Đặc điểm của bầu khơng khí tâm lý trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc độ gia đình (Trang 32)

- Trên thế giới

2. Các khái niệm có liên quan

2.2. Khái niệm bầu khơng khí tâm lý gia đình

2.2.2 Đặc điểm của bầu khơng khí tâm lý trong gia đình

Cũng nhƣ các hiện tƣợng tâm lý XH khác, bầu khơng khí tâm lý có những đặc điểm riêng biệt. Theo tác giả Ngơ Cơng Hồn, bầu khơng khí tâm lý trong GĐ có những đặc điểm sau:

- Là trạng thái tâm lý không ổn định, dễ dàng thay đổi cùng với sự thay đổi của các sự kiện lớn, biến cố lớn xảy ra trong gia đình

Bầu khơng khí tâm lý trong GĐ phụ thuộc rất lớn vào những biến đổi có ý nghĩa đối với các thành viên trong GĐ. Một ngƣời đáng kính trong GĐ qua đời, sự xuất hiện của nàng dâu mới, ... có thể làm biến đổi bầu khơng khí tâm lý trong GĐ từ âu sầu ảm đạm sang vui vẻ, từ tẻ nhạt đơn điệu sang vui

tƣơi phấn chấn hoặc ngƣợc lại. Những biến đổi đó có thể bắt nguồn từ chính những sự kiện xảy ra trong GĐ, trong mối quan hệ giữa các thành viên nhƣng cũng có thể xuất phát từ môi trƣờng bên ngoài của GĐ. Theo chúng tôi, những biến cố lớn xảy ra trong GĐ (nhƣ có ngƣời mất, đứa trẻ ra đời, cƣới hỏi...) thƣờng dễ gây ra sự biến đổi bầu khơng khí tâm lý và duy trì bầu khơng khí tâm lý mới lâu hơn so với những biến cố từ bên ngồi.

- Khơng khí gia đình phụ thuộc phần lớn vào người chủ gia đình, người có uy tín trong gia đình

Bầu khơng khí tâm lý có thể đƣợc hiểu nhƣ là sự phản ánh các kiểu quan hệ giữa các thành viên trong GĐ. Trong mỗi GĐ thơng thƣờng bao giờ cũng có một ngƣời làm trụ cột, việc có tạo đƣợc khơng khí đầm ấm thân ái hay khơng phụ thuộc rất lớn vào ngƣời chủ gia GĐ cũng nhƣ những ngƣời có uy tín trong GĐ. Ở Việt Nam, từ lâu ngƣời già đã rất đƣợc coi trọng và đƣợc coi nhƣ một giá trị trong XH (giá trị đƣợc XH gán cho), do đó tiếng nói của ngƣời già, ngƣời có uy tín có ý nghĩa rất lớn đối với các thành viên trong GĐ. Ở nông thôn Việt Nam ngày xƣa, ngƣời đàn ơng thƣờng đóng vai trị chủ GĐ, với đầu óc gia trƣởng đã tạo ra kiểu quan hệ gia trƣởng, độc đoán - lệ thuộc, cam chịu, bắt mọi ngƣời khác trong GĐ phải tuân theo. Thƣờng ngƣời chồng dùng mệnh lệnh để quyết đốn mọi cơng việc trong GĐ, ý kiến của ngƣời chồng thƣờng thể hiện uy quyền tuyệt đối. Kết quả của mối quan hệ này là tạo ra một bầu khơng khí tâm lý GĐ thân ái giả tạo.

Đối với GĐ hiện đại, vai trò của ngƣời chủ GĐ đã có sự thay đổi, địa vị độc tôn của nam giới trƣớc kia đã phần nào bị nữ giới lần át. Trong GĐ hiện đại vai trò của ngƣời chủ GĐ phụ thuộc vào ai là ngƣời lao động chính, ai có khả năng về kinh tế, tài chính. Tuy nhiên vai trị ngƣời chủ GĐ trong thời đại ngày nay đã lu mờ dần, mọi việc trong GĐ từ to đến nhỏ đều đƣợc bàn bạc và quyết định bởi các thành viên. Nhƣ vậy bầu khơng khí tâm lý trong GĐ khơng chỉ phụ thuộc vào nam giới mà cả nữ giới, do vậy việc giáo dục, xây dựng mối quan hệ bình đẳng trong GĐ giữa nam và nữ là điều kiện tiên quyết để tạo nên bầu khơng khí tâm lý hịa thuận trong mỗi GĐ.

- Bầu khơng khí tâm lý trong gia đình phụ thuộc vào truyền thống, nếp sống của gia đình

Khơng có GĐ nào lại khơng có những bất hòa trong mối quan hệ giữa các thành viên dù là lớn hay nhỏ. Tuy nhiên cách giải quyết theo truyền thống của mỗi gia GĐ lại rất khác nhau, có GĐ “đóng cửa bảo nhau”, phân tích điều hay lẽ phải một cách dân chủ và bình đẳng, có GĐ cãi vã nhau ầm ĩ ... Chính những cách cƣ xử nhƣ vậy tạo ra ở mỗi GĐ những bầu khơng khí tâm lý khác nhau.

Nhiều GĐ có những nếp sống rất tốt đẹp, đáng đƣợc chúng ta học hỏi. Có những GĐ có thói quen bƣớc vào phịng ăn chỉ nói chuyện về các món ăn, khen các món ăn cũng nhƣ ngƣời nấu ăn (đơi khi chƣa hẳn đã là hồn hảo). Thái độ tơn trọng ngƣời nấu ăn, khơng khí GĐ vui vẻ trong bữa ăn sẽ chỉ xuất hiện trong GĐ, làm đứa trẻ sẽ nhớ mãi bầu khơng khí GĐ ấm cúng trong những bữa ăn đó và sau này khi lập GĐ, bầu khơng khí nhƣ vậy sẽ đƣợc đứa trẻ thể hiện trong cuộc sống GĐ chúng.

- Bầu khơng khí tâm lý trong GĐ được phát triển, được sự vun vén, bồi đắp của chính các thành viên trong GĐ xây dựng, trước hết vợ chồng có vai trị quyết định

Thực tế để có một GĐ hạnh phúc ấm no với một bầu khơng khí hịa thuận thân ái, cởi mở và chân thành giữa các thành viên trong GĐ khơng phải bỗng nhiên mà có. Đó là kết quả của sự cố gắng thƣờng xuyên, từ những công việc tƣởng chừng nhƣ nhỏ nhặt của tất cả các thành viên trong GĐ, đặc biệt là những ngƣời làm cha làm mẹ.

2.2.3. Ảnh hưởng của các kiểu bầu khơng khí tâm lý trong gia đình đến sự phát triển tâm lý của trẻ.

Trong mỗi GĐ, bầu khơng khí tâm lý của GĐ do các thành viên trong GĐ tạo nên và nó có một ý nghĩa rất quan trọng. Bầu khơng khí tâm lý trong GĐ có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với các xung đột và môi trƣờng bên ngồi, nó quyết định đến sự phát triển, tính cố kết hay tan rã của GĐ. Bầu khơng khí tâm lý có ảnh hƣởng lớn đến sự hình thành và phát triển tâm lý của

các thành viên trong GĐ, đặc biệt là trẻ em. Chúng ta có thể kể tên một số kiểu bầu khơng khí tâm lý trong các GĐ hạt nhân:

- Bầu khơng khí tâm lý khơng hịa thuận

Bầu khơng khí tâm lý bất hịa thƣờng gặp trong các GĐ mà giữa bố và mẹ (hoặc giữa bố mẹ với con cái) thƣờng xảy ra những bất đồng xung đột, khơng khí GĐ thƣờng nặng nề, căng thẳng, các thành viên trong GĐ khó có thể sống một cách thoải mái trong bầu khơng khí tâm lý nhƣ vậy. Mỗi ngƣời sẽ tìm cho mình một sự an ủi ở bên ngoài GĐ. Nhiều thiếu niên do buồn chán với cảnh GĐ tan vỡ, bố mẹ ly tán nên thƣờng bị bạn xấu lôi kéo sa đà vào con đƣờng hƣ hỏng (nghiện hút, trộm cắp ...). Mối bất hịa giữa bố mẹ cũng nhƣ cách cƣ xử thơ bạo của họ là mầm mống gây nên sự chống đối ở con cái, là nguyên nhân đẩy các em rời xa sự quản lý giáo dục của GĐ. Ngoài ra hình ảnh cha mẹ đánh chửi nhau trƣớc mặt con cái, hình ảnh GĐ đổ vỡ đó khơng thể phai nhạt trong tâm trí trẻ, tấm gƣơng xấu ấy vơ tình họ đã đầu độc lên tâm hồn trong trắng của con cái họ.

Tóm lại, mối bất hịa giữa cha và mẹ là nỗi bất hạnh đau khổ của trẻ em. Mỗi GĐ không hịa thuận thƣờng hạn chế nhiều đến q trình phát triển nhân cách của trẻ. Sự rạn nứt của GĐ là một nguyên nhân đẩy thanh thiếu niên đến chỗ hƣ hỏng.

- Bầu khơng khí “chiến tranh”

Đây là kiểu bầu khơng khí tâm lý mà chúng ta dễ nhận thấy nhất trong các GĐ, nhƣng nó khơng phải là phổ biến của các GĐ. GĐ có kiểu bầu khơng khí tâm lý này khi các thành viên trong GĐ luôn luôn trong trạng thái xâm kích. Ngun nhân của nó thì rất đa dạng, có thể là do: căng thẳng về tiền bạc, bất đồng về nuôi dạy con cái, chồng nghiện rƣợu, đánh đập con cái... Khi đƣợc hình thành bầu khơng khí tác động đến các thành viên trong GĐ, gây căng thẳng trong các mối quan hệ của họ, khiến cho các mối quan hệ đó trở lên nhàm chán, nếu kéo dài có thể dẫn đến các rối nhiễu cho các thành viên trong GĐ nhƣ nóng nảy, bực mình, khó tính, dễ cáu gắt...

Những đứa trẻ lớn lên trong bầu khơng khí tâm lý này thƣờng có những mặc cảm tội lỗi và tự coi mình là nguyên nhân làm nảy sinh sự bất hịa của

cha mẹ, coi mình là quan tịa trong việc phân xử HV của cha mẹ (ai đúng, ai sai, yêu ai hơn ai ...). Đa số những đứa trẻ lớn lên trong các GĐ có bầu khơng khí tâm lý này đều trở lên lầm lì khó bảo và mất tự tin, nhẫn nhục cam chịu, nếu kéo dài thì ở trẻ xuất hiện những biểu hiện nhƣ vụng về, lƣời học, học lực kém, thiếu năng động, bƣớng bỉnh, vơ lễ, tính tình hung hăng, nếu q kích thì sẵn sàng bỏ nhà ra đi vì GĐ khơng cịn là tổ ấm thực sự của trẻ.

Kiểu bầu khơng khí này thƣờng xảy ra trong các GĐ nghèo khó, văn hóa, địa vị XH thấp. Hƣớng giải quyết của họ là cắn răng chịu đựng những mâu thuẫn, xung đột, hay dẫn đến ly tán hoặc ly dị.

- Bầu khơng khí lạnh giá, ngột ngạt

Bầu khơng khí này khơng nhiều, nó thƣờng xuất hiện trong các GĐ trí thức, hoặc có địa vị XH. Đơi khi chúng ta gọi là “chiến tranh lạnh”, bởi vì bao trùm tồn bộ bầu khơng khí GĐ là một tâm trạng thờ ơ, lãnh đạm, sự quan tâm giữa các thành viên trong GĐ giảm sút đáng kể, giao tiếp giữa bố và mẹ và giữa bố mẹ - con cái bị hạn chế. Nguyên nhân có thể do lý tƣởng sống, lối sống khác nhau, và tình u bị giảm sút hoặc khơng có tình u. Mặc dù họ tôn trọng nhau, nhƣng việc ai nấy làm, họ dồn hết tâm trí cho cơng việc hơn là cho GĐ - vì họ khơng tìm thấy niềm vui và tình thƣơng yêu từ GĐ mình. Trƣớc mặt con cái họ vẫn cố gắng tỏ ra yêu thƣơng nhau, dồn hết tình cảm cho con cái nhằm xoa dịu nỗi đau, thiếu thốn tình cảm của ngƣời chồng (ngƣời vợ), dù đang chung sống cùng nhau. Trẻ lớn lên trong sự yêu thƣơng của cha mẹ, nhƣng khi trẻ phát hiện ra quan hệ thực sự của cha mẹ chúng thì chúng bị suy sụp, niềm tin vào cha mẹ và tổ ấm bấy lâu khơng cịn nữa. Trẻ có nhiều phản ứng lại cha mẹ, ví dụ nhƣ, trẻ im lặng và vẫn ngoan ngoãn học giỏi trƣớc mặt bố mẹ nhƣng chúng lại tìm đến bạn bè hoặc nhóm XH khác và phụ thuộc vào nhóm đó, hoặc trẻ chán nản thất vọng bỏ nhà đi bụi ... do vậy trẻ dễ bị lôi kéo dẫn đến hƣ hỏng.

- Bầu khơng khí êm ấm, hịa thuận, hạnh phúc

Là bầu khơng khí mà ở đó các thành viên trong GĐ yêu thƣơng, tơn trọng lẫn nhau, cùng góp cơng sức để xây dựng GĐ, mối quan hệ GĐ bình đẳng hịa hợp, trên bảo dƣới nghe, kính già nhƣờng trẻ. GĐ hòa thuận là động

lực để các cá nhân hành động, lao động sản xuất, học tập đạt hiệu quả cao. Bầu khơng khí tâm lý này đƣợc tạo nên trƣớc hết bởi sự thƣơng yêu, tin tƣởng và chăm sóc lẫn nhau giữa hai vợ chồng, đƣợc củng cố bằng sự thành công trong công việc của chồng (vợ), sự hịa hợp trong đời sống tình dục. Những đứa trẻ sống trong GĐ này thƣờng tự tin, khả năng hịa nhập XH cao, biết u thƣơng tơn trọng ngƣời khác, giàu tình cảm, có trách nhiệm với mọi ngƣời.

Bầu khơng khí tâm lý hịa thuận, ấm áp thƣờng để lại những ấn tƣợng sâu sắc trong tâm hồn trẻ thơ và sau này xây dựng những GĐ độc lập, trẻ lại muốn duy trì bầu khơng khí tâm lý đó, và nhƣ vậy mọi GĐ sẽ hạnh phúc, XH sẽ tốt đẹp biết bao.

Cũng phải kể thêm tới một kiểu bầu khơng khí tâm lý nữa: bầu khơng khí “hịa thuận giả tạo”

- Bầu khơng khí tâm lý “hịa thuận giả tạo”

Đó là những GĐ có sự mâu thuẫn ở dạng ẩn tàng, chƣa bộc lộ, giữa bố mẹ có sự bất đồng, sự tức giận khó chịu lẫn nhau nhƣng họ cố gắng kìm nén che giấu nó nhằm duy trì sự liên kết bề ngoài. Nguyên nhân sự che giấu này có thể vì các quan hệ địa vị XH, vì con cái, bạn bè, họ hàng, GĐ kiểu này rất dễ tan vỡ. Bố mẹ tƣởng sẽ che giấu đƣợc sự thật này, tạo điều kiện thuận lợi để con cái phát triển, nhƣng trẻ rất nhậy cảm, nhất là thiếu niên, các em rất dễ nhận thấy trong cách cƣ xử, thái độ của cha mẹ đối với nhau. Trẻ không phải chịu sự cãi vã, hay những cơn giận vô cớ của cha mẹ nhƣng chúng phải chịu sự tổn thƣơng tinh thần trong thời gian dài, một số không chịu đƣợc nên đã bỏ nhà đi lang thang, đàn đúm với các nhóm bạn xấu... và cuối cùng rất dễ phạm pháp, hƣ hỏng.

Tóm lại, trẻ em cần có một GĐ hịa thuận êm ấm, cần đƣợc cha mẹ yêu thƣơng, cần cảm nhận đƣợc sự ấm áp của bầu khơng khí tâm lý GĐ.

2.3. Khái niệm Trẻ em, Vị thành niên, ngƣời chƣa thành niên.

2.3.1. Khái niệm

Cho đến bây giờ vẫn chƣa có sự thống nhất về cách gọi cho những ngƣời ở độ tuổi từ sơ sinh đến khoảng 18 - 20 tuổi. Tùy từng góc độ xem xét, từng lĩnh vực hay theo chun mơn, ngành nghiên cứu mà có các thuật ngữ:

“Trẻ em”, “Vị thành niên”, “Ngƣời chƣa thành niên”, “Thiếu niên”, “Thanh niên” ... Có thể nói một trong những tiêu chí để mọi ngƣời phân biệt các thuật ngữ đó là căn cứ vào độ tuổi. Cụ thể chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số quan niệm đƣợc coi nhƣ những chuẩn mực, hay nói cách khác đƣợc nhiều ngƣời dùng trong đời sống hàng ngày cũng nhƣ trong các văn bản pháp quy.

Trƣớc hết, chúng ta tìm hiểu về thuật ngữ “Vị thành niên”

- Về thuật ngữ “Vị thành niên”, theo Tổ chức Y tế Thế giới, VTN là một giai

đoạn chuyển tiếp của cuộc đời từng cá nhân, đó là giai đoạn mà:

- Sự phát triển cá nhân kể từ khi những đặc tính giới tính bắt đầu xuất hiện cho đến khi những đặc tính đó hồn tồn hồn chỉnh.

- Sự phát triển tâm lý và những đặc điểm cá nhân từ một đứa trẻ thành một ngƣời trƣởng thành.

- Sự chuyển tiếp từ giai đoạn phụ thuộc đến giai đoạn hoàn toàn độc lập về kinh tế và XH.

Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, VTN là những ngƣời trong độ tuổi từ 10 đến 19 tuổi (WHO, 1975. Trích theo Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em và Kế hoạch hóa GĐ) [2, tr35].

Ở Việt Nam, tùy theo vị trí tiếp cận cũng nhƣ chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành mà thuật ngữ VTN đƣợc giải thích theo cách riêng. Ví dụ: các nhà quản lý luật pháp và quản lý XH thƣờng dùng thuật ngữ “ngƣời chƣa thành niên” để nhấn mạnh đến những giới hạn về nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý đối với nhóm đối tƣợng đặc thù này và phân biệt nhóm đối tƣợng này với nhóm đối tƣợng khác (gồm những ngƣời có tuổi đời dƣới 18 tuổi) [2].

Trên thực tế, thuật ngữ “ngƣời chƣa thành niên” và thuật ngữ “Vị thành niên” có sự khác biệt: chƣa thành niên chỉ nhóm ngƣời ở lứa tuổi dƣới tuổi thành niên, theo quy định của pháp luật là dƣới 18 tuổi. Với quan niệm này thì cả trẻ sơ sinh, mẫu giáo, nhi đồng đều thuộc nhóm trẻ em VTN. Vì vậy, trong số những ngƣịi chƣa đủ tuổi thành niên cần có sự phân biệt rõ giữa hai nhóm tuổi khác nhau: đó là nhóm trẻ em và nhóm VTN.

Mặc dù vậy, cho đến nay ở nƣớc ta vẫn chƣa có sự thống nhất về độ tuổi của VTN, nhƣng căn cứ vào thực tế của Việt Nam, Bộ Y tế đã đề cập xếp VTN thành hai nhóm tuổi:

- Nhóm thứ nhất, từ 10 đến 14 tuổi

- Nhóm thứ hai, từ 15 đến 19 tuổi [Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ Bà mẹ Trẻ em và Kế hoạch hóa GĐ, 1997]

Ở Mỹ và một số nƣớc Tây Âu, thuật ngữ VTN trong tâm lý học dùng để chỉ trẻ em ở giai đoạn lứa tuổi từ 11, 12 tuổi đến khoảng 20 tuổi (Diane. Papalia, LauraE. Berk ...) [24, tr 47]

Ở Nga, VTN là tuổi từ dậy thì đến trƣớc 18 tuổi - tuổi trƣởng thành về mặt pháp luật.

Ở Việt Nam, các nhà tâm lý thƣờng quan niệm tuổi VTN là giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc độ gia đình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)