4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5. Thực hiện can thiệp
2.5.4. Phiên trị liệu thứ tư
Ngày: 23/03/2018 từ 14 giờ đến 15 giờ 30
Mục tiêu của phiên trị liệu
- Giúp chị H có nhận thức phù hợp hơn về bản thân và cuộc sống. - Giúp chị H nhận diện cảm xúc.
Các kĩ thuật sử dụng
- Kĩ thuật nhận diện cảm xúc
- Kĩ thuật kiểm soát suy nghĩ tự động - Kĩ thuật tự nhủ
- Kĩ thuật chánh niệm
- Trị liệu cảm xúc hành vi (REBT) - Tái cấu trúc nhận thức
- Kĩ thuật xử lí mặc cảm tự ti
Các hoạt động
Trước tiên chị H thực hiện đánh giá tâm trạng ban đầu, chị H đánh giá tâm trạng hiện tại của chị ở mức 5 điểm. Chị chia sẻ rằng tối qua chị không hề bị thức giấc hay mất ngủ và sáng hôm nay chị đã đi dạo trong khuôn viên bệnh viện, chị cảm thấy mình thoải mái hơn, đỡ mệt mỏi và cảm giác ngất ít xuất hiện hơn lúc mới vào viện.
Nhà trị liệu hướng dẫn chị thực hiện kĩ thuật kiểm soát suy nghĩ tự động với mục tiêu giúp kiểm soát suy nghĩ thường xuất hiện trong đầu và giúp chị cảm thấy bớt mệt mỏi.
Chị H được yêu cầu dành 1 phút ra để tập trung vào hơi thở của mình, sau đó dành 1 phút để quan sát cách suy nghĩ đang có trong đầu mình, rồi chị dùng bút ghi lại tất cả các suy nghĩ xuất hiện trong 1 phút đó. Khi chị H liệt kê các suy nghĩ ra, nhà trị liệu nhận thấy hầu hết đó là những lo sợ về hạnh phúc gia đình, cảm giác buồn, chán, những băn khoăn về tương lại, cảm thấy giận chồng con, cảm thấy cô đơn.
Nhà trị liệu hướng dẫn chị thực hiện kĩ thuật tự nhủ nói “dừng lại” để dừng các suy nghĩ đó lại. Tiếp đến nhà trị liệu hướng dẫn chị thực hiện một số kĩ thuật chánh niệm như nhắm mắt tập trung vào hơi thở, hít thở thật sâu; lắng nghe 5 âm thanh hay ngửi và gọi tên các mùi vị đang có tại nơi chị đang ngồi; quan sát, cảm nhận cảm giác ở bàn chân.
Tiếp theo nhà trị liệu sử dụng kĩ thuật nhận diện cảm xúc để giúp chị tập trung câu chuyện vào các rối loạn cảm xúc của chị trong tương tác với các thành viên trong gia đình và mọi người xung quanh, giúp chị học cách nhận biết cảm xúc thông qua quan sát những thay đổi của cơ thể và sử dụng các kĩ thuật thư giãn để giảm kích thích cơ thể. Nhà trị liệu đã cùng chị sắp xếp những lo âu phiền muộn theo các mức độ từ cao xuống thấp, hoạt động này giúp chị ghi lại những lo âu liên
quan đến những suy nghĩ và hành vi của chị với những người có liên quan. Qua câu chuyện của chị về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nhà trị liệu giúp chị nhận biết nguồn gốc lo âu liên quan đến những căng thẳng do chị lo sợ chồng mình ngoại tình như bố mình đã từng làm thời chị còn bé và có thể nó ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn bó của chị ở hiện tại. Vì vậy, những lúc chồng chị đi công tác vắng nhà, chị cảm thấy không an bình, việc chị H “không nhìn thấy chồng” khiến chị có những nghi ngờ vô căn cứ về sự chung thủy của người chồng và đó là lý do các phản ứng lo âu được kích hoạt. Lo âu xuất hiện ở chị như một cơ chế cảnh báo về “Điều xấu sẽ xảy ra”. Lo âu càng tăng khiến chị tin rằng “Anh có người đàn bà
khác”; rằng “Mình bị chồng bỏ rơi” – ngay cả khi chị không có chứng cứ để duy trì
niềm tin sai lệch này, nhưng chị lại không có các kĩ năng xã hội để giải quyết các mối lo âu này.
Như vậy, việc chị H lo sợ mất chồng có thể xuất phát từ nỗi lo âu về sự thiếu vắng người đàn ông – người bố trong chị và sự không tin tưởng vào đàn ông, mà chị “được” củng cố từ bố của mình đã khiến chị khó có thể tin tưởng vào người chồng đẹp trai của mình.
Nhà trị liệu chỉ ra các niềm tin phi lí, thách thức các niềm tin phi lí của chị. Sử dụng phép trị liệu cảm xúc hành vi hợp lý (REBT) nhà trị liệu giúp chị liệt kê một loạt các triệu chứng trầm cảm của chị. Khi anh đi công tác, chị lo sợ anh ngoại tình, anh nhắn tin mời đồng nghiệp đi ăn, chị nghĩ rằng anh đang mờ ám dan díu với đồng nghiệp; hay việc con chị không vâng lời cãi lại chị thì chị lập tức nghĩ nó không yêu thương chị; việc mẹ chồng chị nhắc nhở chuyện nấu ăn và khuyên chị đừng nghi ngờ quá thì lập tức nghĩ rằng họ không yêu mình, khó chịu với mình, họ muốn tách chồng khỏi mình; khi chị đi ra ngoài, mọi người tụm lại nói chuyện thì chị lại nghĩ mọi người đang bàn tán về khuôn mặt của mình.
Chị H có mặc cảm tự ti về khuôn mặt nên nhà trị liệu sử dụng kĩ thuật xử lí mặc cảm tự ti để giúp chị giảm thiểu ý nghĩ tiêu cực về bản thân.
Bước 1: Bình thường hóa phản ứng của chị H.
Bước 3: Giúp chị H nhận thấy những hạn chế, cản trở khi chị mặc cảm như vậy.
Nhà trị liệu giúp chị H nhận ra ngoại hình của chị không quyết định việc mọi người có thích hay ghét mình mà việc đó được thể hiện ở tấm lòng, sự chân thành của mình. Chị H đã nhận thấy việc mặc cảm tự ti về khuôn mặt đã cản trở chị rất nhiều trong cuộc sống. Nhà trị liệu nhận thấy để thay đổi các vấn đề liên quan đến nhận thức không thể làm nhanh và làm ngay lập tức, cần có thời gian cho thân chủ suy nghĩ là kiểm định nhận thức của mình với thực tế nên đã nói “Chị có thể tiếp tục suy nghĩ về những điều mà chị em mình vừa trao đổi, bất cứ khi nào chị muốn thì chúng ta sẽ thảo luận tiếp về vấn đề này”.
Cuối cùng nhà trị liệu đã hướng dẫn chị thực hiện đánh giá tâm trạng hàng ngày theo cách đánh giá tâm trạng chị đã thực hiện ở đây nhưng cách đánh giá này sẽ được thực hiện trước, trong và sau khi chị thực hiện các hoạt động tại gia đình.
Bài tập về nhà
- Thực hành kĩ thuật kiểm soát suy nghĩ
- Thực hành nhận diện cảm xúc và quan sát đối tượng - Thực hành vệ sinh giấc ngủ
- Thực hành thư giãn
- Thực hành đi dạo trong khuôn viên bệnh viện - Thực hành trò chuyện với bệnh nhân cùng phòng
Nhận xét, đánh giá về phiên trị liệu
Trong buổi làm việc thứ tư này, nhà trị liệu tập trung điều chỉnh lại nhận thức sai lệch của chị H, để làm được việc này nhà trị liệu đã hướng dẫn chị H kiểm soát các suy nghĩ thường xuyên xuất hiện khiến chị căng thẳng, mệt mỏi và kĩ thuật nhận diện cảm xúc, kĩ thuật xử lí mặc cảm tự ti.
Kết quả là chị H đã biết cách thực hiện các kĩ thuật. Chị H đã nhận diện được cảm xúc quan sát cơ thể bản thân, kể được những ưu điểm của bản thân và chị đã bước đầu có nhận thức tích cực về bản thân, nhận thức về sự cản trở trong cuộc sống vì sự mặc cảm tự ti của bản thân. Tuy nhiên, chị H chưa thể thay đổi được mặc cảm tự ti của bản thân.