- Trên thế giới
2. Các khái niệm có liên quan
2.3. Khái niệm Trẻ em, Vị thành niên, ngƣời chƣa thành niên
2.3.1. Khái niệm
Cho đến bây giờ vẫn chƣa có sự thống nhất về cách gọi cho những ngƣời ở độ tuổi từ sơ sinh đến khoảng 18 - 20 tuổi. Tùy từng góc độ xem xét, từng lĩnh vực hay theo chun mơn, ngành nghiên cứu mà có các thuật ngữ:
“Trẻ em”, “Vị thành niên”, “Ngƣời chƣa thành niên”, “Thiếu niên”, “Thanh niên” ... Có thể nói một trong những tiêu chí để mọi ngƣời phân biệt các thuật ngữ đó là căn cứ vào độ tuổi. Cụ thể chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số quan niệm đƣợc coi nhƣ những chuẩn mực, hay nói cách khác đƣợc nhiều ngƣời dùng trong đời sống hàng ngày cũng nhƣ trong các văn bản pháp quy.
Trƣớc hết, chúng ta tìm hiểu về thuật ngữ “Vị thành niên”
- Về thuật ngữ “Vị thành niên”, theo Tổ chức Y tế Thế giới, VTN là một giai
đoạn chuyển tiếp của cuộc đời từng cá nhân, đó là giai đoạn mà:
- Sự phát triển cá nhân kể từ khi những đặc tính giới tính bắt đầu xuất hiện cho đến khi những đặc tính đó hồn tồn hồn chỉnh.
- Sự phát triển tâm lý và những đặc điểm cá nhân từ một đứa trẻ thành một ngƣời trƣởng thành.
- Sự chuyển tiếp từ giai đoạn phụ thuộc đến giai đoạn hoàn toàn độc lập về kinh tế và XH.
Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, VTN là những ngƣời trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi (WHO, 1975. Trích theo Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em và Kế hoạch hóa GĐ) [2, tr35].
Ở Việt Nam, tùy theo vị trí tiếp cận cũng nhƣ chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành mà thuật ngữ VTN đƣợc giải thích theo cách riêng. Ví dụ: các nhà quản lý luật pháp và quản lý XH thƣờng dùng thuật ngữ “ngƣời chƣa thành niên” để nhấn mạnh đến những giới hạn về nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý đối với nhóm đối tƣợng đặc thù này và phân biệt nhóm đối tƣợng này với nhóm đối tƣợng khác (gồm những ngƣời có tuổi đời dƣới 18 tuổi) [2].
Trên thực tế, thuật ngữ “ngƣời chƣa thành niên” và thuật ngữ “Vị thành niên” có sự khác biệt: chƣa thành niên chỉ nhóm ngƣời ở lứa tuổi dƣới tuổi thành niên, theo quy định của pháp luật là dƣới 18 tuổi. Với quan niệm này thì cả trẻ sơ sinh, mẫu giáo, nhi đồng đều thuộc nhóm trẻ em VTN. Vì vậy, trong số những ngƣịi chƣa đủ tuổi thành niên cần có sự phân biệt rõ giữa hai nhóm tuổi khác nhau: đó là nhóm trẻ em và nhóm VTN.
Mặc dù vậy, cho đến nay ở nƣớc ta vẫn chƣa có sự thống nhất về độ tuổi của VTN, nhƣng căn cứ vào thực tế của Việt Nam, Bộ Y tế đã đề cập xếp VTN thành hai nhóm tuổi:
- Nhóm thứ nhất, từ 10 đến 14 tuổi
- Nhóm thứ hai, từ 15 đến 19 tuổi [Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em và Kế hoạch hóa GĐ, 1997]
Ở Mỹ và một số nƣớc Tây Âu, thuật ngữ VTN trong tâm lý học dùng để chỉ trẻ em ở giai đoạn lứa tuổi từ 11, 12 tuổi đến khoảng 20 tuổi (Diane. Papalia, LauraE. Berk ...) [24, tr 47]
Ở Nga, VTN là tuổi từ dậy thì đến trƣớc 18 tuổi - tuổi trƣởng thành về mặt pháp luật.
Ở Việt Nam, các nhà tâm lý thƣờng quan niệm tuổi VTN là giai đoạn lứa tuổi từ 12 đến 17 tuổi, còn các nhà y học gọi VTN là trẻ em từ 10, 11 tuổi đến 19 tuổi
Nhƣ vậy, khi nói đến trẻ em VTN, ở những nƣớc khác nhau hay các lĩnh vực khoa học khác nhau, đơi khi chúng ta đã nói đến những đối tƣợng hoàn toàn khác nhau. Mặt khác, ngay trong giai đoạn VTN thì trẻ lứa tuổi 11, 12 tuổi lại có những đặc điểm tâm sinh lý khác hẳn tâm sinh lý của trẻ 17, 18 tuổi hay 20 tuổi [24]
Tuy còn nhiều tranh luận nhƣng phần lớn các nhà quản lý và các nhà khoa học đều thống nhất VTN là nhóm tuổi từ 14 đến dƣới 18 tuổi. Bởi trong lứa tuổi này, VTN là “một đứa trẻ trong một thể chất thanh niên, hoặc một thanh niên có nhận thức và tình cảm của trẻ nhỏ” (Đặng Cảnh Khanh, 2001).
- Về thuật ngữ “Trẻ em”
Cũng tƣơng tự nhƣ thuật ngữ VTN, thuật ngữ “Trẻ em” cũng gây nhiều tranh luận. Cụ thể có các quan niệm nhƣ:
Theo luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em đƣợc Quốc hội nƣớc ta thông qua ngày 12/08/1991 tại điều 1 đã nêu: “Trẻ em qui định trong luật này là công dân Việt Nam dƣới 16 tuổi”.
Trong pháp lệnh Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của nƣớc ta thơng qua ngày 21/11/1979 nêu: “Trẻ em nói trong pháp lệnh này gồm các em từ sơ sinh đến 15 tuổi”.
Nhƣ vậy, cùng là trong các văn bản pháp quy của nƣớc ta nhƣng quy định về tuổi của trẻ em có sự xê dịch hơn kém một tuổi.
Ngày 20/11/1989, Liên Hợp Quốc đã thông qua công ƣớc Quốc tế về quyền trẻ em, tại Điều 1 công ƣớc này quy định: “Trong phạm vi của công ƣớc này, trẻ em có nghĩa là ngƣời dƣới 18 tuổi, trừ những trƣờng hợp pháp luật áp dụng với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn [29].
Trong bài viết “VTN - Sự đánh đố về tâm lý”, tác giả Vũ Dũng lại cho rằng lứa tuổi kết thúc của giai đoạn trẻ em là 17 tuổi. Vì theo ông, phải đến 17 tuổi các phẩm chất nhân cách của các em mới dần hoàn thiện, về mặt ý thức mới chín muồi.
- Thuật ngữ “Người chưa thành niên”
Căn cứ vào Điều 20 của Bộ luật dân sự: “Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa đủ 18 tuổi, và ngƣời thành niên là ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên”. Với quan niệm này thì cả trẻ sơ sinh, mẫu giáo, nhi đồng, VTN đều thuộc nhóm ngƣời chƣa thành niên. Vì vậy, tùy từng đối tƣợng, từng trƣờng hợp hay hoàn cảnh khác nhau mà mỗi ngƣời sử dụng các thuật ngữ trên cho phù hợp.
Tóm lại, hiện vẫn chƣa có quan niệm thống nhất về độ tuổi của trẻ em, VTN, ngƣời chƣa thành niên. Nhƣng phần đông mọi ngƣời hiểu trẻ em, VTN, ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa đủ 18 tuổi (từ sơ sinh đến dƣới 18 tuổi). Trong đó, giai đoạn từ sơ sinh đến 15 tuổi - đƣợc gọi bằng thuật ngữ “Trẻ em”; giai đoạn từ 11, 12 tuổi đến dƣới 18 tuổi - đƣợc gọi bằng thuật ngữ “Vị thành niên”. Nói một cách khái quát, các thuật ngữ này để chỉ một nhóm ngƣời chƣa trƣởng thành về mặt cơ thể, tâm lý cũng nhƣ XH một cách toàn diện.
Tuy nhiên, cách chia các thuật ngữ trên căn cứ theo độ tuổi cũng chỉ là tƣơng đối mà thơi, vì sự phát triển tâm lý ngƣời là liên tục và có sự kế tiếp nhau, khơng thể phân chia thành các giai đoạn một cách cứng nhắc. Hơn nữa,
mỗi cách phân chia khác nhau còn tùy thuộc vào mục đích và các góc độ nghiên cứu... trong từng thời kỳ lịch sử nhất định với những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau mà sự quy định về tuổi của trẻ em có sự xê dịch ít hay nhiều.
2.3.2. Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi VTN
Sự phát triển bình thƣờng của con ngƣời diễn ra qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, từ lúc ấu thơ (từ 0 đến 3 tuổi) rồi đến tuổi nhi đồng (khoảng từ 4 đến 11 tuổi), đến giai đoạn tuổi VTN (khoảng 12 đến 17 tuổi) và các giai đoạn tiếp sau đó. Trong đó ở độ tuổi VTN các em có những thay đổi và để lại những dấu ấn quan trọng suốt cuộc đời. Bên cạnh những thay đổi dễ nhận ra về hình thức cơ thể, trong bản thân mỗi em có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm lý, tình cảm, về các mối quan hệ, về quan điểm và cách sống [45].
Ở giai đoạn này trẻ có một sự thay đổi quan trọng về mặt cơ thể, đây là lứa tuổi có nhiều biến chuyển mạnh mẽ về mặt tâm - sinh lý tạo ra sự chuyển hóa từ trẻ con sang ngƣời lớn. Giai đoạn này nhiều ngƣời cho là “tuổi cứng đầu”, “tuổi bất trị”, “tuổi nổi loạn” ... Sự bƣớng bỉnh này khơng phải vơ cớ, nó xuất phát từ những biến động lớn về sinh lý ở các em, kéo theo diễn biến phức tạp về tâm lý. Hai quá trình tâm - sinh lý này cũng chịu tác động của điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội từng quốc gia.
Chúng ta có hiểu các em một cách đầy đủ, chính xác mới có thể giúp các em hiểu rõ bản thân để thích ứng và chủ động đối phó với những thách thức của cuộc sống, bằng cách giáo dục kỹ năng sống và tƣ vấn kịp thời để các em phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần.
2.3.2.1. Đặc điểm sinh lý: Ở lứa tuổi này diễn ra sự cải tổ lớn, cụ thể:
- Hệ cơ, xƣơng phát triển mạnh mẽ tạo ra sự tăng trƣởng nhanh chóng về trọng lƣợng, kích thƣớc thân thể. Tuy nhiên hệ cơ chƣa mang tính bền vững và dẻo dai, do đó khi làm việc thì chóng mệt, mặt khác sự phát triển của hệ cơ và xƣơng chƣa cân xứng, xƣơng phát triển nhanh hơn (đặc biệt theo chiều dài), do đó làm cho cử động kém nhịp nhàng dẫn đến tình trạng vụng về trong công việc, các phần đệm giữa các đốt sống dễ sai lệch. Riêng các em nữ xƣơng chậu đang trong thời kỳ phát triển.
- Tƣơng ứng với sự phát triển của hệ cơ xƣơng, hệ tim mạch cũng có những biến chuyển, tuy nhiên cũng có sự mất cân đối: hệ mạch phát triển không tƣơng xứng với sự phát triển của tim cho nên khi lao động chóng mệt, tính tình thất thƣờng.
- Hệ thần kinh và thể dịch (các tuyến nội tiết) phát triển và cũng xảy ra sự mất cân đối giữa sự phát triển thần kinh và thể dịch, do đó các em dễ có những thay đổi từ thái cực này sang thái cực khác, dễ xúc động mủi lịng, tính khí thay đổi, thƣờng xảy ra hiện tƣợng thờ ơ lãnh đạm có chu kỳ, gây ra tính mất cân bằng, dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, hay tị mị, tính uể oải cao. Ở độ tuổi 14 - 16 tuổi bộ não đạt kích thƣớc gần bằng ngƣời lớn, vì vậy, ở lứa tuổi này trí tuệ rất phát triển.
2,3.2.2. Đặc điểm tâm lý
Về mặt tình cảm, trẻ em VTN có nhiều cảm xúc diễn biến đa dạng, vui buồn bất chợt, cƣờng độ cảm xúc mạnh nhƣng chƣa bền vững. Vì vậy trẻ em VTN rất hăng hái nhiệt tình khi đƣợc động viên khích lệ, dễ buồn chán thất vọng nếu gặp thất bại. Tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ và tình cảm lý trí phát triển mạnh mẽ, các em có sự rung cảm sâu sắc trƣớc cái đẹp. Những biến động về tâm lý gây tâm trạng xao xuyến, tăng cƣờng những cảm giác xuất phát từ thân thể, các em có khuynh hƣớng đi sâu vào bản thân mình, đồng thời lại muốn tỏa ra XH. Trẻ bắt đầu chú ý, quan tâm đến hình dáng, nét mặt, tƣ thế của bản thân. Rất quan tâm đến bộ tóc, áo quần, trang sức, vì quần áo trang sức gắn chặt với thân thể. Mọi đứa trẻ ở độ tuổi này thƣờng trở nên khó tính và bƣớng bỉnh [11].
Tình cảm của các em chƣa ổn định dễ thay đổi, các em nữ thƣờng e lệ hay xấu hổ, tỏ ra dịu dàng và bắt đầu quan tâm đến vẻ đẹp nữ tính. Ngƣợc lại, các em nam lại tỏ ra xông xáo, dũng cảm hoạt bát trong mọi việc. Tình bạn ở tuổi VTN là một tình cảm trong sáng, có ảnh hƣởng lớn đến tâm tƣ tình cảm của các em, các em đã có tình bạn khác giới, có cảm xúc giới tính. Các em cần đƣợc giáo dục đầy đủ về giới tính để tự tin giữ gìn sự trong sáng của tình bạn, tránh những hậu quả khơng đáng có.
Mong muốn trở thành ngƣời lớn là đặc trƣng tâm lý nổi bật của trẻ em VTN, các em muốn đƣợc mọi ngƣời thừa nhận, tơn trọng. Lịng tự ái, tự trọng ở các em rất cao, các em ln có xu hƣớng tự khẳng định, muốn đƣợc tự do bộc lộ nhân cách của mình, phản ứng mạnh mẽ với ngƣời lớn khi họ vơ tình hay cố ý xúc phạm đến danh dự của mình. Trẻ em VTN rất khó chịu khi bị gọi là con nít, ngƣời lớn xoa đầu hay là bị đánh chửi... vì các em coi đó là sự coi thƣờng, làm giảm uy tín của các em. Để chứng tỏ mình đã lớn các em thƣờng cố gắng bắt chƣớc những cử chỉ hành động của ngƣời lớn nhƣ: hút thuốc, uống rƣợu, trang điểm, cách ăn mặc...
Đến tuổi VTN các em bắt đầu đặt ra vấn đề lý tƣởng và ƣớc mơ, ví dụ nhƣ đạt ra các câu hỏi: sau này mình sẽ là ngƣời nhƣ thế nào? bây giờ mình phải làm gì? phải sống nhƣ thế nào? mình mơ ƣớc điều gì trong tƣơng lai?... Các em coi một số ngƣời nhƣ “thần tƣợng” của mình và cố gắng bắt chƣớc và phấn đấu để sau này đƣợc nhƣ thần tƣợng của mình, ngƣời mà các em thần tƣợng có thể là: anh hùng quân đội, cảnh sát nổi tiếng, danh thủ bóng đá, ca sĩ nổi tiếng, ngƣời mẫu nổi tiếng ... Các em đánh giá cao bản thân, mơ ƣớc cao xa vì các em chƣa đủ kinh nghiệm để đánh giá khả năng mình vốn có so với những mong muốn đạt đƣợc. Vì thế, nếu khơng may gặp thất bại thƣờng là cú sốc lớn và dễ gây cho các em sự thất vọng chán nản. Vì vậy thầy cơ giáo và cha mẹ nên giúp đỡ, động viên các em nếu chẳng may các em thất bại, không nên chế giễu các mơ ƣớc trong sáng của các em.
Tóm lại, đặc trƣng tâm lý lứa tuổi VTN có nhiều diễn biến phức tạp, có xu hƣớng muốn vƣơn lên thành ngƣời lớn, tự khẳng định mình, có lịng tự trọng, tự tơn cao. Trong q trình giáo dục dậy dỗ các em, thầy cô và cha mẹ phải hiểu rõ tâm lý lứa tuổi cũng nhƣ tơn trọng nhân cách của các em. Bên cạnh đó ngƣời lớn cũng phải đặt ra những nguyên tắc, kỷ luật yêu cầu các em tn theo, tránh tính vơ kỷ luật, tự cao tự đại của trẻ em VTN. Ngƣời lớn không nên để trẻ em VTN thoát ly khỏi sự quản lý giáo dục của mình, cũng khơng nên q áp đặt chúng làm theo những gì mình muốn. Cần nắm vững, hiểu và thông cảm với tâm lý lứa tuổi VTN, phải tôn trọng những mong
muốn, nguyện vọng chính đáng của trẻ em VTN để chúng ta có thể quản lý giáo dục tốt trẻ em VTN trong điều kiện kinh tế XH hiện nay.
2.4. Khái niệm “Hành vi phạm pháp”, “Trẻ em phạm pháp”, “VTN phạm pháp”, “Ngƣời chƣa thành niên phạm pháp”
2.4.1. Khái niệm
Hiện nay ta thƣờng bắt gặp những thuật ngữ rất khác nhau dùng để chỉ trẻ em có HV vi phạm pháp luật nhƣ: Trẻ em phạm pháp, VTN phạm pháp, Ngƣời chƣa thành niên phạm pháp, Trẻ hƣ hỏng ... có thể nói hiện vẫn chƣa có sự thống nhất trong thuật ngữ dùng để chỉ đối tƣợng phạm pháp này, thậm chí trong cùng một thuật ngữ nhƣng định nghĩa và cách hiểu rất khác nhau. Để hiểu thấu đáo về thuật ngữ này, chúng ta phải xem xét một số khái niệm có liên quan nhƣ CMXH , HV, HVLC ...
2.4.1.1. Chuẩn mực xã hội
Có nhiều quan điểm khác nhau về CMXH, CMXH là yếu tố không thể thiếu đƣợc của việc quản lý XH, là một trong những phƣơng tiện định hƣớng HV của cá nhân hay của nhóm XH trong những điền kiện nhất định và là phƣơng tiện kiểm tra XH đối với HV của họ. Mọi HV của con ngƣời, mọi hành động của các tập thể đều bị điều tiết bởi chuẩn mực chung của XH. Chuẩn mực phản ánh những lợi ích của các giai cấp và nhóm XH, vạch ra các hình thức nhất định của HV, tính chất các quan hệ, mục tiêu và các phƣơng thức để đạt đƣợc các mục tiêu này [63].
Chuẩn mực là cái mốc để biết hành động nào đi xa hoặc quá xa, điều đƣợc mọi ngƣời cho là bình thƣờng. Chuẩn mực là sự trông chờ của ngƣời