4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3. Đánh giá
2.3.2. Kết quả đánh giá
Đối chiếu với tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn trầm cảm theo DSM-5 thì thân chủ đáp ứng:
(1) Chị H thường có cảm giác buồn bã, chán nán, bối rối, trống rỗng, vô vọng, khóc hoặc muốn khóc mà chẳng rõ lí do.
(2) Giảm sút rõ rệt các sở thích và hoạt động. Những sở thích trước đây như ca hát, thể dục/thể thao, tham gia sinh hoạt cùng chị em trong khu dân cư không còn nữa. Chị H hầu như không thích làm bất cứ việc gì cả, không làm việc nhà cũng không quan tâm và chăm sóc chồng con, không làm bánh hay nấu ăn, né tránh tất cả mọi người.
(3) Khó đi vào giấc ngủ, hay thức giấc vào nửa đêm và không thể ngủ lại được. (4) Chị cảm thấy cơ thể mệt mỏi không có năng lượng để hoạt động và tình trạng này kéo dài hơn một tháng nay.
(5) Chị luôn ý mình xấu xí, mình vô dụng vì vậy mọi người chán ghét mình, không yêu thương mình; chị thường chỉ trích bản thân khi nghĩ rằng mình luôn làm mọi người thất vọng.
(6) Chị chậm chạp trong suy nghĩ, lời nói và hành động rất chậm chạp; chị hay đau đầu và không thể tập trung được lâu.
(7) Hành vi tự gây hại là đập đầu vào tường.
Ở mục B: Các triệu chứng không đáp ứng tiêu chuẩn của giai đoạn hỗn hợp.
Đã gần ba tháng nay chị trở nên ít nói, hay ở một mình và khóc; không vui vẻ hay hứng thú điều gì cả.
Ở mục C: Mối quan hệ của chị H với gia đình đang gặp trục trặc. Chị và
chồng có mâu thuẫn với nhau và chị chia sẻ rằng chồng chị ít quan tâm tới vợ con, thường xuyên đi công tác; chị nghi ngờ chồng mình ngoại tình; mẹ chồng hay nói bóng gió khó chịu với chị. Chị ít tiếp xúc với hàng xóm, mọi người xung quanh chỉ thường hay ở nhà.
Ở mục D: Thân chủ không sử dụng chất kích thích nào, thân chủ từng mổ u
não nhưng đã ngưng dùng thuốc được 5 năm và theo bệnh án thì không ảnh hưởng gì đến tình trạng rối loạn trầm cảm hiện nay.
Ở mục E: Thân chủ đáp ứng các tiêu chí sau:
(1) Dễ tức giận, cáu gắt
(3) Không thể tập trung làm việc nhà và chăm sóc con cái. (4) Khó đi vào giấc ngủ
(5) Buồn rầu, chán nản.
Chẩn đoán phân biệt: Bệnh nhân không đáp ứng các rối loạn được yêu
cầu chẩn đoán phân biệt như: (1) Giai đoạn hưng cảm kèm theo các phản ứng cáu gắt; (2) Rối loạn khí sắc do một bệnh cơ thể khác; (3) Rối loạn khí sắc do một chất, thuốc hay rối loạn lưỡng cực; (4) Rối loạn tăng động giảm chú ý; (5) Rối loạn thích ứng có khi sắc trầm.
- Dựa trên các thông tin thu được từ hỏi chuyện lâm sàng với thân chủ và mẹ của thân chủ, chúng tôi nhận thấy thân chủ có một số dấu hiệu của rối loạn trầm cảm, lo âu. Chính vì vậy chúng tôi quyết định sử dụng 4 công cụ sau đây để đánh giá:
- Thang đo trầm cảm Beck - Thang đo trầm cảm Hamilton
- Trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI - Thang đo lo âu Zung
- Kết quả thực hiện các trắc nghiệm và thang đo - Thang đo trầm cảm Beck
Ở thang đo này, thân chủ có 27/36 điểm nghĩa là thân chủ có trầm cảm ở mức độ trung bình. Trong đó các vấn đề được ghi nhận tập trung ở đánh giá tâm trạng, đánh giá bản thân, mặc cảm tội lỗi, bi quan về tương lai, khó tập trung chú ý và một số vấn đề về cơ thể như ăn không ngon miệng, dễ bị mệt mỏi.
- Thang đo trầm cảm Hamilton
Ở thang đo này, thân chủ đạt 16/52 điểm nghĩa là thân chủ có trầm cảm ở mức độ trung bình. Trong đó các vấn đề được ghi nhận tập trung ở đánh giá tâm trạng, cảm giác, khí sắc buồn, giấc ngủ không ngon, hoạt động chậm chạp và triệu chứng cơ thể, triệu chứng sinh dục.
- Thang đo đánh giá chất lượng giấc ngủ PSQI
Ở thang đo này, thân chủ có 17 điểm nghĩa là thân chủ có rối loạn chất lượng giấc ngủ ở mức độ trung bình. Trong đó các vấn đề được ghi nhận tập trung ở
đánh giá chất lượng giấc ngủ chủ quan, độ trễ ngủ, thời gian ngủ, hiệu quả ngủ thường xuyên, rối loạn chức năng ban ngày.
- Thang đo lo âu Zung
Ở thang này thang chủ đạt 49/80 điểm có nghĩa là thân chủ có lo âu ở mức độ nhẹ. Ở thân chủ có biểu hiện một số triệu chứng của lo âu như dễ nóng nảy và lo sợ không có lý do, dễ bối rối và cảm thấy hoảng sợ, bị khó thở, mặt bị nóng và đỏ, thường xuyên có cảm giác chuyện xấu gì đó sắp xảy ra.
Như vậy, thông qua hỏi chuyện lâm sàng và kết quả thực hiện các trắc nghiệm chúng tôi đã thu được những kết quả về định tính và định lượng phục vụ việc chẩn đoán và đánh giá tình trạng tâm lý của chị H. Cụ thể, chị H đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán ở các rối loạn: Rối loạn trầm cảm mức độ vừa kèm theo biểu hiện lo âu nhẹ.