4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3. Đánh giá
2.3.3. Định hình trường hợp
Những vấn đề hiện tại của chị H là hệ quả của những trải nghiệm tiêu cực đã trải qua trong cuộc đời. Chị H sống trong gia đình thường xuyên thiếu vắng bóng dáng người bố, chị chủ yếu ở với mẹ, bố vì tính chất công việc phải thường xuyên công tác xa nhà. Chị không cảm nhận được tình yêu thương từ bố, chị nói rằng bố mình rất nghiêm khắc, thiên vị và yêu thương em trai nhiều hơn mình. Chính vì vậy chị có những mặc cảm về bản thân, chị cho rằng bản thân mình kém giá trị, không có gì đặc biệt.
Chị H đã từng phát hiện bố mình có mối quan hệ tình cảm ngoài luồng với đồng nghiệp cùng cơ quan, chị bức xúc và thể hiện sự phẫn nộ mạnh mẽ. Chị cho rằng bố mình là một người đàn ông không tốt và chị rất thương cho mẹ mình. Chị cho rằng đàn ông thường không chung thủy, chị không tin tưởng vào đàn ông.
Chị H có rất ít những củng cố tích cực trong cuộc đời. Cách đây 10 năm chị phẫu thuật u não và để lại biến chứng trên khuôn mặt. Từ đó, chị mặc cảm tự ti khi giao tiếp với mọi người, sợ mọi người nhìn thấy khuôn mặt của mình; khi ai hỏi thăm chị cảm thấy căng thẳng, khó chịu và có xu hướng né tránh. Chị đã quyết định xin nghỉ đi dạy trên trường, ở nhà nội trợ. Ở nhà chăm lo cho chồng con đôi lúc chị cảm thấy không thoải mái vì phụ thuộc kinh tế vào chồng, chi tiêu bị gò bó hơn khi chị còn đi dạy.
Việc dẫn đến xuất hiện các triệu chứng của rối loạn trầm cảm từ chuyến du lịch của vợ chồng chị với cơ quan chồng. Chị bắt đầu nghi ngờ chồng mình ngoại tình. Theo chia sẻ của chị H “Cả chuyến du lịch chồng không hề quan tâm đến mình, dắt theo người vợ như mình là một điều gì đó đáng xấu hổ, ở bên cạnh mình thì thường xuyên khó chịu, mình phải tự đi chơi, tự chụp ảnh. Nhưng chồng mình lại thường xuyên quan tâm cô đồng nghiệp trẻ đẹp.” Và sau chuyến du lịch, chị vô tình phát hiện chồng mình hai lần hẹn cô đồng nghiệp đi ăn bên ngoài với nhau. Chị bắt đầu thấy chồng mình không minh bạch về chuyện tiền bạc, chi nghi ngờ chồng mình có quỹ đen. Chị đã rất tức giận và đau buồn. Điều này phù hợp với diễn biến tâm lý của cá nhân đang có mặc cảm tự ti về khuôn mặt và đã từng chứng kiến bố mình ngoại tình. Khi sự việc diễn ra họ thường sốc mạnh, không thể bình tĩnh, tức giận và phẫn nộ. Chính sự nghi ngờ càng khiến chị mặc cảm tự ti về bản thân, chị cho rằng mình xấu xí và chính sự mặc cảm này lại khiến chị nghi ngờ chồng mình nhiều hơn. Chị theo dõi, kiểm tra, chất vấn chồng để cảm thấy mình được chú ý, vẫn còn cảm giác mình liên quan, có ảnh hưởng, có giá trị với chồng. Nhưng sau mỗi lần chất vấn và chồng giải thích thì chị lại căng thẳng, đau buồn nghĩ chồng mình ngoại tình mỗi lúc càng cao hơn. Mỗi khi chồng đi công tác, chị cho rằng chồng đang đi ngoại tình và lúc đấy chị bị khó thở, chóng mặt, đổ mồ hôi, run chân tay và có lúc ngất đi; chị dễ cáu gắt, cảm xúc thất thường, không thể tập trung chú ý được, điều này gây ra những xáo trộn trong sinh hoạt (khó ngủ, ăn uống thất thường) và cả trong hành vi (không muốn làm gì, không muốn chăm sóc chồng con).
Từ sự không cảm nhận được tình yêu thương của tất cả mọi người từ những người trong gia đình như bố mẹ chồng, chồng, con đến bạn bè, hàng xóm điều đó càng củng cố cho niềm tin bản thân mình là người không có giá trị. Chị H hoàn toàn mất niềm tin vào thế giới thực, việc chị đòi về nhà mẹ ruột là cách né tránh mọi người xung quanh, tránh nơi khiến chị cảm thấy mệt mỏi.
Như vậy, có thể thấy các vấn đề của chị H phát sinh sau khi nghi ngờ chồng mình ngoại tình dẫn đến sự mặc cảm tự ti về bản thân chị ngày càng cao, các yếu tố trong môi trường xung quanh càng làm gia tăng mức độ trầm trọng các vấn đề của chị H theo thời gian.
Từ góc độ thuyết Nhận thức, chị H có nhận thức tiêu cực và niềm tin không hợp lí về bản thân, về thế giới và về những người xung quanh. Chị nghi ngờ chồng mình ngoại tình, không minh bạch về chuyện thu nhập, có quỹ đen, mỗi lần chồng đi công tác sẽ khiến chị lo lắng và cho rằng chồng đang đi ngoại tình; chị cho rằng hai đứa con không yêu thương mình; bố mẹ chồng khó chịu với chị; chị cho rằng mọi người tiếp xúc sẽ dè bỉu khuôn mặt của chị. Từ góc độ thuyết Hành vi, chị H có rất ít những củng cố tích cực. Mối quan hệ gia đình cũng đem rất ít củng cố tích cực mà chủ yếu là sự cô đơn, không cảm nhận được tình yêu thương của chồng con và bố mẹ chồng. Các mối quan hệ bạn bè cũng mang lại rất ít củng cố tích cực, bởi vì chị không biểu lộ mong muốn hay nhu cầu kết bạn. Với mối quan hệ mọi người xung quanh, chị không thích tiếp xúc với hàng xóm, nghỉ đi dạy ở nhà nội trợ chăm sóc chồng con, bố mẹ chồng, không thích tụ họp, tiệc tùng những nơi đông người. Sau khi bị biến chứng ở mặt, chị H mặc cảm tự ti, khi giao tiếp sợ bị nhìn, hỏi thăm sẽ cảm thấy căng thẳng, có xu hướng muốn né tránh và chính sự mặc cảm khiến chị nghi ngờ chồng, không tin tưởng vào sự chung thủy của chồng.
Từ góc độ Nhân văn, chị H không tìm thấy ý nghĩa cuộc sống, thiếu các điều kiện giá trị tích cực để phát triển bản thân, thiếu sự chấp nhận vô điều kiện. Chị không được tôn trọng và nhìn nhận tích cực, vô điều kiện từ người khác nên không hình thành được tiêu điểm đánh giá bên trong. Chị cảm thấy chồng mình không quan tâm đến mình, hai đứa con cũng không yêu thương mình, bố mẹ chồng thì khó chịu với chị. Có thể nói, những người quan trọng trong cuộc đời chị H đến hiện tại không có bất kì ai mang lại sự nhìn nhận tích cực vô điều kiện giúp chị H chấp nhận bản thân và xây dựng một cấu trúc bản ngã mạnh mẽ với tiêu điểm đánh giá bên trong. Kết quả tất yếu là chị H không có khả năng chấp nhận bản thân, tự đánh giá bản thân mình thấp kém. Việc chị H có hành động nghi ngờ chồng mình, cảm thấy không ai yêu thương mình càng làm cho chị H càng trở nên trầm cảm và ngày càng cảm thấy không có lối thoát.
Trước khi tiến hành trị liệu, chúng tôi đã đánh giá những yếu tố thuận lợi và khó khăn khi thực hiện ca. Về mặt thuận lợi thì có những yếu tố sau:
(1) Bản thân chị H có động cơ trị liệu, sẵn sàng hợp tác để giải quyết rối loạn, bệnh lý.
(2) Chị H là người hướng ngoại, linh hoạt, kĩ năng giao tiếp xã hội tốt, đây là một điểm quan trọng giúp cho quá trình phục hồi các mối quan hệ của chị.
(3) Chị H có mẹ rất quan tâm và có mong muốn hỗ trợ con. Quá trình trị liệu cho chị H cũng gặp phải rất nhiều khó khăn như: (1) Chị H có tiền sử mổ u não và để lại biến chứng trên khuôn mặt
(2) Các mối quan hệ trong gia đình chị H không tốt, chồng là chỗ dựa tinh thần nhưng vợ chồng chị cũng có nhiều căng thẳng kể từ sau khi chuyến du lịch cùng cơ quan chồng, bên cạnh đó người chồng lại bận cho công việc, ít dành thời gian cho vợ con. Mẹ chồng thì hay trách móc, đổ lỗi cho chị.
(3) Chị H hiện đang ở nhà nội trợ, ít có các mối quan hệ xã hội.