Đặc điểm của gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc độ gia đình (Trang 25 - 27)

- Trên thế giới

2. Các khái niệm có liên quan

2.1. Khái niệm gia đình

2.1.2. Đặc điểm của gia đình

Căn cứ vào các định nghĩa mà các nhà nghiên cứu (XH học, tâm lý học, dân tộc học) đã nêu, dƣới các góc độ khác nhau mà mỗi tác giả đã nhấn mạnh đến tiêu chí khác nhau của GĐ. Tuy vậy, chúng ta có thể đƣa ra một số đặc điểm đặc trƣng cơ bản của GĐ nhƣ sau:

Trƣớc hết, nói về số lƣợng thành viên trong GĐ phải có ít nhất là hai ngƣời trở lên (hay cịn nói GĐ là nhóm ngƣời, hoặc là một cơ cấu XH thu nhỏ, một tập hợp ngƣời ...) vì nếu chỉ có một ngƣời thì khơng thể gọi là một GĐ.

Đặc trƣng thứ hai: trong GĐ phải có ít nhất một, hoặc hai, hoặc ba quan hệ: hôn nhân, huyết thống, ni dƣỡng (vì có nhiều trƣờng hợp GĐ chỉ có quan hệ hôn nhân, hoặc huyết thống, hoặc nuôi dƣỡng nhƣng nếu khơng có ít nhất một trong ba quan hệ này khơng thể nói đó là GĐ).

Đặc trƣng thứ ba: các thành viên trong một GĐ phải yêu thƣơng, sẵn sàng giúp đỡ nhau, có trách nhiệm đối với nhau. Đây là một đặc trƣng quan trọng nhất của một GĐ đúng nghĩa. Vì họ là thành viên của của một cơ cấu duy nhất, giữa họ tồn tại mối quan hệ vật chất và tinh thần bền vững: có cùng mục đích và ngun tắc sống, cùng tham gia kế hoạch GĐ.

Ngồi ra GĐ cịn có một số đặc điểm khác nữa, chẳng hạn nhƣ: Chung một chỗ ở (hay một nơi cƣ trú, một nhà); GĐ có chung một ngân sách. Tuy nhiên hai tiêu chí trên giờ khơng cịn là điều kiện bắt buộc của một GĐ. Tùy theo hoàn cảnh của từng GĐ mà các tiêu chí có thể thay đổi để thích ứng với cuộc sống hiện đại, nhƣng dù thay đổi nhƣ thế nào thì GĐ cũng phải đảm bảo đƣợc ba đặc điểm nêu trên.

Về phân loại GĐ, theo cách truyền thống thì GĐ đƣợc chia thành hai loại lớn, căn cứ vào số các thế hệ cùng chung sống. Ta có:

- GĐ hạt nhân (GĐ nhỏ) chỉ gồm hai thế hệ: cha mẹ và con cái chƣa đến tuổi trƣởng thành;

- GĐ mở rộng (GĐ nhiều thế hệ) có từ ba thế hệ trở lên chung sống với nhau (ông bà, cha mẹ, con cái ...) mà chúng ta quen gọi là “tam đại đồng đƣờng”, “tứ đại đồng đƣờng”, “ngũ đại đồng đƣờng” ... ở nƣớc ta cũng nhƣ ở hầu hết các nƣớc, GĐ mở rộng đang dần bị thay thế bằng GĐ hạt nhân.

Ngồi ra, ngày nay cịn bổ sung thêm một số loại GĐ khác nữa, gọi là các loại GĐ phi truyền thống, ví dụ nhƣ:

- GĐ cùng chung sống: có nghĩa là hai ngƣời cùng chung sống mà không kết hôn.

- GĐ chỉ có bố hoặc mẹ, hình thành ra do một trong hai ngƣời bị chết, ly hôn, do ruồng bỏ, hoặc do hai bên thỏa thuận không chung sống nữa.

- GĐ tổ chức lại (hay GĐ tái tổ chức): là dạng thông qua hôn nhân mà kết hôn lần thứ hai, hoặc là dạng chung sống với ngƣời đã có con với ngƣời khác.

- GĐ di trú: là GĐ rời đất nƣớc đi di cƣ sang nƣớc khác.

- GĐ quan hệ đồng giới: là sự chung sống của những ngƣời đồng tính luyến ái (hai ngƣời đều là nam hoặc đều là nữ) [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu hành vi phạm pháp của trẻ em vị thành niên dưới góc độ gia đình (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)