2. Những vấn đề đặt ra trong việc phát triển báo chí trực tuyến hiện nay:
2.2. Vấn đề bản quyền
Những năm gần đây, chuyện tranh chấp và vi phạm bản quyền phần mềm, bản quyền tác phẩm âm nhạc, điện ảnh, truyền hình, văn học - nghệ thuật, báo chí v.v… đã xảy ra ở Việt Nam. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, tuy nhiên, đến nay, thực trạng vi phạm bản quyền vẫn đang tồn tại trong đời sống sinh hoạt do thói quen của một thời bao cấp và do hoạt động truyền thông ở Việt Nam chủ yếu là hoạt động phục vụ. Hiện nay, Việt Nam bị đánh giá là quốc gia nằm trong top đầu thế giới về vi phạm bản quyền. Nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng nếu không ngăn chặn tình trạng này thì chúng ta khó tiếp cận công nghệ mới, thậm chí là gặp nhiều rào cản hội nhập. Việt Nam đã gia nhập WTO, vi phạm bản quyền về lâu dài có thể dẫn đến
các vụ kiện tụng và đền bù thiệt hại tại các toà án quốc tế. Bởi WTO là một sân chơi sòng phẳng và minh bạch, trong đó vấn đề bản quyền rất đƣợc coi trọng.
Thực trạng vi phạm bản quyền đáng lo ngại nhất ở nƣớc ta hiện nay là bản quyền phần mềm. Báo chí trực tuyến là loại hình truyền thông đại chúng dựa trên nền công nghệ thông tin, việc ứng dụng các sản phẩm phần mềm theo lối “khai thác” lâu nay sẽ trở thành vấn đề cần chấn chỉnh trong những năm tới.
Thực trạng xâm hại quyền tác giả phổ biến ở Việt Nam và trên báo chí trực tuyến Việt Nam liên quan đến các quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm báo in, tác phẩm văn học, các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chƣơng trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chƣơng trình đƣợc mã hóa (kể cả các tác phẩm phái sinh: tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn…)
Khi một tác phẩm đƣợc phát hành trên mạng, trên báo trực tuyến, điều đó cũng đồng nghĩa với việc sao chép tác phẩm đó. Bởi bản chất số, bản chất mạng của Internet cho phép nhân bản (hoặc có thể tiếp nhận đƣợc tại địa điểm và thời gian do công chúng lựa chọn) các sản phẩm ghi âm, ghi hình, văn bản dƣới dạng số một cách dễ dàng. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả trên Internet nói chung và báo chí trực tuyến nói riêng có thể diễn ra dƣới những hình thức: sử dụng trái phép tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, khoa học; mạo danh tác giả hoặc công bố, phân phối tác phẩm mà không đƣợc phép; sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc tác phẩm hoặc tạo ra tác phẩm phái sinh mà không đƣợc phép của tác giả. Hiện nay trên một website báo chí ở Việt Nam có hình thức cho phép tải nhạc (nhạc đơn âm, đa âm, có lời) để làm nhạc chuông cho điện thoại di động. Việc sử dụng các ca khúc để làm nhạc chuông (có kinh doanh: thu cƣớc nhắn tin SMS) phần lớn chƣa đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả, hoặc không trả tiền nhuận bút, thù lao… cho tác giả. Đó là chƣa nói trên 40% số ca khúc sử dụng làm nhạc chuông phổ biến hiện nay là nhạc nƣớc ngoài. Hình thức giải trí này thực chất là nhân bản, phân phối tác phẩm âm nhạc trái phép. Ngay cả đến việc sử dụng ảnh, tranh cổ động có tính chất minh họa, trƣng bày hoặc truyền
đạt đến công chúng truyền thông nhân danh yêu cầu tuyên truyền chính trị trên báo chí trực tuyến mà chƣa đƣợc phép của tác giả cũng là sự vi phạm bản quyền. Tình trạng này không khó chứng minh trong thực tiễn báo chí trực tuyến ở Việt Nam hiện nay. Quá trình ứng dụng đặc trƣng đa phƣơng tiện của báo chí trực tuyến ở Việt Nam cũng đã nảy sinh ra vấn đề sử dụng nguồn tƣ liệu video từ các Đài truyền hình. Video clip về các bàn thắng đẹp trong giải bóng đá ngoại hạng Anh, video clip về cuộc thi Sao Mai điểm hẹn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, về các sự kiện đƣợc dƣ luận quan tâm hiện nhiều website báo chí đã khai thác lại từ các Đài truyền hình trong và ngoài nƣớc, thậm chí còn sử dụng các phần mềm biên tập video để “xóa” logo của các Đài có nguồn thông tin. Nhƣng phổ biến đến mức bình thƣờng hiện nay là tình trạng khai thác thông tin (dạng văn bản và ảnh) lẫn nhau trên các website báo chí Việt Nam đến mức ngƣời sử dụng không rõ nguồn tin từ đâu trong trƣờng hợp cần kiểm chứng.
Giống nhƣ hầu hết các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh, đài truyền thanh cấp huyện trong cả nƣớc hiện nay khai thác tin thế giới, tin trong nƣớc, tin kinh tế, tin khoa học – kỹ thuật, tin văn hóa – nghệ thuật từ báo chí trực tuyến cho các bản tin phát thanh nhƣng không dẫn nguồn, nhiều website báo chí trực tuyến Việt Nam hiện cũng khai thác các nguồn tin từ các cơ quan thông tấn báo chí nƣớc ngoài và trong nƣớc nhƣng cũng thƣờng “quên” nhắc đến nguồn tin mình sử dụng. Đây thực chất không còn đơn thuần là chuyện đạo đức nghề nghiệp mà là những vấn đề pháp lý sẽ nảy sinh chƣa thể lƣờng trƣớc đƣợc.
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ hơn. Vì thế, báo chí trực tuyến Việt Nam hiện nay và trong những năm tới chắc chắc sẽ đối mặt với vấn đề bản quyền để phát triển bền vững. Các nhà quản lý cần thấy rõ ảnh hƣởng tiêu cực của thực trạng này để có những biện pháp quản lý và tổ chức thông tin tốt hơn.