- Trên thế giới
2. Các khái niệm có liên quan
2.4. Khái niệm: Hành vi phạm pháp, Trẻ em phạm pháp, vị thành niên phạm
2.4.1.3. Hành vi lệch chuẩn
Cũng nhƣ các khái niệm, thuật ngữ khác, nói về HVLC cũng có nhiều quan niệm ý kiến khác nhau, có ngƣời gọi là hành vi lệch chuẩn, hành vi sai lệch hay hành vi lệch lạc... Các nhà nghiên cứu có thể xác nhận HVLC theo những góc độ khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu của mình. Tuy vậy, có thể nói điểm chung thống nhất mọi ngƣời đều thừa nhận HVLC là những HV không phù hợp với các CMXH hay chuẩn mực nhóm.
Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành, quan niệm những HV phù hợp với các CMXH đƣợc gọi là HV chuẩn mực, cịn những HV khơng phù hợp chuẩn mực gọi và HV sai lệch CMXH (hay gọi là HVLC) [67].
Theo Phạm Hoàng Gia “Khái niệm HVLC đƣợc hiểu là: ứng xử của một cá nhân hay tập thể đƣợc coi là lệch chuẩn nếu có các biểu hiện sau:
- Vi phạm những hi vọng đã thể chế hóa;
- Phạm vào các chuẩn mực (quy đinh, quy tắc) của tập thể; - Qua kiểm tra XH thấy phải có hình phạt”.
Các HV này xảy ra một cách hệ thống, vi phạm chuẩn mực trong quan hệ ngƣời ngƣời, vi phạm các điều luật có tính chất lặp đi lặp lại, kéo dài [66].
Lê Nhƣ Hoa, Lê Hà ... cho rằng khi xem xét HV của mỗi con ngƣời phải dựa trên cơ sở chuẩn mực HV thể hiện trong môi trƣờng hay trong một cộng đồng ngƣời nhất định. Chuẩn mực HV đƣợc các nhà nghiên cứu này nhìn nhận dƣới ba góc độ: thống kê, quy ƣớc XH và chức năng. Xét về mặt
thống kê, trong một hoàn cảnh nhất định, những HV nào khác với HV của mọi ngƣời bình thƣờng thì đƣợc coi là lệch chuẩn. Xét về mặt quy ƣớc XH, thì những HV nào khác với yêu cầu, quy định chung, không đúng với luật pháp là HVLC. Xét về mặt chức năng thì HV khơng phù hợp với mục đích đặt ra đƣợc đánh giá là HVLC [Lê Nhƣ Hoa (2001), Lê Hà (2000)].
Trong từ điển Tâm lý học do A.V. Petrôvxki và M.G. Iarôsevxki chủ biên, HVLC đƣợc xem là hệ thống các HV hoặc các HV riêng lẻ trái ngƣợc với những chuẩn mực pháp luật hoặc các chuẩn mực đạo đức đƣợc tiếp nhận trong XH [15].
Cũng có thể hiểu, HV sai lệch CMXH là bất kỳ HV nào không phù hợp với sự mong đợi của một nhóm hoặc của XH. Nói cách khác, HV sai lệch CMXH hay còn gọi là HVLC là HV chệch khỏi các quy tắc, chuẩn mực của nhóm hay của XH và nó thƣờng liên quan đến các quan hệ XH và thƣờng là các HV không đƣợc XH chấp nhận, bị phê phán vì nó phá vỡ trật tự XH của toàn dân. Tuy nhiên, HVLC có tính tƣơng đối, mập mờ về văn hóa và lịch sử, có những HV có thể đƣợc thừa nhận là đúng đắn trong nền văn hóa của XH này nhƣng lại bị coi là lệch chuẩn nếu so với nền văn hóa của XH khác. Ví dụ, HV đa thê đƣợc coi là HV bình thƣờng, hợp quy tắc trong một số XH hồi giáo ở Ấn Độ, Malaysia, nhƣng lại là HV sai lệch CMXH trong XH Việt Nam, phƣơng Tây hiện nay. Mặt khác, trong cùng một XH cụ thể, quan niệm về CMXH cũng biến đổi theo thời gian, những cái đƣợc coi là bình thƣờng, thậm chí là phù hợp ở lúc này lại có thể bị coi là lệch lạc vào lúc khác. Ví dụ, HV đốt pháo trong ngày cƣới, ngày Tết hiện nay bị lên án và đƣợc coi là phạm luật ở nƣớc ta nhƣng trƣớc đây đƣợc coi là bình thƣờng, thói quen của ngƣời dân. Với các đặc điểm tƣơng đối, mập mờ, có thể nói là khơng có ứng xử nào đƣợc coi là lệch lạc trong mọi trƣờng hợp, mọi nơi, mọi lúc một cách dứt khoát tuyệt đối. Trong đời sống hằng ngày, lệch lạc (nhất là tội phạm) đƣợc gán cho nhiều cái xấu, đƣợc XH coi là cái bất thƣờng từ mọi góc độ nhƣ tơn giáo, tâm lý, y học, luật pháp... [19], [63].
Về phân loại, HVLC cũng có nhiều cách phân chia, tùy vào việc căn cứ theo các tiêu chí khác nhau nhƣ mục đích của HV, chủ thể HV, kiểu loại chuẩn mực...
Dựa trên mục đích của HV, Merton R.K. đã phân HVLC thành:
- HV lầm lạc: chỉ sự sai lệch khỏi cái đã đƣợc coi là bình thƣờng, đúng đắn vì những mục đích cá nhân
- HV không theo khuôn phép: đƣợc thực hiện với mục đích thay đổi những chuẩn mực mà cá nhân cố ý phủ định trên thực tế. Cá nhân muốn thay thế chuẩn mực cũ bằng chuẩn mực mới mà mình tin là đúng đắn hơn [15].
Dựa trên đặc điểm của chủ thể HV, có thể chia HVLC thành:
- HVLC tập thể: là HV của cả tập thể đi lệch khỏi CMXH, chẳng hạn nhƣ cả tập thể cùng tham ô, cùng buôn lậu...
- HVLC cá nhân: là những HV của từng ngƣời riêng lẻ nhất định. Có thể chia HVLC cá nhân thành các loại HVSL chuẩn mực sau: HVSL về luật pháp và các quy tắc sinh hoạt công cộng (nội quy, quy chế...), các HVSL chuẩn mực đạo đức, các HVSL chuẩn mực thẩm mỹ và các HVSL chuẩn mực chính trị.
Dựa vào mức độ nhận thức và chấp nhận chuẩn mực đạo đức, các tác giả Lê Hà, Lê Nhƣ Hoa, Nguyễn Quang Uẩn, Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành, chia HVLC thành hai loại:
- Hành vi sai lệch thụ động: là những HVSL do không nhận thức đầy đủ hoặc nhân thức sai các chuẩn mực đạo đức.
- Hành vi sai lệch chủ động: là những HV sai lệch CMXH do cá nhân cố ý thực hiện dù họ có thể nhận thức đƣợc yêu cầu của CMXH.
Căn cứ vào tính chất và mức độ sai lệch trong HV cá nhân và HV xã hội của trẻ em, một số nhà nghiên cứu: Võ Quang Phúc, Lê Nhƣ Hoa, Nguyễn Đức Mạnh... đã đƣa ra những khái niệm:
- Trẻ chƣa ngoan: là trẻ phát triển bình thƣờng, đơi khi có HVLC ở mức độ nhẹ nhƣ lƣời học, ngại học, trốn học, bỏ học, nói dối thầy cơ giáo và cha mẹ ...
- Trẻ hƣ: là trẻ có các HVLC xã hội một cách hệ thống, định hình thành thói quen xấu. Những trẻ này có nhiều HVLC từ không nghiêm trọng đến nghiêm trọng nhƣng chƣa đến mức vi phạm pháp luật.
- Trẻ phạm pháp: là trẻ có các HVLC xã hội đến mức độ phạm tội hình sự, vi phạm nghiêm trọng luật pháp, có thể phải truy tố trƣớc các cơ quan pháp luật Nhà nƣớc. Cũng dựa trên tiêu chí này, các tác giả Đặng Xuân Hoài, Nguyễn Sinh Huy, Trần Trọng Thủy đã đƣa ra ba khái niệm trẻ hƣ, trẻ lang thang, trẻ phạm pháp [dẫn theo 15].
Dựa vào phạm vi ảnh hƣởng tiêu cực đến XH, một số nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực tâm lý học, XH học truyền thống đã chỉ ra một số dạng tiêu biểu của HVLC. Đó là những sai lệch trong việc dùng ma túy, dùng rƣợu, sai lệch trong HV tình dục, HV phạm pháp, tự tử...
Tóm lại, định nghĩa và xác định ranh giới giữa HV bình thƣờng và HVLC là một việc không đơn giản. Những HV đƣợc coi là lệch chuẩn rất khác nhau giữa các nền văn hóa và giữa những thời điểm khác nhau trong cùng một nền văn hóa. Tuy nhiên từ góc độ tâm lý học XH, dựa trên cơ sở phân tích các quan điểm khác nhau về HVLC, chúng tơi định nghĩa: HV sai lệch CMXH hay còn gọi là HVLC là HV không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực văn hóa đƣợc XH thừa nhận trong phạm vi thời gian và khơng gian nhất định.
Nhƣ vậy, có thể chia HVLC ở những ngƣời khỏe mạnh bình thƣờng thành hai dạng:
- Hành vi vi phạm pháp luật (HV vi phạm pháp luật bị pháp luật trừng phạt và HV vi phạm pháp luật chƣa đến mức bị pháp luật xử phạt).
- Hành vi vi phạm một số chuẩn mực nhóm tích cực và XH (gọi là những HVLC vi phạm các chuẩn mực văn hóa XH).
2.4.1.4. Khái niệm tội phạm
Tội phạm là một HV xã hội độc ác. Tội phạm cũng nhƣ các sự vi phạm pháp luật khác là một hiện tƣợng lịch sử phức tạp đã tồn tại hàng thế kỷ, hàng nghìn năm nay. Để hiểu rõ vấn đề này cần thiết phải tìm hiểu rõ về sự vi phạm pháp luật, tội phạm
“Tội phạm - đó là HV của con ngƣời có nhận thức. Ngƣời gây ra chúng phải đạt đến một độ tuổi nhất định (thƣờng là 16, nhƣng trong một số trƣờng hợp là 14 tuổi). Tội phạm gây ra những thiệt hại cho quyền lợi của các cá nhân và XH, gây thiệt hại cho toàn thể XH. Sự thiệt hại này có thể là thiệt hại về vật chất (nhƣ trộm cắp) hoặc tinh thần (trƣờng hợp vu khống). Hậu quả pháp luật của tội phạm là hình phạt, đƣợc xác định rõ với từng loại tội phạm trong bộ luật hình sự ” [73].
Điều 8 (khái niệm tội phạm) Bộ luật hình sự đƣợc Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thơng qua ngày 21/12/1999 quy định: “1. Tội phạm là HV nguy hiểm cho XH đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn XH, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XH chủ nghĩa.
2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho XH của HV đƣợc quy định trong Bộ luật này, tội phạm đƣợc phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Những HV tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhƣng tính chất nguy hiểm cho XH khơng đáng kể thì khơng phải là tội phạm và đƣợc xử lý bằng các biện pháp khác” [73].
Vi phạm pháp luật là những hành động của con ngƣời bị pháp luật cấm hoặc những HV gây ra sự thiệt hại nào đó cho XH. Cịn tội phạm, đó là dạng vi phạm pháp luật nguy hiểm: ví dụ nhƣ giết ngƣời, trộm cắp, hiếp dâm, xâm hại tài sản xã hội chủ nghĩa - đó là một vài loại tội phạm đƣợc quy định trong pháp luật hình sự.
Từ việc xem xét các khái niệm có liên quan, chúng ta có thể đƣa ra cách hiểu về HVPP, HV phạm tội nhƣ sau: HVPP hay HV phạm tội là một trong
những HVLC ở mức độ trầm trọng, đây là những HV vi phạm pháp luật, những HV gây rất nhiều tổn thất về vật chất cho XH, gây khơng khí lo sợ cho mọi ngƣời và làm tổn hại đến an ninh, trật tự cuộc sống. Những HV vi phạm pháp luật hiện nay rất đa dạng và phức tạp, ví dụ nhƣ nạn trộm cắp, gây rối, giết ngƣời, cƣớp của, trấn lột, bạo lực...
2.4.1.5. Khái niệm “trẻ em phạm pháp”
Hiện nay ta thƣờng bắt gặp những thuật ngữ rất khác nhau dùng để chỉ trẻ em có HV vi phạm pháp luật nhƣ: Trẻ em phạm pháp, VTN phạm pháp, ngƣời chƣa thành niên phạm pháp,... và cụm từ “phạm pháp” nhiều khi đƣợc thay thế bằng cụm từ “phạm tội”. Có thể nói hiện vẫn chƣa có sự thống nhất trong thuật ngữ dùng để chỉ đối tƣợng phạm pháp này, thậm chí trong cùng một thuật ngữ nhƣng định nghĩa và cách hiểu cũng khác nhau. Chẳng hạn: tác giả Trần Trọng Thủy cho rằng: “Trẻ em phạm pháp là trẻ em có HV vi phạm pháp luật hiện hành mang tính chất hành chính hay hình sự” (những HV sai phạm của các em có thể đã hoặc chƣa bị phát hiện).
Còn tác giả Đặng Vũ Hoạt lại cho rằng: “Trẻ em phạm pháp có thể coi là những trẻ em hƣ, song đó là những em có HVSL so với chuẩn mực pháp luật đến mức phải chịu hình phạt” [11].
Từ các cách hiểu trên ta có thể định nghĩa: “Trẻ em phạm pháp là ngƣời dƣới 18 tuổi, có HV vi phạm pháp luật đã hoặc chƣa bị phát hiện và xử lý về hành chính hoặc hình sự”
2.4.1.6. Khái niệm “Vị thành niên phạm pháp”
Thuật ngữ “Vị thành niên phạm pháp” hay “ngƣời chƣa thành niên phạm pháp” thực ra là một, chỉ khác là thuật ngữ ngƣời chƣa thành niêm phạm pháp đƣợc pháp luật thừa nhận dùng để chỉ những trẻ em ở một độ tuổi nhất định có HV làm trái pháp luật. Cũng có quan niệm cho rằng: ngƣời chƣa đủ tuổi thành niên là ngƣời dƣới 18 tuổi, cụ thể chia ra thành hai nhóm tuổi: nhóm trẻ em và nhóm VTN. Hiện nay ở Việt Nam vẫn chƣa có sự thống nhất về độ tuổi của VTN, nhƣng căn cứ vào thực tế Việt Nam, Bộ Y tế đã đề nghị xếp VTN thành hai nhóm tuổi: Nhóm 1 (từ 10 đến 14 tuổi), nhóm 2 (từ 15
đến 19 tuổi) [Bộ Y tế, Vụ Bảo vệ Bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hóa gia đình, 1997].
Trong khi đó Bộ Luật hình sự thì lại dùng khái niệm ngƣời chƣa thành niên và đƣợc hiểu là ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi.
Điều 119 của Bộ Luật Lao động: “Ngƣời lao động chƣa thành niên là ngƣời dƣới 18 tuổi”.
Điều 20 của Bộ Luật dân sự: “Ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa đủ 18 tuổi và ngƣời thành niên là ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên”
Điều 58 Bộ Luật Hình sự quy định về ngƣời chƣa thành niên phạm tội: “1. Ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm nghiêm trọng do cố ý.
2. Ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm”.
Điều 22 của Pháp lệnh xử lý các vi phạm hành chính:
“1. Ngƣời chƣa thành niên có HV vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2 điều này thì đƣợc đƣa vào Trƣờng Giáo dƣỡng trong thời hạn từ 6 tháng đến 24 tháng để học văn hóa, giáo dục hƣớng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt dƣới sự quản lý, giáo dục của trƣờng.
2. Đối tƣợng đƣa vào Trƣờng Giáo dƣỡng bao gồm:
a. Ngƣời từ đủ 12 tuổi đến dƣới 14 tuổi thực hiện HV có các dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự.
b. Ngƣời từ đủ 12 tuổi đến dƣới 16 tuổi thực hiện HV có các dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng quy định tại Bộ luật hình sự, đã đƣợc chính quyền và nhân dân địa phƣơng giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa. c. Ngƣời từ đủ 12 đến dƣới 18 tuổi nhiều lần có HV vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an tồn XH, đã đƣợc chính quyền và nhân dân địa phƣơng giáo dục nhiều lần mà vẫn không chịu sửa chữa”.
Ta có thể đƣa ra một khái niệm chung: ngƣời chƣa thành niên phạm pháp là ngƣời có độ tuổi từ 12 đến dƣới 18 tuổi có HV vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hành chính hoặc hình sự đã hoặc chƣa bị phát hiện và xử lý về mặt hành chính hoặc hình sự. Nếu HV vi phạm pháp luật của ngƣời chƣa
thành niên bị phát hiện và xử lý thì căn cứ vào tuổi chịu năng lực trách nhiệm hình sự và tính chất mức độ của tội phạm, của lỗi để áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc xử lý về mặt hình sự.
Nhƣ vậy, nói chung giữa các khái niệm, thuật ngữ “trẻ em”, “vị thành niên”, “ngƣời chƣa thành niên”, phạm pháp hay phạm tội chƣa có sự phân biệt và chia tách rạch rịi. Các khái niệm và thuật ngữ này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và đôi khi trùng khớp với nhau. Do vậy sự chia tách ở đây chỉ có ý nghĩa tƣơng đối và tùy thuộc vào mục đích, đối tƣợng, ngành khoa học và các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau ... mà ngƣời nghiên cứu sử dụng khái niệm này hay khái niệm khác.
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “hành vi phạm pháp”