Một số tƣơng đồng giữa lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) với lễ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 60 - 61)

1.1 .Khái niệm truyền thuyết

2.4. Một số tƣơng đồng và khác biệt giữa lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà

2.4.1. Một số tƣơng đồng giữa lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) với lễ hộ

(Hà Nội) với lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)

2.4.1.1. Nhân vật chính đƣợc thờ trong lễ hội

Lễ hội Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ và lễ hội Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu đều lấy nhân vật Thái Hậu cuối đời nhà Nam Tống – mẹ của Tống Đế Bính làm tâm điểm thờ tự.

2.4.1.2. Thời gian cố định

Lễ hội Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ và lễ hội Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu đều xác định thời gian cố định để tổ chức lễ hội và lễ hội đó đều đƣợc tổ chức mỗi năm một lần vào khung thời gian cố định.

2.4.1.3. Không gian cố định

Lễ hội Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ và lễ hội Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu đều có một không gian cố định để tập trung thờ cúng thần linh, ngƣời dân đều coi không gian đó là một trung tâm thờ tự liêng thiêng nhất trong vùng và mọi hoạt động lễ hội đều diễn ra ở không gian đó.

2.4.1.4. Các thành tố ổn định

Lễ hội Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ và lễ hội Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu lịch sử lâu dài, vì vậy đều có các thành tố ổn định đƣợc dân chúng kế thừa và phát huy.

Trong lễ hội Tứ Vị Thánh Nƣơng, lễ rƣớc kiệu, lễ rƣớc nƣớc, lễ rƣớc sắc phong đã trở thành những lễ thức trọng tâm, còn các hình thức sinh hoạt khác nhƣ múa sênh tiền, múa sƣ tử, múa chạy cờ, múa con đĩ đánh bồng, hầu đồng… cũng dần dần trở thành những nghi thức không thể thiếu trong lễ hội.

Tuy lễ hội về Dƣơng Thái Hậu hiện nay đã thiên về giản dị và hiện đại hóa, rất nhiều lễ truyền thống đã bị mờ nhạt và xóa bỏ, các hình thức sinh hoạt diễn ra trong lễ hội năm nào cũng có sự thay đổi, nhƣng những thành tố cơ bản nhƣ lễ dâng hƣơng, lễ tiến lễ vật, lễ bái, lễ hóa vật cúng tế đều đã ổn định về hình thức, nội dung và thứ tự. Ngoài ra, con cháu họ Triệu là chủ thể tham dự lễ hội về Dƣơng Thái Hậu cũng là một trong những thành tố ổn định và tiêu biểu đƣợc thể hiện trong lễ hội.

2.4.1.5. Đặc điểm tâm lý dân tộc

Bất kỳ ngƣời dân dự lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng hay ngƣời dân dự lễ hội về Dƣơng Thái Hậu đều có chung tâm lý đến lễ hội, đến nơi thờ tự là để cầu mong cuộc sống của cá nhân, gia đình, đất nƣớc ngày một tốt đẹp hơn. Họ đều cầu mong sức khỏe, hạnh phúc, làm ăn phát đạt, mùa màng tốt tƣơi, mƣa thuận gió hòa, Quốc thái dân an.

Nhìn từ góc độ tâm lý dân tộc, hai lễ hội này đều bảo lƣu đƣợc truyền thống văn hóa từng bị ảnh hƣởng của đạo đức Nho giáo. Đạo nghĩa trung quân ái quốc của những vị thần đƣợc thờ đã có sự tƣơng hợp với tinh thần dân tộc của ngƣời dân dƣới thời phong kiến, do đó lễ hội đƣợc nhân dân giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ. Đồng thời hai lễ hội này đã cho thấy sự sùng bái đối với các vị nữ thần, nó thể hiện rõ những đặc điểm của văn hóa tôn thờ Mẫu truyền thống của dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)