Vấn đề nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 120 - 121)

2. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển báo chí trực tuyến hiện nay:

2.4. Vấn đề nhân lực

Xin bắt đầu từ những con số của Tiền Phong online: 140 là số lƣợng tin bài đƣợc cập nhật hằng ngày cho 11 trang mục. Nhƣng 60% số lƣợng tin bài này đƣợc lấy từ báo in, 20% do cộng tác viên, chỉ có 20% tin bài do chính tòa soạn báo online sản xuất. 20% tin bài cũng là con số khá cao vì hiện nay, Tiền phong online chỉ có 5 phóng viên. Con số này ở báo Sài gòn giải phóng online 8, Nhân dân điện tử là 30, báo Tuổi trẻ online là 34. Hiện nay, các báo trực tuyến độc lập với báo in nhƣ VnExpress hay VietnamNet mới có đội ngũ phóng viên, biên tập viên tƣơng đối hùng hậu (trên 100). Nhƣng so với yêu cầu, so với mong muốn, số lƣợng nhân sự của các đơn vị này vẫn chƣa đáp ứng.

Thiếu nhân sự nhƣng chất lƣợng nhân sự cũng là vấn đề đặt ra đối với nhiều báo trực tuyến hiện nay. Số cán bộ, phóng viên làm việc ở một số báo trực tuyến chủ yếu từ báo in, phát thanh, truyền hình chuyển sang nên gặp nhiều khó khăn trong tác nghiệp. Hiện nay có một thực tế về nhân sự trong các báo trực tuyến là: ngƣời giỏi làm báo thì yếu về kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin. Và ngƣợc lại, ngƣời giỏi về công nghệ thông tin thì lại yếu về nghiệp vụ báo chí. Chƣa có sự gặp gỡ giữa 2 nhóm nhân lực này nên việc khai thác thế mạnh của công nghệ phục vụ chuyển tải các nội dung thông tin chƣa cao.

Các cơ sở đào tạo hiện nay mới bắt đầu đào tạo phóng viên báo trực tuyến. Và trong chừng mực nào đó, năng lực đào tạo chƣa thật sự đáp ứng nhu cầu phát triển quá nhanh của loại hình báo chí mới mẻ nhƣng khá năng động này. Năm 2002, Phân viện Báo chí truyên truyền (nay là Học viện Báo chí tuyên truyền) xây dựng chƣơng trình đào tạo báo trực tuyến và từ năm học 2003 – 2004 bắt đầu đào tạo khoá đầu tiên với 26 sinh viên, trong số đó có 3 ngƣời đƣợc nhận học bổng du học nƣớc ngoài. Nội dung đào tạo ngoài các môn học về kỹ năng

báo chí, sinh viên còn đƣợc học các kiến thức CNTT về thiết kế web, đồ họa, xử lý hình ảnh, âm thanh cho web... với số giờ thực hành lớn hơn lý thuyết (chƣơng trình học đƣợc biên soạn dựa trên những chƣơng trình đào tạo báo trực tuyến của nƣớc ngoài) nhƣng chủ yếu cũng là những kiến thức cơ bản. Tại khoa Báo chí, Đại học Khoa học xã hội – Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, môn báo trực tuyến đƣợc đƣa vào giảng dạy từ năm 2002 ở tất cả các lớp nhƣng chỉ với 2 - 3 đơn vị học trình (1

). Hiện chƣa có một cơ sở nào đứng ra đào tạo công tác quản lý trong báo chí trực tuyến. Rõ ràng vấn đề nhân lực cho phát triển loại hình báo chí này ở Việt Nam là vấn đề lớn, đang đặt ra khá gay gắt. Bởi thách thức lớn nhất trong phát triển báo chí trực tuyến trong tƣơng lai không phải là vấn đề tài chính hay công nghệ mà là nhân lực có đủ trình độ, khả năng khai thác và vận hành công nghệ mới, ứng dụng đặc trƣng mới của truyền thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí trực tuyến ở việt nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 120 - 121)