Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm lý (nhu cầu văn hóa) của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc độ gia đình (Trang 28)

- Trên thế giới

2. Các khái niệm có liên quan

2.1. Khái niệm gia đình

2.1.3.3. Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm lý (nhu cầu văn hóa) của

thành viên

Chức năng này đƣợc thực hiện chủ yếu thông qua tổ chức sinh hoạt GĐ, bao gồm làm việc nhà, giải trí, học tập, nghỉ ngơi... khi các thành viên có ở nhà, hay nói rộng hơn là các thành viên hoạt động với tƣ cách thành viên GĐ (không phải tƣ cách công dân) và trong bối cảnh GĐ (dù khơng có mặt ở nhà nhƣng đang hoạt động vì GĐ, cho GĐ ...). Dù thời gian để làm kinh tế còn chiếm phần lớn, thời gian nghỉ ngơi - nhất là của phụ nữ trong GĐ cịn ít, nhƣng sự hƣởng thụ văn háo tinh thần của ngƣời dân nói chung đã ngày một tăng. Ngày nay, cho dù có những tác động tiêu cực khác từ ngồi XH, GĐ vẫn đang trở thành một tổ ấm, là nơi nghỉ ngơi, nguồn động viên an ủi, bù đắp những thiếu hụt, cân bằng trạng thái tâm lý, ổn định tình cảm của mỗi thành viên.

2.1.3.4. Chức năng chăm sóc sức khỏe người già, người ốm.

Chức năng này cũng đã trở thành đặc trƣng của những GĐ truyền thống nhiều thế hệ. Ngày nay đã có những tổ chức hỗ trợ đắc lực về y tế và chăm sóc sức khỏe cho ngƣời già, ngƣời ốm tại cộng đồng, ví dụ nhƣ là Trung tâm dƣỡng lão, Nhà tình nghĩa ... Tuy nhiên, GĐ vẫn là nơi đảm bảo điều kiện an toàn cho trẻ thơ phát triển, ngƣời già, ngƣời ốm có nơi nƣơng tựa, khơng hiu quạnh, cô đơn, ngƣời lao động đƣợc phục hồi sức khỏe lấy lại sự cân bằng tâm lý sau những giờ làm việc mệt nhọc. GĐ hiện đại cần phải phát huy hơn nữa chức năng chăm sóc ngƣời già, ngƣời ốm để thơng qua đó giáo dục thế hệ trẻ nhớ về cội nguồn, luôn biết ơn những ngƣời đã vất vả sinh thành và ni dƣỡng mình khơn lớn.

2.1.3.5. Chức năng giáo dục con cái (còn gọi là chức năng XH hóa trẻ em)

Trên quan điểm giáo dục học, chức năng này là quan trọng nhất. Với chức năng giáo dục con cái thì GĐ là chiếc cầu nối quá khứ với tƣơng lai. Vì thế nó tiếp thu và mang văn hóa nhƣ truyền thống để truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đó là một chiếc cầu đặc biệt vì nó vừa liên tục, vừa sống động, ln nảy nở, phát triển và giao tiếp tích cực với con ngƣời.

Với chức năng này, mỗi thành viên có vai trị khác nhau, nhƣng nhìn chung, ngƣời ta nhận thấy ngƣời mẹ có vai trị đặc biệt quan trọng (nhất là khi con cái ở tuổi ấu thơ). Bởi thế ngƣời mẹ còn đƣợc gọi là ngƣời thầy đầu tiên.

Việc thực hiện chức năng này phụ thuộc vào các yếu tố, điều kiện lao động, sinh hoạt vật chất của GĐ, hệ thống giá trị đạo đức, mơi trƣờng tâm lý tình cảm, nếp sống, tín ngƣỡng tơn giáo của GĐ, tức là ảnh hƣởng của văn hóa GĐ đối với cá nhân. Khi đƣợc xây dựng trên nền tảng vững chắc của những truyền thống tốt đẹp, thói quen lành mạnh, văn hóa GĐ sẽ tạo ra những đứa trẻ sau này miễn dịch với các tệ nạn XH, điều sai trái [28].

GĐ đào tạo những nhân tài xuất sắc cho đất nƣớc, nuôi dƣỡng những con ngƣời nhân hậu, những thành viên gắn bó với hạnh phúc GĐ, với sự tiến bộ của nhân loại. Các thành viên trong GĐ ngày càng hòa nhập vào XH nhƣng họ vẫn là một nhóm cấu kết đặc thù - đó là GĐ. XH có thể giúp đỡ GĐ đi sâu vào bản thân nó, cùng với q trình XH hóa, phát triển các mối quan hệ, tình cảm vợ chồng, cha mẹ, con cái làm tốt các chức năng của nó.

GĐ đặt vai trị vơ cùng quan trọng cho sự hình thành nhân cách gốc của trẻ em, thúc đẩy sự phát triển nhân cách ở tuổi thanh niên, củng cố giữ gìn nhân cách con ngƣời ở tuổi trƣởng thành và khi về già. Giáo dục GĐ vì vậy là thƣờng xuyên, suốt đời và có hệ thống.

Giáo dục GĐ có những ƣu thế so với giáo dục XH và nhà trƣờng, trƣớc hết vì nó xuất phá từ tình cảm, thơng qua tình cảm. Có khi khơng cần thơng qua lời nói mà qua thái độ, việc làm, cách ứng xử trong GĐ... Giáo dục trong GĐ mang tính cá biệt và cụ thể, chú ý tới những nét cá biệt của từng đứa trẻ, nó linh hoạt theo sự phát triển của đứa trẻ, theo sự thay đổi cuộc sống của GĐ và XH, bởi vậy giáo dục GĐ có tính thực tiễn, qua thực tế, bằng cuộc sống thực tế để giáo dục. Chỗ mạnh của giáo dục GĐ là kinh nghiệm XH, kiến thức đa dạng về đời sống, nó là một tập thể không thuần nhất, khác nhau về giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác tính tình (gồm cha - mẹ, anh em, ơng bà) do đó giáo dục GĐ mang tính phối hợp nhiều mặt về kiến thức và các mối quan hệ XH. Phƣơng pháp giáo dục của GĐ là thuyết phục, giảng giải, có lắng nghe và trao đổi ý kiến, không phải là truyền thụ từ trên xuống và ra lệnh [28].

Nói chung, cha mẹ là những thầy dạy không tiếc công sức, thời gian để hƣớng dẫn con cái, nhƣng nhiều khi họ lại bị thiếu kiến thức cần thiết để dạy bảo con cái của mình.

Mục tiêu của giáo dục GĐ hiện nay là đào tạo con ngƣời đa dạng, vì XH đang yêu cầu GĐ cung cấp cho những nhà khoa học, kỹ thuật viên, chuyên gia có tài năng, những nhà kinh doanh tháo vát, những nhà quản lý và những ngƣời lao động giỏi, những chính trị gia linh hoạt biết nhìn xa trơng rộng, những ngƣời sáng tác văn học nghệ thuật ƣu tú. GĐ cần chú trọng đào tạo những con ngƣời có kiến thức đa dạng và chuyên sâu, biết chăm lo lợi ích của GĐ và bản thân, đồng thời biết tơn trọng lợi ích của cộng đồng, tuân theo pháp luật và chuẩn mực XH.

Hai mục tiêu không thể tách rời trong giáo dục GĐ là trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết, những kinh nghiệm sống để sau này chúng có thể đảm nhận các vai trị đƣợc XH giao phó. Đồng thời cần chú ý đến việc vun trồng, nuôi dƣỡng ở trẻ những tình cảm nhân hậu, hƣớng về cái thiện, tình thƣơng yêu GĐ, sự nhƣờng nhịn và hy sinh cho ngƣời mình yêu quý, sự đồng cảm với những nỗi đau khổ và thiếu thốn của đồng loại. GĐ chính là mơi trƣờng XH đầu tiên mà đứa trẻ tiếp xúc, đứa trẻ đƣợc hƣởng sự chăm sóc giáo dục từ cha mẹ và ngƣời thân để trở thành một nhân cách, một con ngƣời tồn diện. Bởi vì sinh con mới chỉ là tạo ra một hình hài, cịn tạo ra một con ngƣời thì cịn phải giáo dục rèn luyện cơng phu.

Đáng tiếc hiện nay ở một số GĐ, cả hai mục tiêu đó đều khơng đạt đƣợc. Hơn nữa, điều đáng chú ý là ngày nay đang có sự giảm sút vai trị giáo dục GĐ, giảm sút trách nhiệm của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái. Nhiều GĐ mải lo công việc làm ăn, kinh doanh, họ có q ít thời gian và cũng khơng coi trọng dành thời gian giáo dục con cái, hƣớng dẫn kiểm tra việc học tập, giao lƣu bạn bè của chúng, uốn nắn cách ứng xử XH... Họ phó mặc việc giáo dục con cho hệ thống trƣờng học và các đoàn thể, XH với ý nghĩ đơn giản chỉ cần cung cấp cho con cơm no, áo đẹp, có tiền đi giải trí ...

Ở một số GĐ, chính sự thiếu gƣơng mẫu của cha mẹ trong cách làm ăn sinh sống, ứng xử XH đã có tác động tiêu cực đến con cái, hoặc sự lủng củng,

mâu thuẫn trong quan hệ tình cảm giữa bố mẹ, ơng bà, anh em trong GĐ là nguyên nhân dẫn trẻ đến chỗ chán nản, thất vọng và hƣ hỏng. Cũng có nhiều GĐ nặng về tình thƣơng, nng chiều con cái quá mức và họ đã bị thất vọng khi thấy chúng hỗn láo, hƣ hỏng. Ngƣợc lại ở những ông bố, bà mẹ nặng về quyền uy, sử dụng bạo lực, roi vọt cũng gặp những thất bại do hậu quả tiêu cực của cách giáo dục đó đối với con em [09].

Tình trạng trẻ em hƣ hỏng, phạm pháp tăng lên đã làm cho dƣ luận XH nhức nhối, GĐ đau khổ tuyệt vọng. Một trong những nguyên nhân dẫn trẻ em ở tuổi VTN phạm pháp ngày càng nhiều là do sự buông lỏng quản lý giáo dục con cái của các bậc cha mẹ. Thực tế này một lần nữa khẳng định vai trị to lớn và khơng thể thay thế đƣợc của giáo dục GĐ. GĐ ln là một thiết chế XH có ƣu thế hơn hẳn so với các thiết chế XH khác trong việc giáo dục trẻ em. Bởi vì, cha mẹ là những nhà giáo dục không tiếc công sức, thời gian và đặc trƣng của giáo dục GĐ là sự giáo dục xuất phát từ tình cảm, trách nhiệm của ngƣời làm cha mẹ đối với con cái.

Tóm lại, trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện nay, các bậc cha mẹ cần phải quan tâm hơn nữa đến con cái, cần có thái độ và phƣơng pháp giáo dục đúng đắn để giáo dục con cái trở thành những ngƣời cơng dân tốt. Vì vậy, cần xây dựng những quan niệm đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo, thiết thực hơn trong cách thức và nội dung giáo dục con cái, cũng cần có một nghệ thuật kết hợp đúng đắn giữa quyền uy và tình thƣơng, sự rộng lƣợng, khoan dung và bình đẳng trong giáo dục GĐ. Cộng đồng XH, nhà nƣớc, hệ thống trƣờng học và các tổ chức quần chúng cần phải có trách nhiệm giúp đỡ để GĐ làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc giáo dục thế hệ trẻ. GĐ không chỉ là mơi trƣờng hữu hiệu đối với việc phịng ngừa các HVSL, phạm pháp ở trẻ em VTN mà còn giúp chúng phát triển nhân cách một cách toàn diện [09, 28].

2.2. Khái niệm “Bầu khơng khí tâm lý gia đình”

2.2.1. Khái niệm

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về bầu khơng khí tâm lý GĐ, có thể kể một số định nghĩa tiêu biểu:

Về định nghĩa bầu khơng khí tâm lý nói chung, tác giả Ngơ Cơng Hồn cho rằng: “Bầu khơng khí tâm lý là tồn bộ những sắc thái tâm lý hƣớng hoạt động chung của tồn nhóm theo những mục đích nhất định” [34, tr 30].

Tác giả cũng nêu ra các đặc trƣng của bầu khơng khí tâm lý nhƣ: sự phức hợp những sắc thái tâm lý của các thành viên trong nhóm, khơng phải là phức hợp của tất cả mà chỉ là những sắc thái tâm lý có ý nghĩa; bầu khơng khí tâm lý có thể là bầu khơng khí của nhóm, có thể do bên ngồi đƣa lại. Từ đó ơng đƣa ra những định nghĩa về bầu khơng khí tâm lý trong GĐ: “Bầu khơng khí tâm lý là tồn bộ những sắc thái tâm lý hợp thành khơng khí tâm lý chung tạo ra nếp sống truyền thống, thói quen, sự hịa hợp hoặc khơng hịa hợp của các thành viên trong GĐ, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của GĐ” [34, tr 30]. Nghiên cứu bầu khơng khí tâm lý trong tập thể, tác giả Phạm Minh Hạc lại cho rằng: “Bầu khơng khí tâm lý là trạng thái của tập thể nó thể hiện sự phức hợp tâm lý XH, sự tƣơng tác giữa các thành viên và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lý trong các quan hệ liên nhân cách của họ, là tính chất của mối quan hệ qua lại giữa mọi ngƣời trong tập thể, là tâm trạng chính trong tập thể”.

Nhƣ vậy, chúng ta nhận thấy bầu khơng khí tâm lý trong GĐ có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình giao tiếp, các mối quan hệ và sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong GĐ. Điều này đƣợc thể hiện rất rõ ở đặc điểm và vai trị của bầu khơng khí tâm lý trong GĐ.

2.2.2. Đặc điểm của bầu khơng khí tâm lý trong gia đình

Cũng nhƣ các hiện tƣợng tâm lý XH khác, bầu khơng khí tâm lý có những đặc điểm riêng biệt. Theo tác giả Ngơ Cơng Hồn, bầu khơng khí tâm lý trong GĐ có những đặc điểm sau:

- Là trạng thái tâm lý không ổn định, dễ dàng thay đổi cùng với sự thay đổi của các sự kiện lớn, biến cố lớn xảy ra trong gia đình

Bầu khơng khí tâm lý trong GĐ phụ thuộc rất lớn vào những biến đổi có ý nghĩa đối với các thành viên trong GĐ. Một ngƣời đáng kính trong GĐ qua đời, sự xuất hiện của nàng dâu mới, ... có thể làm biến đổi bầu khơng khí tâm lý trong GĐ từ âu sầu ảm đạm sang vui vẻ, từ tẻ nhạt đơn điệu sang vui

tƣơi phấn chấn hoặc ngƣợc lại. Những biến đổi đó có thể bắt nguồn từ chính những sự kiện xảy ra trong GĐ, trong mối quan hệ giữa các thành viên nhƣng cũng có thể xuất phát từ môi trƣờng bên ngoài của GĐ. Theo chúng tôi, những biến cố lớn xảy ra trong GĐ (nhƣ có ngƣời mất, đứa trẻ ra đời, cƣới hỏi...) thƣờng dễ gây ra sự biến đổi bầu khơng khí tâm lý và duy trì bầu khơng khí tâm lý mới lâu hơn so với những biến cố từ bên ngồi.

- Khơng khí gia đình phụ thuộc phần lớn vào người chủ gia đình, người có uy tín trong gia đình

Bầu khơng khí tâm lý có thể đƣợc hiểu nhƣ là sự phản ánh các kiểu quan hệ giữa các thành viên trong GĐ. Trong mỗi GĐ thông thƣờng bao giờ cũng có một ngƣời làm trụ cột, việc có tạo đƣợc khơng khí đầm ấm thân ái hay khơng phụ thuộc rất lớn vào ngƣời chủ gia GĐ cũng nhƣ những ngƣời có uy tín trong GĐ. Ở Việt Nam, từ lâu ngƣời già đã rất đƣợc coi trọng và đƣợc coi nhƣ một giá trị trong XH (giá trị đƣợc XH gán cho), do đó tiếng nói của ngƣời già, ngƣời có uy tín có ý nghĩa rất lớn đối với các thành viên trong GĐ. Ở nông thôn Việt Nam ngày xƣa, ngƣời đàn ơng thƣờng đóng vai trị chủ GĐ, với đầu óc gia trƣởng đã tạo ra kiểu quan hệ gia trƣởng, độc đoán - lệ thuộc, cam chịu, bắt mọi ngƣời khác trong GĐ phải tuân theo. Thƣờng ngƣời chồng dùng mệnh lệnh để quyết đốn mọi cơng việc trong GĐ, ý kiến của ngƣời chồng thƣờng thể hiện uy quyền tuyệt đối. Kết quả của mối quan hệ này là tạo ra một bầu khơng khí tâm lý GĐ thân ái giả tạo.

Đối với GĐ hiện đại, vai trò của ngƣời chủ GĐ đã có sự thay đổi, địa vị độc tôn của nam giới trƣớc kia đã phần nào bị nữ giới lần át. Trong GĐ hiện đại vai trò của ngƣời chủ GĐ phụ thuộc vào ai là ngƣời lao động chính, ai có khả năng về kinh tế, tài chính. Tuy nhiên vai trị ngƣời chủ GĐ trong thời đại ngày nay đã lu mờ dần, mọi việc trong GĐ từ to đến nhỏ đều đƣợc bàn bạc và quyết định bởi các thành viên. Nhƣ vậy bầu khơng khí tâm lý trong GĐ khơng chỉ phụ thuộc vào nam giới mà cả nữ giới, do vậy việc giáo dục, xây dựng mối quan hệ bình đẳng trong GĐ giữa nam và nữ là điều kiện tiên quyết để tạo nên bầu khơng khí tâm lý hịa thuận trong mỗi GĐ.

- Bầu khơng khí tâm lý trong gia đình phụ thuộc vào truyền thống, nếp sống của gia đình

Khơng có GĐ nào lại khơng có những bất hịa trong mối quan hệ giữa các thành viên dù là lớn hay nhỏ. Tuy nhiên cách giải quyết theo truyền thống của mỗi gia GĐ lại rất khác nhau, có GĐ “đóng cửa bảo nhau”, phân tích điều hay lẽ phải một cách dân chủ và bình đẳng, có GĐ cãi vã nhau ầm ĩ ... Chính những cách cƣ xử nhƣ vậy tạo ra ở mỗi GĐ những bầu khơng khí tâm lý khác nhau.

Nhiều GĐ có những nếp sống rất tốt đẹp, đáng đƣợc chúng ta học hỏi. Có những GĐ có thói quen bƣớc vào phịng ăn chỉ nói chuyện về các món ăn, khen các món ăn cũng nhƣ ngƣời nấu ăn (đơi khi chƣa hẳn đã là hoàn hảo). Thái độ tơn trọng ngƣời nấu ăn, khơng khí GĐ vui vẻ trong bữa ăn sẽ chỉ xuất hiện trong GĐ, làm đứa trẻ sẽ nhớ mãi bầu khơng khí GĐ ấm cúng trong những bữa ăn đó và sau này khi lập GĐ, bầu khơng khí nhƣ vậy sẽ đƣợc đứa trẻ thể hiện trong cuộc sống GĐ chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc độ gia đình (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)