Đặc điểm của các hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc độ gia đình (Trang 53)

- Trên thế giới

2. Các khái niệm có liên quan

2.4. Khái niệm: Hành vi phạm pháp, Trẻ em phạm pháp, vị thành niên phạm

2.4.2. Đặc điểm của các hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên

HVPP là HV vi phạm pháp luật, những HV đƣợc coi là vi phạm pháp luật thể hiện ở chỗ:

- Không làm hoặc làm không đầy đủ những điều pháp luật yêu cầu (không hành động).

- Làm những điều mà pháp luật nghiêm cấm (hành động).

Pháp luật ở đây đƣợc hiểu bao gồm pháp luật về hình sự, dân sự, hành chính ... song chủ yếu là pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, hình sự. Theo nghĩa rộng, vi phạm pháp luật là vi phạm các văn bản: Hiến pháp, luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Uỷ Ban Thƣờng vụ Quốc hội, Nghị định, Thơng tƣ của Chính phủ, Quyết định, Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ, Thơng tƣ của các Bộ liên ngành, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp, Quyết định của Uỷ ban nhân dân các cấp [dẫn theo 63].

Nghiên cứu về số trẻ em VTN phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự đƣa vào Trƣờng Giáo dƣỡng, cho thấy một số đặc điểm chung của các loại tội phạm trẻ em VTN nhƣ sau:

1. Số trẻ em VTN phạm tội hàng năm có xu hƣớng tăng lên cả về số vụ việc phạm tội và tính chất mức độ nghiêm trọng.

2. Tội phạm do trẻ em VTN gây ra cũng hết sức đa dạng và phức tạp, các em có thể gây ra hầu hết các loại tội mà bọn tội phạm hình sự lớn tuổi có thể gây ra (trừ tội xâm phạm an ninh quốc gia). Đa số các loại tội do các em gây ra đều là các tội xâm phạm trật tự an toàn XH (nằm trong quy định tại Chƣơng VI các tội xâm phạm sở hữu công dân, Chƣơng VIII mục B và một số điều ở mục C, Bộ luật hình sự năm 1985), tập trung vào các loại tội phạm nhƣ: trộm cắp, cƣớp, cƣỡng đoạt, cƣớp giật, gây rối mất trật tự công cộng, gây thƣơng tích, chống ngƣời thi hành cơng vụ, hiếp dâm…

3. Một số loại tội phạm trƣớc đây khơng có hoặc ít có trong độ tuổi VTN thì nay lại phát triển và có xu hƣớng tăng nhƣ tội chống ngƣời thi hành công vụ (Điều 205), các tội về ma túy (từ Điều 185 đến Điều 185, Bộ Luật hình sự năm 1985) [73].

Trẻ em VTN vi phạm hầu hết các loại tội danh trong Bộ Luật hình sự. Qua một nghiên cứu phân tích 1.394 em phạm tội năm 1996 thì cơ cấu phạm tội nhƣ sau:

- 45,6% phạm tội trộm cắp;

- 12,5% phạm tội cƣớp và cƣớp giật; - 12,3% phạm tội cố ý gây thƣơng tích; - 3,5% phạm tội lừa đảo;

- 2,1% phạm tội hiếp dâm; - 1,8% phạm tội giết ngƣời;

- 1,6% phạm tội chống lại ngƣời thi hành công vụ; - 20,4% các tội khác [41], [73].

Tính chất phạm tội của trẻ em VTN ngày càng trở nên táo bạo (dùng bạo lực để phạm tội). Song song với tính chất táo bạo của HV (có sử dụng bạo lực), HV phạm tội của trẻ em VTN còn thể hiện cả ý thức để phạm tội có sự

chuẩn bị trƣớc. Điều này đƣợc chứng minh bằng 35% trong số 329 em phạm tội đƣợc khảo sát cho biết là có dùng phƣơng tiện nhƣ dao, lê, côn, gậy, súng, vật nổ, kìm cộng lực, búa… để gây án.

Về tính chất phạm tội có tổ chức đã có dấu hiệu phạm tội theo phe nhóm (2 ngƣời trở lên) ở trẻ em VTN phạm tội. Có tới 47% trong số 329 em đƣợc hỏi, trả lời là phạm tội cùng với ngƣời khác; 14,6% trong số 329 em theo kết luận điều tra khẳng định là ngƣời cầm đầu, tổ chức hoặc chỉ huy các nhóm phạm tội.

Mặc dù tội phạm của trẻ em VTN có tới 47% là có chuẩn bị trƣớc song phần lớn là những HV cơ hội hoặc có chuẩn bị khơng kỹ lƣỡng hay thiếu cẩn thận, cho nên có tới 44,6% bị bắt quả tang phạm tội và 46% là sau một thời gian ngắn (trong vòng 1 tháng) bị phát hiện và bắt giữ [73].

Tội phạm của trẻ em VTN xảy ra phổ biến ở các đô thị, các thị xã, thị trấn, nhất là ở các thành phố lớn. Số vụ xảy ra ở các đô thị khoảng 19% dân số tồn quốc chiếm tới 70%, xảy ra ở nơng thôn chiếm tới 24%, ở miền nam 0,76% và ở các vùng giáp ranh nông thôn - thành thị chiếm 5,% tổng số các vụ xảy ra.

Ở mỗi một địa bàn khác nhau, tội phạm của trẻ em VTN cũng có những đặc trƣng khác nhau, nếu nhƣ ở các vùng nông thôn và miền núi, tội phạm của trẻ em VTN chủ yếu và phổ biến là trộm cắp tài sản riêng công dân, cố ý gây thƣơng tích và một số tội ít nghiêm trọng khác thì ở các đơ thị, ngồi những tội trên, các tội rất đặc trƣng của trẻ em VTN còn là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản riêng công dân, cƣớp, cƣớp giật, gây rối trật tự công cộng và chống ngƣời thi hành công vụ.

Phạm tội của các em thƣờng tập trung ở những chỗ đông ngƣời nhƣ các hội hè, các chợ, bến tàu, bến xe, nhà ga, công viên, rạp hát (chiếm 58,4% các vụ). Phạm tội ở trong các nhà dân, trụ sở cơ quan, các nhà kho… chỉ chiếm 23% các, vụ phạm tội ở các trƣờng học là 4,6% và trên các phƣơng tiện giao thông chiếm 14% các vụ.

Đối tƣợng xâm hại của các HV phạm tội của trẻ em VTN tập trung chủ yếu vào những đồ vật gọn nhẹ, có giá trị cao nhƣ các phụ tùng ôtô, xe máy, xe

đạp, đồng hồ, nhẫn vàng… (chiếm 58,4% các vụ), sau đến tiền mặt (chiếm 43% các trƣờng hợp), rồi đến sức khỏe của ngƣời khác (12,3% gây thƣơng tích), và trên cùng là tính mạng, danh dự cũng nhƣ những quan hệ khác.

Nạn nhân của những HV phạm tội của trẻ em VTN tập trung chủ yếu vào những ngƣời không quen biết (chiếm 65,4% các trƣờng hợp) sau đến những ngƣời cùng xóm, cùng khu phố (20%), sau nữa đến các bạn cùng học (7,6%) và cuối cùng là những ngƣời thuộc họ hàng thân thích (5,4%). Nạn nhân là nam giới chiếm 44,6%; nữ giới chiếm 27% còn lại là tập thể hoặc của Nhà nƣớc.

Những thiệt hại do các HV phạm tội của trẻ em VTN gây ra tuy không lớn so với tội phạm của ngƣời lớn, nhƣng những ảnh hƣởng của nó về mặt XH thì không thể nào lƣờng đƣợc. Các cơng trình nghiên cứu về Tội phạm học cho thấy: những kẻ phạm tội nguy hiểm là ngƣời lớn có nguồn gốc phạm tội từ lứa tuổi VTN. Hơn nữa những HV phạm tội của lớp trẻ kéo theo sự thối hóa về mặt đạo đức, gây nên nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ và của toàn XH về tƣơng lai của thế hệ nối tiếp sự nghiệp của toàn dân tộc. Đặc biệt là những trƣờng hợp phạm tội phần lớn có hệ thống đã bị cơng an bắt, cảnh cáo nhƣng vẫn phạm tội lại đã làm cho quần chúng hoài nghi cả khả năng giáo dục của chính quyền, gây nên nỗi bất an trong nhân dân và là những tấm gƣơng xấu lôi kéo trẻ em sa vào con đƣờng phạm tội. Các điều tra của đề tài KX: 04-14 tại các Trƣờng Giáo dƣỡng cho thấy: có tới 92,3% trong số các em bị đƣa vào trƣờng là phạm tội nhỏ (có tiền sự) từ 3 lần trở lên [73].

2.4.3. Đặc điểm tâm lý của những trẻ em vị thành niên có hành vi phạm pháp

Ngồi những đặc điểm tâm lý chung của lứa tuổi thiếu niên, trẻ em VTN phạm pháp cịn có những đặc điểm đặc thù. Những đặc điểm tâm lý của trẻ em VTN phạm pháp phần lớn đƣợc hình thành dƣới tác động của các yếu tố tiêu cực của GĐ, nhà trƣờng và XH. Chúng ta thƣờng thấy ở trẻ em VTN

phạm pháp những đặc điểm nhƣ tính chống đối XH, chống đối những tác động của giáo dục, sự bƣớng bỉnh, chai lì, khơng biết vâng lời, vơ tổ chức, vơ kỷ luật trong mọi hoạt động của cuộc sống. Họ luôn tỏ ra coi thƣờng những ngƣời xung quanh, hay gây gổ, ngổ ngáo và xấc xƣợc. Đối với những công việc nhƣ học tập, lao động và rèn luyện bản thân họ luôn lƣời biếng, thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc bỏ mặc. Đặc trƣng của trẻ em VTN phạm pháp là tính “dối trá” ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh hết sức tinh vi và trở thành một thói quen xấu rất ổn định và khó thay đổi.

Ngày nay các nhà tâm lý học và giáo dục học đã khái quát 5 dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản trong hành vi của chúng là:

- Tính mâu thuẫn trong hành vi, do những mâu thuẫn gay gắt trong sự phát triển nhân cách tạo nên;

- Thái độ xung đột trƣờng diễn đối với những ngƣời xung quanh; - Lập trƣờng sống ích kỷ;

- Tính chất cực kỳ khơng ổn định của các hứng thú, nguyện vọng, tâm trạng;

- Chống đối các tác động của giáo dục;

Có nhiều cách phân loại những đặc điểm nhân cách của trẻ em VTN phạm pháp, nhƣng cách phân loại sau đây có nhiều ý nghĩa về phƣơng diện giáo dục và giáo dục lại. Nó khơng chỉ ghi nhận các biến dạng cơ bản của xu hƣớng nhân cách có thể có ở trẻ em VTN phạm pháp mà còn phản ánh quá trình hình thành dần dần những nét nhân cách phi XH, sự chuyển hóa từ những biến dạng đơn nhất đến “chuỗi dây chuyền” của chúng.

Có nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trẻ em làm trái pháp luật hoặc có nguy cơ làm trái pháp luật. Một trong những nguyên nhân đó là sự giảm sút vai trò của GĐ trong giáo dục trẻ em, truyền thống và kỷ cƣơng nề nếp trong GĐ bị nới lỏng, GĐ mất dần đi chức năng kiển soát trẻ em. Hay do những mâu thuẫn trong GĐ (giữa bố và mẹ, bố mẹ và con cái, anh chị em...) dẫn đến việc trẻ mệt mỏi chán chƣờng, chai lì ... từ những đặc điểm tâm lý này trẻ có thể bị nhóm bạn xấu và những ngƣời xấu lơi kéo phạm pháp. Do vậy việc phạm pháp là một sớm một chiều mà thôi.

Vi phạm pháp luật là một bộ phận cấu thành của tổng thể các hiện tƣợng sai lệch XH, trái với quy tắc XH, đó là những HV nguy hại cho XH. Những HV vi phạm pháp luật của trẻ em VTN là lực lƣợng bổ sung vào tình trạng phạm tội trong XH.

HV vi phạm pháp luật khác HV phạm tội là những HV gây ra phải rất nguy hiểm hoặc đặc biệt nguy hiểm cho XH và phải đƣợc định tại một điều nào đó trong bộ luật hình sự thì mới coi là phạm tội. Cịn HV vi phạm pháp luật là những hành động của con ngƣời bị pháp luật cấm hoặc những HV gây ra sự thiệt hại nào đó cho XH.

Nhƣ vậy, nội hàm khái niệm HV vi phạm pháp luật chứa đựng khái niệm HV phạm tội, mối quan hệ giữa HV vi phạm pháp luật và HV phạm tội là mối quan hệ giữa cái chung và cái bộ phận, trong đó HV phạm tội là những HV nguy hiểm cho XH cao nhất và bị áp dụng các hình phạt hình sự đƣợc coi là nặng nề, nghiêm khắc nhất trong hệ thống các chế tài cƣỡng chế của pháp luật.

CHƢƠNG 2

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU

1. Xác định mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu của đề tài là 230 trẻ em vị thành niên đã có hành vi phạm pháp và đang đƣợc giáo dục tại Trƣờng giáo dƣỡng số II Ninh Bình trong độ tuổi 10 -16 tuổi.

2. Quá trình thực hiện đề tài :

2.1 Nghiên cứu lý luận

2.1.1 Mục đích nghiên cứu

Từ khung lý luận xác lập quan điểm chủ đạo của luận án trong việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến HVPP của trẻ em VTN dƣới góc độ gia đình.

2.1.2 Nội dung nghiên cứu

- Phân tích, tổng hợp, hệ thống hố và khái qt hố những cơng trình nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nƣớc về các vấn đề liên quan đến HVPP trong tƣơng quan với GĐ các em. Từ đó chỉ ra những vấn đề cịn tồn tại trong các cơng trình này để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.

- Xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan.

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu bao gồm các giai đoạn nhƣ phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá những lý thuyết cũng nhƣ những cơng trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả ở trong và ngoài nƣớc trên cơ sở những cơng trình đã đƣợc đăng tải trên các sách báo và tạp chí về những vấn đề liên quan đến HVPP, quan hệ GĐ nói chung, cha mẹ nói riêng với con cái trong độ tuổi VTN có HVPP.

2.2 Nghiên cứu thực tiễn

Qúa trình nhiên cứu thực tiễn gồm 2 giai đoạn: giai đoạn thiết kế bảng hỏi và giai đoạn điều tra chính thức.

2.2.1 Giai đoạn 1 - Thiết kế bảng hỏi

Giai đoạn này gồm 2 bƣớc: thu thập ý kiến và khảo sát thử.

2.2.1.1 Bước 1 - Thu thập ý kiến

a, Mục đích nghiên cứu

Hình thành nội dung sơ bộ cho bảng hỏi b, Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu c, Khách thể nghiên cứu

30 trẻ em VTN đang học tập và rèn luyện trong trƣờng giáo dƣỡng số II Ninh Bình và 05 cặp cha mẹ - con.

d, Nội dung nghiên cứu

Việc khai thác thông tin làm cơ sở để xây dựng bảng hỏi đƣợc chúng tôi tổng hợp từ những nghiên cứu của các tác giả ở trong và ngoài nƣớc về HVPP và ảnh hƣởng của GĐ tới việc trẻ em VTN có HVPP và qua chính việc khảo sát thăm dị từ phía cha mẹ các em và các em đang học tập và rèn luyện trong trƣờng giáo dƣỡng số II Ninh Bình.

Bảng hỏi dành cho các em VTN có HVPP đang học tập và rèn luyện trong trƣờng giáo dƣỡng số II Ninh Bình gồm 3 phần ứng với 3 giai đoạn: - Phần 1 - giai đoạn 1: Thông tin về thời gian trƣớc khi trẻ VTN có HVPP. - Phần 2 - giai đoạn 2: Thơng tin trong thời gian trẻ VTN có HVPP.

- Phần 3 - giai đoạn 3: Thông tin trong thời gian trẻ VTN học tập tại trƣờng giáo dƣỡng.

Ở cả 3 giai đoạn chng tơi đều cố gắng tìm hiểu về các thơng tin nhƣ: Ngƣời ni dƣỡng, tuổi, trình độ học vấn, hồn cảnh GĐ, quan hệ của trẻ với cha mẹ, công việc của trẻ VTN, phƣơng pháp giáo dục của cha mẹ khi trẻ VTN phạm lỗi, mức sống của GĐ, các HVPP thƣờng gặp ở trẻ VTN....

2.2.1.2 Bước 2 - Điều tra thử

a, Mục đích nghiên cứu

Xác định độ tin cậy và độ giá trị của bảng hỏi và tiến hành chỉnh sửa những mệnh đề chƣa đạt yêu cầu.

Phƣơng pháp thống kê toán học c, Khách thể nghiên cứu

30 trẻ em VTN đang học tập và rèn luyện trong trƣờng giáo dƣỡng số II Ninh Bình và 05 cặp cha mẹ - con.

d, Cách thức xử lý số liệu

Số liệu đã thu thập đƣợc xử lý bằng chƣơng trình phần mềm SPSS, phiên bản 15.0.

Sau khi tiến hành điều tra thử, chúng tôi đã chỉnh sửa một số mệnh đề cho phù hợp với nội dung và mục đích nghiên cứu để sử dụng vào điều tra chính thức.

2.2.3 Giai đoạn 2 - Điều tra chính thức:

2.2.3.1: Điều tra bằng bảng hỏi cá nhân

a, Mục đích nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng HVPP của trẻ em VTN

- Tìm hiểu tƣơng quan giữa HVPP của trẻ VTN dƣới góc độ GĐ của trẻ. b, Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi cá nhân c, Khách thể nghiên cứu

230 trẻ em VTN đã từng có HVPP đang đƣợc học tập và rèn luyện trong trƣờng giáo dƣỡng số II Ninh Bình.

d, Nguyên tắc điều tra

Mỗi khách thể tham gia trả lời bảng hỏi một cách độc lập, theo những suy nghĩ riêng từng ngƣời, tránh sự trao đổi với nhau. Với những mệnh đề khách thể khơng hiểu, điều tra viên có thể giải thích giúp họ sáng tỏ

e, Nội dung nghiên cứu

Theo nhƣ bảng hỏi chính thức đã đƣợc hồn thiện sau giai đoạn khảo sát thử.

f, Cách thức xử lý số liệu

Để xử lý số liệu điều tra, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học. Số liệu thu đƣợc sau khảo sát thực tiễn đƣợc xử lý bằng chƣơng trình phần mềm SPSS, phiên bản 15.0.

2.2.3.2: Phỏng vấn sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc độ gia đình (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)