7. Bố cục của luận văn
2.2. Phƣơng thức sáng tạo tác phẩm quảng cáo trên trang quảng cáo báo Tuổ
2.2.3. Tính thông tin trong tác phẩm quảng cáo
Chức năng thông tin là một trong những chức năng quan trọng của quảng cáo. Các mẫu quảng cáo báo in cũng như các phương tiện truyền thông đại chúng khác giúp đưa thông tin của doanh nghiệp, sản phẩm tới nhiều người cùng một lúc. Nhờ có thông tin trong quảng cáo, người tiêu dùng có thể cân nhắc, lựa chọn những sản phẩm, thương hiệu phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của mình. Tính thông tin trong mẫu quảng cáo chủ yếu được thể hiện qua chất liệu ngôn từ với các tiêu đề và các đoạn thân bài. Phần thông tin thường được thể hiện qua các nội dung:
+ Thông tin về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu + Thông tin cho khách hàng
Trên trang quảng cáo của báo Tuổi Trẻ Tp.HCM, có những mẫu quảng cáo mang lại tính thông tin cao, thu hút sự chú ý của công chúng thông qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ hấp dẫn, ấn tượng, độc đáo. Ví dụ, quảng cáo của Electrolux (thứ bảy, ngày 13/3/2010) [Phụ lục 1, tr. A-20]. Với tiêu đề: “Sống xanh cùng Electrolux”. Mẫu quảng cáo đã chuyển tải được hai mục đích thông tin cùng lúc: Đó là thông tin về sản phẩm xanh của thương hiệu Electrolux với hình ảnh về sản phẩm máy giặt, máy hút bụi với các thông số kỹ thuật, tính năng bảo vệ, thân thiện với môi trường. Thông tin thứ hai mà hãng muốn cung cấp cho khách hàng được thể hiện trong phần thân bài: “Mua sản phẩm xanh, khám phá resort xanh. Khi mua bất kỳ sản phẩm Electrolux nào, bạn sẽ có cơ hội trúng thưởng chuyến nghỉ dưỡng trọn gói 4 ngày 3 đêm tại resort sinh thái ở Phuket, Thái Lan trị giá 30.395.500 đồng và nhiều giải thưởng du lịch hấp dẫn khác”. Phần thông tin về chương trình khuyến mãi được chuyển xuống chân trang, dành cho những ai quan tâm sâu hơn nữa về chương trình khuyến mãi. Như vậy, khi theo dõi trang quảng cáo này, khách hàng vừa hiểu được thông điệp sống xanh của Electrolux, vừa nắm được thông tin về chương trình khuyến mãi hấp dẫn của hãng với các giải thưởng chi tiết kèm theo.
Mẫu quảng cáo của VFC (thứ ba, ngày 25/5/2010) [Phụ lục 1, tr. A-21] lại mang đến cho công chúng thông tin về thương hiệu công ty. Với tiêu đề: “35 năm – một con đường”. Tiếp theo là câu diễn giải: “Từ chất lượng đích thực thẳng tiến đến phồn vinh”. Phần thân bài ở cuối trang đã giải thích cho toàn bộ chủ đề trên với nội dung: “Công ty Cổ phần Khử trùng Việt Nam – VFC hoạt động trong các lĩnh vực Nông dược, Khử trùng và Kiểm soát dịch hại. Nhờ ưu thế về uy tín và chất lượng vượt trội, hơn 35 năm qua VFC đã không ngừng mang đến các sản phẩm chất lượng cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, từng bước vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong cả
ba lĩnh vực trên. Với cam kết “Từ chất lượng đích thực thẳng tiến đến phồn vinh”, VFC quyết tâm góp phần hoàn thành sức mệnh phát triển nền nông nghiệp và cải thiện môi trường sống tại Việt Nam”. Toàn bộ nội dung tiêu đề cho tới phần thân bài diễn giải đã góp phần xây dựng thương hiệu của VFC trong tâm trí khách hàng, cho họ thấy được tâm huyết và sứ mệnh của thương hiệu trong suốt 35 năm hình thành và phát triển.
Một mẫu quảng cáo khác của Citibank (thứ tư, ngày 10/11/2010) [Phụ lục 1, tr. A-22] cũng đem tới thông tin cho khách hàng về sự có mặt thương hiệu của mình tại Việt Nam nhưng cũng đồng thời khẳng định vị thế của một thương hiệu toàn cầu thông qua nội dung tiêu đề và thân bài. Nhưng, ngay cả cách thể hiện thông tin của một thương hiệu tầm cỡ hàng đầu thế giới cũng thể hiện sự chuyên nghiệp và đầu tư của họ thông qua nội dung thông điệp và cách truyền tải thông điệp. “Thế giới rộng mở. Với sức mạnh từ Citi. Bạn có tin chắc rằng mình đáng được tận hưởng những gì tốt nhất?”. Sau khi đưa ra một câu hỏi mệnh đề hướng tới khách hàng, Citi đã trả lời luôn như một sự khẳng định cho triết lý kinh doanh của thương hiệu: “Chúng tôi tin chắc như vậy. Với đội ngũ hàng ngàn chuyên viên tại hơn 100 quốc gia, cùng mạng lưới phân phối lớn nhất Châu Á với hơn 600 chi nhánh và hơn 2000 máy ATM, Citibank chính là cầu nối của bạn với thế giới. Nay với sự hiện diện của Citibank tại Hà Nội và TP.HCM, chúng tôi mang đến cho bạn một trải nghiệm dịch vụ ngân hàng toàn cầu đích thực”. Chỉ với vài dòng đơn giản, với thông tin về những con số thực sự hiện hữu, mẫu quảng cáo đã khiến cho người xem tin vào vị thế toàn cầu của Citibank. Đồng thời, giới thiệu dịch vụ mới mở của Citibank tại Việt Nam. Phần thông tin chi tiết hơn về địa chỉ, website xuất hiện ở bên dưới cung cấp cụ thể cho khách hàng địa chỉ giao dịch mới này. Như vậy, mẫu quảng cáo đã vừa thông tin tới khách hàng địa điểm giao dịch ngân hàng mới mở của Citibank, vừa giúp khách hàng
có được thông tin sơ bộ về vị thế, uy tín của một thương hiệu ngân hàng hàng đầu thế giới.
Quảng cáo du học, quảng cáo cho các trường đại học, các trung tâm đào tạo thường có thông tin chi tiết, cụ thể hơn, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Một trong những hình thức thông tin phổ biến nhất được các trường học lựa chọn để sử dụng trong quảng cáo là hình thức sử dụng phát biểu của các học viên đã, đang tham gia vào các khóa học, chương trình. Quảng cáo của Melior Business School (thứ hai, ngày 20/9/2010) [Phụ lục 1, tr. A-23] là một ví dụ. Quảng cáo bắt đầu với tiêu đề tiếng Anh được dịch ra tiếng Việt: “While Some School Are Making Big Promises, MBS is Making Big Dreams Happen!” – “Không chỉ là lời hứa, MBS sẽ thực hiện ước mơ của bạn!”. Sau đó là câu khẳng định chung của các học viên: “Chúng tôi chọn MBS để thực hiện ước mơ của mình”. Thông điệp của trường tiếp tục được minh chứng bằng lời phát biểu ghi lại cảm nhận, mục tiêu của 3 sinh viên theo học tại trường. Những gì họ đã trải nghiệm qua và thu được kết quả trong thời gian theo học, sẽ là minh chứng cụ thể và rõ ràng nhất cho các bậc cha mẹ, học sinh có nhu cầu, mong ước đi du học. Việc sử dụng hình ảnh của các cá nhân có thật, giống như là sự kiểm chứng cho tính xác thực của thông tin mà trường muốn cung cấp cho công chúng về những gì trường đã, đang và sẽ đem lại cho các học viên và do đó tăng độ hấp dẫn cho thông tin về kỳ hội thảo do trường MBS tổ chức được ghi cụ thể ở phần cuối của mẫu quảng cáo.
Trong mẫu quảng cáo của Vinamilk (thứ Tư, 25/8/2010) [Phụ lục 1, tr. A- 18], với thông điệp: Để mọi trẻ em đều được uống sữa: “Hiện nay, cứ 3 trẻ em Việt Nam có 1 trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi”. Thông tin này góp phần thúc đẩy người tiêu dùng dẫn đến hành động đóng góp cho quỹ sữa vươn cao Việt Nam: “Uống sữa không chỉ là nhu cầu thiết yếu mà là niềm khát khao của hàng
triệu trẻ em nghèo. Soạn tin “VCVN” gửi 8588 đóng góp 5000 đồng cho Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam để mọi trẻ em được uống sữa, giúp các em phát triển toàn diện về thể chất và vươn cao cùng đất nước”. Như vậy, mẫu quảng cáo đã góp phần cung cấp cho công chúng một thông tin mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc, củng cố thêm sự yêu mến thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Dưới hình thức một bài báo có tên “Khát vọng mang tên Bitexco Financial Tower”, quảng cáo của thương hiệu Bitexco (thứ Năm, 28/01/2010) [Phụ lục 1, tr. A-24] lại cho công chúng biết được thông tin về tòa tháp Bitexco Financial Tower ở thành phố HCM. Thông qua cuộc phỏng vấn ông Carlos Zapata – kiến trúc sư người Mỹ, người thiết kế tòa tháp, mẫu quảng cáo đã cung cấp một câu chuyện thú vị về quá trình xây dựng tòa tháp, nhưng cũng chính là thông qua câu chuyện để xây dựng thương hiệu cho Bitexco, doanh nghiệp sở hữu tòa tháp có một không hai này.