Giá trị kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 76 - 116)

1.1 .Khái niệm truyền thuyết

3.2.4. Giá trị kinh tế

Truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu thể hiện tinh hoa văn hóa bản địa đã góp phần vào việc tuyên truyền văn hóa truyền thống, văn hóa ẩm thực của địa phƣơng, thúc đẩy kinh tế địa phƣơng phát triển. Còn lễ hội là nơi bảo lƣu những nét riêng phong tục, tập quán, di sản văn hóa đƣợc tổ chức hàng năm, là một cơ hội lớn để thu hút du khách, truyên truyền văn hóa truyền thống bản địa.

Chính vì vậy, truyền thuyết và lễ hội về Dƣơng Thái Hậu mang dấu ấn văn hóa Quốc Mẫu là di sản văn hóa quý báu, thể hiện tính đặc sắc văn hóa của địa phƣơng, có sức hấp dẫn mạnh đối với du khách thập phƣơng và có tác dụng hữu hiệu với ngành du lịch. Sự hấp dẫn của loại sản phẩm văn hóa đặc biệt này trên cơ sở hiện đại hóa sẽ tạo ra sức sống cho chính nó trong thời buổi hiện nay.

Những năm gần đây, việc khai thác Quần thể du lịch văn hóa hải chiến Nhai Môn giữa quân Tống và quân Nguyên đƣợc ngành du lịch Tân Hội, Giang Môn ngày càng trọng thị. Ông Lệ Dĩ Ninh, một nhà kinh tế học hàng đầu của Trung Quốc đã đề xuất phƣơng án “Khai thác làng hoàng tộc Triệu Tống bản địa” sau khi ông thăm viếng chiến trƣờng cổ Nhai Môn vào năm 2002. Ông đề nghị phải tận dụng những quan hệ sâu sắc giữa các làng họ Triệu và nguồn gốc hoàng thất nhà Tống, biến những “làng hoàng tộc Triệu

Tống” thành điểm du lịch duy nhất trong toàn quốc. Những làng hoàng tộc này rất đặc sắc về phong cách kiến trúc, phong tục, tập quán, trong đó hàm chứa nội dung văn hóa lịch sử, là một phần hấp dẫn trong tuyến du lịch văn hóa hải chiến Nhai Môn Tống Nguyên. Theo xu hƣớng những danh lam thắng cảnh không ngừng mở rộng, lễ hội “Quốc Mẫu đản” đã đƣợc khôi phục lại. Sự phát triển nhanh chóng của Quần thể du lịch văn hóa hải chiến Nhai Môn giữa quân Tống và quân Nguyên và việc tổ chức thành công lễ hội “Quốc Mẫu đản” đã thể hiện sự phát huy, tận dụng triệt để giá trị kinh tế thông qua khai thác truyền thuyết và lễ hội về Dƣơng Thái Hậu.

3.3. Giá trị của truyền thuyết và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) qua đối sánh với giá trị của truyền thuyết và lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)

3.3.1. Giá trị lịch sử

Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng cũng nhƣ truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu bắt nguồn từ sự kiện lịch sử trận hải chiến Nhai Môn Tống Nguyên, chính vì vậy, mặc dù Đại Lộ đến nay không còn ngƣời Hoa nào sinh sống nhƣng một số ngƣời cao tuổi trong làng vẫn còn nhớ đƣợc rằng Tứ Vị Thánh Nƣơng là 4 mẹ con Hoàng hậu nƣớc Tống. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng cũng nhƣ truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu đều có giá trị lịch sử rất quan trọng. So sánh với truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu, sự kiện lịch sử đƣợc phản ánh trong truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nƣơng còn có liên quan đến những sự kiện lịch sử của Việt Nam. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng đã đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết sự kiện lịch sử Trung Quốc với sự kiện 2 vị vua Việt Nam là Trần Anh Tông, Lê Thánh Tông nam tiến chinh phạt Chiêm Thành một cách khéo léo. Bộ sử Việt Nam

những ghi chép lịch sử của Trung Quốc và Việt Nam giúp chúng ta tìm hiểu mối quan hệ Trung Quốc và Việt Nam ở thời đời nhà Tống.

Sự biến đổi về cốt truyện và kết cấu đã làm cho truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nƣơng trở thành truyền thuyết hoàn toàn mới, mang đậm sắc thái văn hóa Việt. Cốt truyện truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nƣơng lấy cốt lõi sự việc Dƣơng Thái Hậu nhảy xuống biển tự vẫn tại Nhai Hải, theo dị bản này của câu chuyện, Dƣơng Thái Hậu và các nhân vật ngƣời Trung Quốc sau khi nhảy xuống biển không phải đã chết và đƣợc chôn cất tại Trung Quốc mà đã trôi dạt sang Việt Nam. Chi tiết này là một bƣớc ngoặt để nhân vật lịch sử Trung Quốc đƣợc dẫn nhập vào Việt Nam một cách tự nhiên, khéo léo, biến một câu chuyện lịch sử của nhà Tống thành câu chuyện dân gian của ngƣời Việt mang tính liền mạch. Chi tiết “mặt mũi vẫn xinh tƣơi nhƣ khi còn sống” là một mắt xích quan trọng để việc các nhân vật Trung Quốc này trở thành thần biển Việt Nam mang vẻ hợp lý và có tính khả tin. Chi tiết Tứ Vị Thánh Nƣơng phù hộ Trần Anh Tông, Lê Thánh Tông nam chinh Chiêm Thành đã khiến uy thế của Tứ Vị Thánh Nƣơng đƣợc liệt vào một đẳng cấp quốc gia trong hệ thống các vị thần ở Việt Nam. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng đã vay mƣợn uy thế của vƣơng quyền Việt Nam mà đƣợc truyền bá, khuyết tán ra một số vùng ở Trung, Bắc bộ. Thực ra vua chúa Việt Nam trong quá trình nam chinh cũng đã dựa vào uy thế của các thần linh, tuyên truyền công tích nhằm đạt đƣợc mục đích chính trị của mình. Chi tiết về việc Tứ Vị Thánh Nƣơng đƣợc thờ tự ở vùng Lộ phù hợp với thực tế lịch sử là, dƣới triều Trần, việc đắp đê trị thủy sông Hồng đã thành nề nếp, nhƣng việc giữ đê còn rất khó khăn nên việc làm thế nào để đê không bị vỡ là khát vọng của ngƣời dân ở châu thổ.

Lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng có nghi thức rất quan trọng là rƣớc sắc phong đã thể hiện một cách đầy đủ ý nghĩa lịch sử của nó. Đền Lộ có mối

quan hệ chặt chẽ với đền Quan, vai trò của đền Quan cũng đƣợc thể hiện trong lễ hội, việc này luôn luôn nhắc lại cho dân sự kiện lịch sử về vị quan văn Nguyễn Văn Chính của triều đình nhà Lê, phản ánh bối cảnh lịch sử thời đại đó. Truyền thuyết và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng có giá trị phản ánh thái độ của triều đình phong kiến Việt Nam và dân chúng về sự kiện lịch sử nhà Nam Tống gắn với cái chết của Hoàng Thái Hậu họ Dƣơng.

Tại sao các nhân vật Trung Quốc khi đến Việt Nam đã trở thành thần biển, thần nƣớc? Truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nƣơng bắt đầu từ tình tiết các nhân vật nhảy xuống biển trong hải chiến, sau đó lại theo đƣờng biển mà trôi dạt sang Việt Nam, lại có thêm chi tiết “mặt mũi vẫn xinh tƣơi nhƣ khi còn sống”, khiến cho việc “trở thành thần biển” trở nên hợp lý và đáng tin. Hơn thế nữa, biển có vai trò quan trọng trong hoạt động giao lƣu văn hóa và thƣơng mại Trung Quốc – Việt Nam tạo điều kiện cho tín ngƣỡng thờ thần biển phát triển. Thời kỳ nhà Tống, hoạt động mậu dịch trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam đã rất phát triển. Trong sử sách, chúng tôi có thế tìm thấy nhiều ghi chép về hoạt động di cƣ, trao đổi văn hóa, thƣơng mại trên biển giữa hai nƣớc Trung - Việt và tuyến đƣờng biển từ Nghệ An sang Quang Đông là tuyến giao thƣơng đã đƣợc thiết lập từ nhiều thế kỷ trong lịch sử.

Còn có một điều rất đáng chú ý là vị thủy thần nổi tiếng ở Trung Quốc là Lâm Mặc, tức Ma Tổ. Ma Tổ là một vị thần hàng hải đƣợc thờ ở rất nhiều nơi trên lãnh thổ Trung Quốc và những nơi có ngƣời Hoa sinh sống trên thế giới có quan hệ với vƣơng triều Tống. Bà Ma Tổ đƣợc các triều đại từ Tống, Nguyên đến Minh, Thanh công nhận và phong cho nhiều tƣớc vị. Sự tích về bà đƣợc nhiều sử sách Trung Quốc bàn tới: bà xuất thân từ một nhân vật có thật năm 960, dƣới triều Bắc Tống, tại Phúc Kiến, tƣơng truyền là ngƣời có khả năng siêu nhiên, đã cứu các anh trai đang đi buôn bán trên biển gặp sóng dữ. Bà chết trẻ, đƣợc trời đón về, sau nhờ việc bà hiển linh cứu vị quan đời

Tống (1123) mà bà đƣợc phong là phu nhân. Sau đó, bà còn hiển linh bắt cƣớp biển (1192) nên đƣợc phong là Thánh phi đời Tống. Đời Minh bà đƣợc biết đến dƣới cái tên là Thiên phi và đến đời Thanh là Thiên hậu.

Từ khi quân Nguyên tấn công kinh đô Lâm An vào tháng 3 năm 1276, lực lƣợng còn sót lại Nam Tống chạy theo đƣờng biển, đã bắt đầu một vƣơng triều lƣu vong trên biển kéo dài hơn 2 năm. Trong những ngày đêm lênh đênh trên biển họ luôn trông chờ và tin tƣởng vào sự phù hộ của Thiên hậu. Truyền thuyết dân gian lƣu truyền ở vùng Quảng Đông đã chứng tỏ điều này. Truyền thuyết về “cây Tam Hợp” lại đƣợc gọi là “cây Tống” kể rằng: Thiên hậu đã ban tặng “cây Tam Hợp” cho Thừa tƣớng Lục Tú Phú, ngụ ý đoàn kết lực lƣợng tam quân nhà Tống, cổ vũ quan quân kiên quyết chống Nguyên. Truyền thuyết về Tống Đế Bính thì có tình tiết thi hài của Đế Bính đƣợc nhà sƣ miếu Thiên hậu vớt lên, và Thiên hậu đã ban tặng xà ngang trong miếu cho dân làm linh cữu Đế Bính. Hai truyền thuyết này, qua tình tiết Ma Tổ phù hộ ngƣời trần để truyền bá một luồng tƣ tƣởng cho thấy mối quan hệ giữa vƣơng triều phong kiến với tín ngƣỡng của ngƣời dân, nhằm phục vụ cho một lợi ích chính trị trƣớc đòi hỏi của từng thời kỳ lịch sử, trong đó có đòi hỏi lịch sử ở thời Nam Tống. Truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nƣơng nhƣ bà Trần Thị An đã nói: “Đây có thể coi là việc vay mƣợn mô hình có sẵn, mƣợn sự phổ biến, sự nổi tiếng của vị thần kia để quảng bá và khẳng định tính thiêng của những vị thần của mình” [4, tr. 69].

Đối sánh với tín ngƣỡng Ma Tổ là thần biển của ngƣời Hoa, Tứ Vị Thánh Nƣơng là thần biển nằm trong hệ thống thần linh Việt Nam. Nghiên cứu truyền thuyết và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng đã khơi gợi chúng tôi quan tâm và so sánh tín ngƣỡng thần biển và văn hóa biển giữa dòng chảy lịch sử lâu dài của Trung Quốc và Việt Nam.

3.3.2. Giá trị tâm linh

Đối sánh với truyền thuyết và lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc), chúng tôi có thế thấy, điện Mẫu đã trở thành một tụ điểm thu hút dân chúng đến, bất kỳ truyền thuyết hay lễ hội về Dƣơng Thái Hậu đều phản ánh vai trò của vƣơng triều cổ đại Trung Quốc. Giá trị tâm linh của Tứ Vị Thánh Nƣơng đã đƣợc ngƣời dân chấp nhận, ngƣời dân coi Tứ Vị Thánh Nƣơng là một vị thần trong hệ thống các vị thần Việt Nam. Điều cần quan tâm là xu hƣớng dân tộc hóa, địa phƣơng hóa của truyền thuyết và lễ hội ở đền Lộ so với truyền thuyết và lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở nơi nguyên gốc (Trung Quốc). Vị thần này đã mang bản chất của một vị phúc thần, nhất là trong lĩnh vực trị thủy. Ngƣời dân đã không quan tâm đây là vị thần gốc từ Trung Quốc hay Việt Nam, chỉ quan tâm đến sự liêng thiêng của vị thần đã phụ trợ cho cuộc sống của ngƣời dân. Truyền thuyết và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng đã mang cho dân chúng sức mạnh tinh thần vƣợt qua mọi khó khăn thử thách. Tứ Vị Thánh Nƣơng đã nhập vào hệ thống thờ Nữ Thần của Việt Nam và đền Lộ nơi thờ Tứ Vị Thánh Nƣơng trở thành trung tâm hầu đồng tín ngƣỡng bản địa lớn trong vùng mang đậm sắc thái tín ngƣỡng văn hóa của ngƣời Việt cổ.

Nhƣ trên đã nói, những ngƣời Hoa đến Việt Nam chủ yếu bằng đƣờng biển, họ đã mang theo tín ngƣỡng thờ vị Quốc Mẫu và vị thần biển Ma Tổ đến những nơi họ sinh sống trên vùng đất mới. Trong tâm thức của ngƣời Việt Nam dƣới thời phong kiến, phần lớn dân chúng theo tín ngƣỡng đa thần. Ngƣời Việt trong sinh hoạt văn hóa vừa tín ngƣỡng theo Phật, theo Nho, theo Đạo giáo lại nặng lòng với tín ngƣỡng dân gian thờ các vị thần, thánh, mẫu thiêng, bất kể họ xuất xứ từ đâu. Do vậy, khi ngƣời Việt và ngƣời Trung Quốc ở xen cƣ nhau thì việc tiếp nhận các vị thần của nhau cũng là lẽ thƣờng tình, phù hợp với ứng xứ văn hóa của ngƣời Việt.

3.3.3. Giá trị văn hóa

Đền Lộ nơi thờ cúng Tứ Vị Thánh Nƣơng cùng hệ thống mạng lƣới các truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội hữu quan đã thể hiện đƣợc bản sắc văn hóa đậm đà tính dân tộc của Việt Nam. Đền Lộ kế thừa và phát huy truyền thống thờ Mẫu có từ sớm trong cƣ dân cổ Việt Nam. Nhƣng khác với văn hóa Từ Mẫu đƣợc thể hiện thông qua những truyền thuyết và lễ hội về Dƣơng Thái Hậu, văn hóa tín ngƣỡng đƣợc thể hiện nơi đây chính là văn hóa Mẫu Thoải của Việt Nam, phản ánh tâm thức cầu mƣa, cầu nƣớc của những ngƣời dân sống trong vùng sông Hồng, thể hiện đƣợc sinh hoạt văn hóa gắn liền với nông nghiệp trồng lúa nƣớc và truyền thống thờ Nữ Thần của ngƣời Việt cổ.

Giáo sƣ Trần Lâm Biền ngay ở đầu “Bài nói chuyện của giáo sƣ với nhân dân thôn Đại Lộ” đã nói: “Đền Lộ chủ yếu thờ vị Thần Nƣớc, theo một bản giới thiệu thì Đền Lộ thờ một vị thánh khoảng 700 năm nay. Thực ra, việc thờ Mẫu của ngƣời Việt đã có từ lâu và việc thờ Thần Nƣớc nhƣ ở Đền Lộ này ít nhất đã có khoảng 2000 năm” [10].

Trong tâm thức tín ngƣỡng dân gian của ngƣời Việt xƣa, thần nƣớc có những tên rất giản dị: thần nƣớc, thần sông, thần đầm lầy… Sự quan trọng của các thần vùng sông nƣớc ở khắp lãnh thổ và sau này đƣợc dùng các tên Hán Việt mỹ miều nhƣ Long Vƣơng, Thủy Tinh, thủy cung Thánh Mẫu, Lạc Long Quân. Các vị thần nƣớc theo quan niệm của dân gian, thƣờng mang hình dạng của một nữ thần với danh xƣng chung là Mẫu Thủy đọc chệch là Mẫu Thoải. Nghĩa là, Mẫu Thoải hóa thân làm nhiều bà mẫu khác nhau trấn ải, coi giữ các vùng trên lãnh thổ Việt Nam. Nói chung tín ngƣỡng dân gian cho rằng Mẫu Thoải trông coi sông biển, làm mƣa và âm phù các cuộc chiến đấu bảo vệ đất nƣớc.

Trong truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng, những bậc thần linh cho dù gốc gác thế nào thì các vị thần ấy cũng đã từng phụ trợ dân làng hộ đê, xây

dựng xóm làng no ấm. Hơn thế nữa, hình ảnh Tứ Vị Thánh Nƣơng còn đƣợc thể hiện rất rõ ràng thông qua hoạt động rƣớc nƣớc trong lễ hội. Một nhân vật thần linh có nguồn gốc từ nƣớc ngoài lại đƣợc gắn với những hoạt động có tính bản địa đã cho thấy sự đa dạng và cách ứng xử cởi mở trong văn hóa bản địa của ngƣời Việt.

Lễ hội với những hành động và nghi lễ nhƣ rƣớc kiệu, rƣớc sắc phong, rƣớc nƣớc, dâng hƣơng…, phong thái ứng xử trò chơi văn nghệ, trang phục, văn học, điêu khắc, hội họa, văn vật… trở thành một bộ phần rất quan trọng của văn hóa tín ngƣỡng, văn hóa truyền thống đã đƣợc hiện diện sinh động trong lễ hội Tứ Vị Thánh Nƣơng. Có thể coi đền Lộ là nơi điển hình về sự kết hợp của nhiều lớp văn hóa quốc gia, khu vực trong truyền thuyết và tổ chức lễ hội.

Cụm di tích đền Lộ ngày nay không ngừng đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, cử nhiều đoàn nghiên cứu: Viện Hán Nôm – Sở Văn hóa Thông tin và Bảo tàng thành phố, nhiều Giáo sƣ và chuyên gia đã về tham quan, nghiên cứu, giúp đỡ địa phƣơng bảo tồn, tôn tạo di tích.

Ngày lễ hội đƣợc sự quan tâm của chính quyền các cấp về giúp đỡ địa phƣơng tổ chức lễ hội đƣợc trọng thể, an toàn, mang màu sắc văn hóa dân tộc.

3.3.4. Giá trị kinh tế

Cũng nhƣ điện Mẫu ở Tân Hôi, Trung Quốc, đền Lộ hiện nay đã trở thành trung tâm tín ngƣỡng thờ Mẫu rất sinh động thu hút nhiều tín đồ đến làm lễ, diễn ra gần nhƣ là quanh năm. Họ chiêm bái, cầu phúc, cầu lộc, đem

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 76 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)