn đến sự thay đổi trong việc tổ chức hoạt động của các loại hình báo chí cũ. Phát thanh “nhìn” (visual radio) đã đƣợc bắt đầu áp dụng thành công nhƣ một sự “kết hôn” giữa FM truyền thống với báo trực tuyến nhằm làm tăng sự trải nghiệm của công chúng, giúp họ cùng tham gia vào nội dung quan tâm theo hình thức thuận lợi nhất. Đây là hình thức nghe phát thanh với các âm thanh, hình ảnh và thông tin hiển thị trên màn hình của điện thoại di động. Phát thanh thông minh (smart radio) ra đời năm 1999 cũng là phát thanh qua điện thoại di động, nhƣng còn cung cấp các dữ liệu đƣợc đông đảo công chúng quan tâm (1

).

Bảng dƣới đây so sánh vài điểm về đặc trƣng của phát thanh – truyền hình truyền thống với phát thanh – truyền hình tích hợp trên hệ thống báo trực tuyến

Phát thanh Truyền hình truyền thống Phát thanh – truyền hình qua mạng Internet  Hạn chế về phạm vi phủ sóng, hạn chế về băng tần.  Thƣờng chỉ có ngƣời dẫn chƣơng trình chuyên nghiệp

 Thu nhập từ quảng cáo và tiền thuế

 Các chƣơng trình phát theo lịch trình (tiếp nhận thông tin đồng bộ)

 Các chƣơng trình có đông thính giả

 Máy thu thanh, máy thu hình

 Truyền dẫn vệ tinh/cáp/qua cột phát sóng

 Hầu nhƣ chỉ tiếp nhận

 Tính toàn quốc, quốc gia và toàn cầu

 Khán thính giả tham gia làm chƣơng trình

 Nguồn thu nhập từ quảng cáo, nội dung, phí cấp phép, tài trợ

 Thời gian chuyển dịch theo ý muốn của ngƣời sử dụng (tiếp nhận thông tin không đồng bộ)

 Chia thành nhiều nhóm đối tƣợng khác nhau (phi đại chúng hóa)

 Rất nhiều thiết bị trực tuyến

 Bất kể mạng lƣới số nào.

 Tƣơng tác

Trong tƣơng lai, với sự phát triển của công nghệ, thế mạnh đa phƣơng tiện

(1) Ví dụ: tên bài hát đang phát, văn bản nội dung một số chương trình phát thanh, tình hình giao thông tại các điểm nút giao thông cho những người đang lái xe; thông tin về chuyến bay; chỉ dẫn giờ phát các chương trình truyền hình.

sẽ đƣợc khai thác tốt hơn và các website báo chí càng trở nên phong phú, hấp dẫn. Trong tƣơng lai, báo trực tuyến với sự tích hợp phát thanh, truyền hình, báo trực tuyến đƣợc dự đoán sẽ trở thành phƣơng tiện đƣợc nhiều ngƣời sử dụng nhất cùng với những tiện lợi của Internet trong các hoạt động nhƣ mua bán, học hành, nghiên cứu, trao đổi, thanh toán…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 33)