Phiên trị liệu thứ ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp tâm lí cho một trường hợp nữ bệnh nhân trầm cảm tuổi trung niên002 (Trang 64 - 68)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.5. Thực hiện can thiệp

2.5.3. Phiên trị liệu thứ ba

Thời gian: 16/03/2018 từ 9 giờ đến 10 giờ 30 phút. Mục tiêu của phiên trị liệu:

- Giúp chị H hiểu được mối liên hệ giữa nhận thức – cảm xúc – hành vi. - Giúp chị H cải thiện giấc ngủ.

- Kĩ năng hỏi chuyện lâm sàng - Kĩ năng đặt câu hỏi

- Kĩ năng thấu cảm - Kĩ năng tóm lược - Kĩ thuật đánh giá cảm xúc - Kĩ thuật hình ảnh tích cực - Giáo dục tâm lí - Tái cấu trúc nhận thức - Kĩ thuật thư giãn

Các hoạt động

Trước tiên, nhà trị liệu cùng chị H thực hiện thang đánh giá nhanh tâm trạng, chị H đánh giá tâm trạng hiện tại của chị ở mức 4 điểm. Nhà trị liệu cùng chị trò chuyện về thang đánh giá tâm trạng trong những ngày vừa qua. Nhà trị liệu cùng chị rà soát lại việc thực hiện bài tập của kĩ thuật thư giãn dựa trên tưởng tượng để chị kiểm soát tâm trạng, cảm xúc của mình, chị rất chủ động trong việc thực hành kĩ thuật, trong quá trình thực hiện gặp phải khó khăn thì chị chủ động gọi điện thoại cho nhà trị liệu để được trợ giúp.

Sau đó, nhà trị liệu giáo dục tâm lí, giải thích cho chị H hiểu nguyên nhân gây ra trầm cảm và các dấu hiệu trầm cảm đang có. Trầm cảm khiến cơ thể chị cảm thấy mệt mỏi, làm chị khó ngủ, cảm giác bi quan về tương lai, cảm giác chán nản mất hết hứng thú với các hoạt động yêu thích của mình trước đây… chứ không phải bản thân chị càng ngày càng lười biếng, không có trách nhiệm, người vợ và người mẹ không tốt. Và khi chị đẩy lùi trầm cảm ra khỏi người mình chị sẽ lại cảm thấy vui vẻ, lại cảm thấy có nhiều suy nghĩ tích cực, nhiều năng lượng để thực hiện hoạt động yêu thích của mình. Sau khi nhà trị liệu sử dụng kĩ thuật ngoại hóa vấn đề, chị H như bừng tỉnh, chị chia sẻ “Chị như vừa ngộ ra vấn đề em à, chị hiểu rồi, đúng

như em nói, nó là trầm cảm, nó không phải là chị, con người chị không như thế, chị cũng không muốn mình như thế, chị muốn làm cách nào đó đẩy nó ra khỏi người chị càng nhanh càng tốt, chứ bây giờ chị cũng chán chị lắm rồi”.

Nhận thấy đây là thời điểm phù hợp để tăng cường động cơ trị liệu cho chị H, nhà trị liệu đã giải thích, làm rõ các khía cạnh rối nhiễu trầm cảm, nhà trị liệu giải thích về mối quan hệ giữa thể chất – tâm lí (nhận thức, cảm xúc tâm trạng…) – xã hội (các mối quan hệ, công việc, cuộc sống,…) trong việc duy trì tình trạng trầm cảm ở chị.

Những rối loạn về cơ thể, những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, như chị cho rằng khuôn mặt mình quá xấu xí, ai thấy cũng sẽ dè bỉu, rằng mình ở nhà ăn bám chồng nên bố mẹ chồng không ưa, mình xấu xí nên chồng chán,… đã gây ra những cảm xúc tiêu cực ở chị, khiến chị sợ ra ngoài, sợ phải đi làm, chị ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, chị luôn cho rằng chồng chị chê chị xấu nên đã ngoại tình, con cái cũng không nghe lời chị, rằng chị cô đơn, bất lực, gia đình của mình chẳng thể hạnh phúc được nữa. Ngoài ra, việc chị H suốt ngày ở nhà còn chồng thì bận đi làm suốt cả ngày ít dành thời gian cho gia đình lại dẫn tới những suy nghĩ tiêu cực về bản thân và dẫn chị đến những hành vi như nghi ngờ chồng ngoại tình, kiểm tra điện thoại của chồng, to tiếng với chồng, la lối, quát mắng con cái. Những suy nghĩ nghi ngờ chồng ngoại tình lại khiến chị có cảm giác căng thẳng, mệt mỏi, run chân tay và ngất đi. Những suy nghĩ và ứng xử tiêu cực này đã dẫn tới sự sứt mẻ trong tình cảm vợ chồng chị, tình cảm mẹ con chị.

Chị H hiểu vấn đề và thường ngồi suy nghĩ sau mỗi phân tích của nhà trị liệu. Nhà trị liệu cũng giới thiệu lại cho chị H liệu pháp nhận thức – hành vi mà mình sẽ sử dụng để hỗ trợ chị cùng đẩy lùi trầm cảm ra khỏi cơ thể, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có những suy nghĩ tích cực để có cảm xúc tích cực để có nhiều năng lượng thực hiện những việc mình mong muốn.

Để giúp cải thiện vấn đề giấc ngủ, nhà trị liệu tiến hành giáo dục tâm lí về giấc ngủ như cung cấp các thông tin về chế độ ăn uống, luyện tập, cách đặt giờ đi ngủ và giờ thức giấc cố định, không ngủ nhiều ban ngày và hướng dẫn chị H thực hiện vệ sinh giấc ngủ như tập các bài thư giãn chị yêu thích. Nhà trị liệu trao đổi với mẹ trong việc hỗ trợ chị cải thiện vấn đề giấc ngủ khi ở Viện và mẹ chị sẽ cố gắng nhắc nhở chị đi ngủ hoặc gọi dậy khi đến giờ.

Bên cạnh đó, khi trò chuyện với mẹ chị, mẹ chị có chia sẻ trước đây chị đã có hai lần đập đầu vào tường, trán vẫn còn vết sẹo. Nhà trị liệu đã trò chuyện với chị về vết sẹo trên trán, chị nói rằng “Chị đã đập đầu vào tường hai lần, lần đầu là

vào đêm giao thừa vừa rồi, khi mọi người đang quây quần ở phòng khách để đón giao thừa còn mình chị ở trong phòng nên cảm thấy tủi thân, cô đơn và mệt mỏi, chị đã đập đầu vào tường. Lần thứ 2 là khi chị chuyển về nhà mẹ đẻ sống, chồng con toàn gọi điện thoại nhưng chẳng xuống thăm chị”.

Để tìm hiểu ý nghĩa của việc đập đầu vào tường, nhà trị liệu hỏi “Chị cảm

thấy như thế nào khi đập đầu vào tường”.

Chị H: Chị muốn trách rằng chính u não ở đầu làm khuôn mặt chị xấu đi,

làm chồng con chị không còn yêu thương chị nữa.

Nhà trị liệu: Vậy sau khi đập đầu chị cảm thấy như thế nào? Chị H: Cũng vẫn như vậy, không có gì tốt hơn.

Nhà trị liệu: Trong thời gian tới chị có ý định sẽ đập đầu vào tường nữa

không?

Chị H: Chị nghĩ là không vì đập đầu vào tường cũng đau lắm nhưng không

giải quyết được việc gì mà giờ căng thẳng, mệt mỏi thì chị sẽ tập bài thư giãn mà em đã chỉ chị.

Nhà trị liệu: Chị định là sẽ sử dụng bài thư giãn nào?

Chị H: Chị thích tưởng tượng đến đồi chè vào buổi sáng sớm.

Nhà trị liệu: Như vậy, là thời gian tới chị sẽ không đập đầu vào tường nữa

nhé, thay vào đó những lúc chị căng thẳng chị sẽ tưởng tượng là mình đến đồi chè vào buổi sáng sớm.

Chị H: Ừ em.

Như vậy, có thể thấy hành vi tự đập đầu vào tường của chị H là với mục đích để giải toả cảm xúc chứ không phải là hành vi tìm đến cái chết.

Nhà trị liệu: Như những điều chị chia sẻ thì em hiểu là chị đập đầu vào tường để mình cảm thấy bớt căng thẳng hơn. Ngoài mục đích đó ra thì việc đập đầu vào tường còn có ý nghĩa gì khác với chị?

Chị H: Thật ra, việc chị đập đầu vào tường để thỏa mãn sự khó chịu, bức bối

của mình vì căn bệnh cũ, nó khiến khuôn mặt chị xấu đi, khiến mọi người không còn yêu thương mình nữa. Chị muốn gia đình chị trở lại hạnh phúc như xưa.

Sau khi chị H chia sẻ suy nghĩ của mình, nhà trị liệu đặt thêm các câu hỏi nhằm tìm hiểu xem điều gì khiến chị H cho rằng mọi người không yêu thương mình.

Nhận xét, đánh giá về phiên trị liệu

Trong buổi làm việc thứ ba này, chị H đã thành thạo thực hiện kĩ thuật thư giãn dựa trên tưởng tưởng, nhà trị liệu đã giáo dục tâm lí cho chị H về trầm cảm, giúp chị H hiểu hơn về cơ chế phát sinh các vấn đề của bản thân và giáo dục tâm lí về giấc ngủ.

Qua những chia sẻ của chị H, nhà trị liệu nhận thấy chị H có nhận thức chưa đầy đủ về sự quan tâm, tình yêu thương. Sự mặc cảm của chị vẫn còn khá nhiều, nhận thức về ý nghĩa của các hành động vẫn chưa được đầy đủ. Chính vì lí do trên nên chúng tôi đặt mục tiêu cho buổi tiếp theo là tái cấu trúc nhận thức.

Bài tập về nhà

- Thực hành theo dõi tâm trạng bản thân

- Thực hành đi dạo trong khuôn viên bệnh viện

- Thực hành chủ động trò chuyện với mẹ và mọi người xung quanh - Thực hành thư giãn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp tâm lí cho một trường hợp nữ bệnh nhân trầm cảm tuổi trung niên002 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)