Thông tin chung về thân chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp tâm lí cho một trường hợp nữ bệnh nhân trầm cảm tuổi trung niên002 (Trang 40 - 41)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1. Thông tin chung về thân chủ

2.1.1. Thông tin hành chính

Thân chủ là một phụ nữ, tên là H, năm nay 40 tuổi, từng là giáo viên cấp 1 dạy môn Tiếng Anh, hiện chị đang ở nhà nội trợ. Gia đình chị có 2 con, bé trai 14 tuổi và bé gái 7 tuổi, gia đình chị sống với bố mẹ chồng tại Thái Nguyên. Năm 2010, chị phát hiện bị u não và đã làm phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật mặc dù thành công nhưng khuôn mặt của chị để lại di chứng, miệng và mắt hơi bị lệch sang bên trái. Từ đấy, chị khép kín hơn, hạn chế giao tiếp với mọi người xung quanh, nghỉ dạy ở trên trường và hầu như chỉ ở nhà. Chị dành thời gian chăm sóc cho gia đình rất chu đáo, chị nấu ăn, thêu thùa, làm bánh và dạy con học. Hiện tại chị đang ở nhà mẹ đẻ ở Hải Phòng vì chị và chồng đang có mâu thuẫn. Chồng chị vì công việc khá bận nên cũng chưa lên Hải Phòng thăm chị trong suốt thời gian chị ở nhà mẹ ruột.

2.1.2. Lý do thăm khám

- Ở người thân: Qua trao đổi với mẹ thân chủ. Từ phía gia đình mong muốn nhận được sự can thiệp tâm lý cho thân chủ, đồng thời cũng muốn biết những suy nghĩ lo lắng của thân chủ hiện tại. Gia đình cũng có đề nghị sẽ hỗ trợ hết mình trong quá trình NTL can thiệp tâm lý đối với thân chủ. Mẹ thân chủ mong muốn rằng sự hỗ trợ tâm lý sẽ đem đến cho thân chủ sự thoải mái về mặt tinh thần đồng thời thông qua sự hỗ trợ này gia đình hiểu rõ hơn về những khó khăn cũng như nguyện vọng của thân chủ đối với gia đình là gì, NTL nếu có mong muốn gia đình hỗ trợ hay thay đổi như thế nào trong quá trình hỗ trợ tâm lý cho thân chủ thì phía gia đình sẵn sàng.

- Ở thân chủ: Thân chủ mong muốn được chia sẽ những cảm xúc, những suy nghĩ của bản thân. Và thân chủ mong muốn sự can thiệp về tâm lý sẽ giúp thân chủ giải quyết mâu thuẫn gia đình, thân chủ mong muốn được chồng con hiểu và yêu thương mình nhiều hơn, chồng dành nhiều tình thương cho con cái và quan tâm đến chị, mong rằng mẹ chồng sẽ thay đổi trong cách ứng xử với mình trong gia đình.

Vấn đề tiếp theo đó là thân chủ mong muốn thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực về bản thân, thoát nỗi sợ hãi khi đến nơi đông người.

2.1.3. Hoàn cảnh gặp gỡ

Chị H được hỗ trợ tâm lí ở hoàn cảnh khá ngẫu nhiên: Trong quá trình thực tập tại khu T6 Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai, nhà trị liệu biết đến chị H qua sự giới thiệu của bác sĩ đang điều trị chính tại Viện, bác sĩ nhận thấy chị có vấn đề tâm lí cần được hỗ trợ. Chị và nhà trị liệu gặp mặt vào buổi sáng sau khi chị nhập viện được 3 ngày. Là một người có học thức, chị nhận ra ngay những bất ổn trong chị nên chị xin được trị liệu tâm lí.

2.1.4. Ấn tượng chung về thân chủ

Trong buổi gặp đầu tiên, chị hơi cúi mặt, ngại ngùng. Chị mang quần áo bệnh nhân, đầu tóc được buộc sơ sài, không trang điểm. Ấn tượng đầu tiên của nhà trị liệu với chị là sự dịu dàng; nét mặt và cảm xúc trầm buồn, ánh mắt hay nhìn xuống dưới. Trong khoảng thời gian đầu của buổi gặp đầu tiên khi mẹ nói chuyện với nhà trị liệu, chị ngồi lưng ngả ra phía sau ghế, hai chân duỗi thẳng, mắt lim dim hướng xuống. Chị thường đưa ra câu trả lời ngắn, nhưng thể hiện sự lịch sự phù hợp. Khi chị và nhà trị liệu làm việc riêng với nhau thì chị hay đưa mắt nhìn xung quanh. Trong suốt buổi làm việc đầu tiên chị vẫn luôn đan hai bàn tay lại, mắt nhìn xuống dưới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp tâm lí cho một trường hợp nữ bệnh nhân trầm cảm tuổi trung niên002 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)