Đánh giá hiệu quả can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp tâm lí cho một trường hợp nữ bệnh nhân trầm cảm tuổi trung niên002 (Trang 87 - 89)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.6. Đánh giá hiệu quả can thiệp

2.6.1. Cách thức đánh giá và các công cụ lâm sàng sử dụng để đánh giá

Trong nghiên cứu của mình, ban đầu chúng tôi dự định sử dụng hai cách khác nhau để đánh giá hiệu quả của quá trình can thiệp. Tuy nhiên do thân chủ xuất viện sớm hơn dự kiến và không thể tham gia buổi trị liệu cuối cùng nên chúng tôi chưa thể thực hiện được cách đánh giá lại bằng các thang đo sử dụng ban đầu. Đây cũng là hạn chế của quá trình trị liệu này, đó là không có được những kết quả định lượng, chỉ có kết quả đánh giá định tính.

2.6.2. Kết quả đánh giá

Từ trường hợp nghiên cứu chúng tôi nhận thấy hiệu quả của can thiệp là nhờ sự kết hợp giữa điều trị bằng thuốc và trị liệu tâm lí. Hiệu quả trị liệu tâm lí phụ thuộc rất nhiều vào nội lực của thân chủ. Xét về các yếu tố khác ngoài thân chủ như môi trường sống, các vấn đề trong cuộc sống mà thân chủ phải đối mặt, mức độ hỗ

trợ xã hội và các bệnh tật trong cuộc đời thì ở trường hợp này tất cả đều bất lợi. Chị H khi ở độ tuổi vẫn xuân xanh thì có chịu đựng nỗi đau từ phẫu thuật u não và để lại biến chứng trên khuôn mặt. Chồng vì tính chất công việc nên thường xuyên đi trực và công tác, ít dành thời gian quan tâm vợ con. Không những thế chị H ở nhà nội trợ, suốt ngày ở nhà quần quật chăm lo cho chồng con, ít giao tiếp với mọi người, cảm thấy bí bách và khó chịu khi thường xuyên bị mẹ chồng xem là phụ thuộc kinh tế vào chồng. Bản thân chị H là yếu tố thuận lợi nhất, ở đây chị là người linh hoạt, sáng tạo, chị đã chủ động tận dụng các kinh nghiệm trị liệu để tìm kiếm sự trợ giúp giải quyết các vấn đề của mình trong cuộc sống. Bên cạnh đó, mỗi lần thực hiện các kĩ thuật không thành công, chị đều gọi điện cho nhà trị liệu để tìm kiếm sự trợ giúp giải quyết ngay khó khăn

Dựa trên các mục tiêu đầu ra thì sau 9 phiên trị liệu, về cơ bản cả 3 mục tiêu đã đạt được những bước tiến triển tích cực và các triệu chứng cũng như các vấn đề của chị H hầu như đã giảm.

Chất lượng cuộc sống của chị được tăng lên khá nhiều, tình trạng rối nhiễu tâm lý của chị H đã chấm dứt (các triệu chứng trầm cảm được thuyên giảm rõ rệt), chị không còn đổ lỗi cho bản thân hay đánh giá tiêu cực về mình nữa, và điều quan trọng hơn cả là chị đã không còn tránh giao tiếp với mọi người xung quanh nữa. Chị cũng đã trải nghiệm được các mối quan hệ tốt với nhà trị liệu, với mẹ ruột của mình và đã cải thiện được mối quan hệ với chồng con, mẹ chồng. Đây là điểm tựa giúp chị có thể tiếp tục nỗ lực tự giải quyết các khó khăn của mình. Có thể nói, một khía cạnh quan trọng của trị liệu tâm lí cho người có trầm cảm là nhà tâm lí sử dụng biện pháp giáo dục tâm lí để chị H nâng cao hiểu biết về rối nhiễu tâm lí của mình và các sự kiện, hoàn cảnh sống của chị đã gây ra trầm cảm như thế nào. Liệu pháp nhận thức hướng dẫn chị H tập trung vào kiểu suy nghĩ tích cực, điều này ảnh hưởng tốt đến tâm trạng và hành vi của chị. Nhà tâm lí đã giúp chị H thực hiện những thay đổi tích cực qua việc kích hoạt hành vi, rằng tình trạng bệnh của chị chỉ có thể thuyên giảm khi chị cố gắng làm điều gì đó tích cực cho bản thân mình. Rối nhiễu tâm lí ở chị H được thuyên giảm khi nhà tâm lí kết hợp áp dụng trị liệu liên cá nhân, giúp chị nâng cao nhận thức về bản thân và thay đổi cách thức suy nghĩ, cảm xúc và hành vi tiêu

cực trong tương tác với những người xung quanh, đặc biệt là với chồng, con và gia đình nhà chồng. Và quan trọng hơn cả là chị H sẽ mở lớp dạy Tiếng Anh tại nhà và duy trì thực hiện các hoạt động thư giãn để giảm thiểu tình trạng trầm cảm.

Bên cạnh đó thì mục tiêu thứ hai chưa giải quyết một cách triệt để. Cụ thể chị H dù không còn tránh tiếp xúc với mọi người nhưng chị cũng hơi ngại khi đi đến đám tiệc, nơi đông người.

Còn dựa trên tiêu chí đánh giá của thang lâm sàng của Karvasarxki B.D theo tiếp cận từ góc độ lâm sàng – xã hội, chúng tôi có thể thấy trị liệu đem lại những hiệu quả như sau:

1) Mức độ giảm bớt các triệu chứng: Theo báo cáo của thân chủ theo từng buổi về việc thực hiện các kĩ thuật thì thân chủ đã kiểm soát được cảm xúc của bản thân, giảm các triệu chứng chóng mặt, khó thở, run chân tay, ngất đi,… và giấc ngủ tốt hơn. Thân chủ không dùng biện pháp đập đầu vào tường để tự giải tỏa nữa mà đã biết cách sử dụng các kĩ thuật thư giãn để lấy lại cân bằng. Tự đánh giá về bản thân đã được nâng lên, chị không còn đổ lỗi và mặc cảm tự ti về bản thân, đã lên kế hoạch cho tương lai và từng bước thực hiện nó.

2) Mức độ ý thức về cơ chế nảy sinh rối loạn: Thân chủ đã hiểu được cơ chế nảy sinh và duy trì của rối loạn trầm cảm, hiểu được sự tác động qua lại giữa nhận thức – cảm xúc – hành vi, trong quá trình trị liệu, thân chủ đã có cơ hội kiểm định lại những nội dung mà nhà trị liệu cung cấp nên hiểu và vận dụng nó rất tốt trong việc kiểm soát các vấn đề của mình.

3) Mức độ thay đổi thái độ nhân cách: Thân chủ được trải nghiệm khi nhìn nhận một vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau nên dễ chấp nhận quan điểm của người khác hơn.

4) Mức độ cải thiện chức năng xã hội: Thân chủ đã khởi động lại việc nấu ăn, làm bánh, tập thể dục, thăm hỏi họ hàng và hàng xóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) can thiệp tâm lí cho một trường hợp nữ bệnh nhân trầm cảm tuổi trung niên002 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)