Khái niệm lễ hội theo học giả Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 44 - 47)

1.1 .Khái niệm truyền thuyết

2.1. Khái niệm lễ hội

2.1.2. Khái niệm lễ hội theo học giả Trung Quốc

Lễ hội ở Trung Quốc đƣợc gọi là miếu hội . Về vấn đề khái niệm

miếu hội, trong giới nghiên cứu của Trung Quốc đã gây ra sự tranh luận gay gắt, nhƣng trong quá trình tranh luận, khái niệm miếu hội cũng đƣợc không ngừng bổ sung, hoàn thiện.

Từ Hải là từ điển tổng hợp do Thƣ cục Trung Hoa Thƣợng Hải xuất bản vào năm 1936 lần đầu tiên liệt miếu hội vào hàng từ, giải thích nó: “Miếu hội, đƣợc tổ chức trong một thời điểm nhất định, lấy miếu đền làm chợ phiên mậu dịch, trong đó thƣơng nhân hội tụ” [66, tr. 141]. Từ điển phong tục Trung Quốc cũng đƣa ra định nghĩa gần giống nhau: “Miếu hội, lại gọi là

miếu chợ, là chợ định kỳ trong chùa miếu hoặc gần chùa miếu” [76, tr. 529]. Hai bộ từ điển mang tính quyền uy này đều đã phạm sai lầm phiến diện, chƣa nắm đƣợc tính bản chất của miếu hội. Về khởi nguyên của miếu hội, miếu hội bắt nguồn từ những hoạt động thờ cúng thời viễn cổ, vì vậy, dù đã trải qua sự biến hóa phát triển của nhiều đời, nhiều triều đại, việc thờ thần vẫn đƣợc coi là nội dung quan trọng trong những hoạt động miếu hội, thực chất của miếu hội là “thờ cúng mang tính quần thể”.

Cho đến những năm 90 thể kỳ XX, một số học giả Trung Quốc bắt đầu phá vỡ sự ràng buộc của những bộ từ điển quyền uy này, từ góc độ FOLKLORE xem xét lại các loại miếu hội một cách toàn diện và đã thu đƣợc thành quả không nhỏ về mặt nhận thức đối với tính chất của miếu hội. Cao Chiếm Tƣợng coi miếu hội là một loại văn hóa, chỉ ra: “Sự hình thành và phát triển của miếu hội, phần lớn có liên quan đến hoạt động của tôn giáo. Văn hóa miếu hội tức là hiện tƣợng văn hóa xã hội lấy chùa miếu làm chỗ dựa khởi đầu, lấy hoạt động tôn giáo làm động cơ khởi đầu, lấy hoạt động chợ phiên làm hình thức biểu hiện, hòa nhập cả những hoạt động nhƣ nghệ thuật, vui chơi, giải trí, thƣơng mại v.v...” [59, tr. 1]. Đoạn Bảo Lâm chỉ ra một cách khái quát đặc trƣng mang tính tổng hợp của miếu hội: “Miếu hội là một phong tục mang tính tổng hợp, có liên quan đến nhiều mặt nhƣ tín ngƣỡng tôn giáo, phong tục thƣơng nghiệp, văn nghệ, vui chơi, giải trí v.v...” [78, tr. 118]. Chu Việt Lợi tổng hợp lại quan điểm của những học giả trên và đƣa ra định nghĩa miếu hội một cách rõ ràng rằng: “Miếu hội là một trong những hình thức ngày lễ dân chúng truyền thống nƣớc ta, nó khởi đầu từ những hoạt động tôn giáo của ngày lễ tôn giáo, là hội họp quần chúng diễn ra trong chùa miếu hoặc gần chùa miếu bao gồm những hoạt động nhƣ tế thần, cầu thần, vui chơi, giải trí, chợ phiên... Những hoạt động diễn ra có lẽ chỉ có một, cũng có thể có hai hoặc nhiều. Loại miếu hội này có thể gọi là

miếu hội theo mô hình ngày lễ” [78, tr. 128]. Định nghĩa về miếu hội của Chu Việt Lợi hơi dài dòng, nói một cách đơn giản, chính nhƣ Tiểu Điền đã chỉ ra trong Miếu hội giới thuyết: “Miếu hội là những cuộc hội họp lấy miếu đền làm chỗ dựa, diễn ra trong một thời điểm nhất định để thờ phụng thần linh, giao dịch hàng hóa, vui chơi giải trí” [73, tr. 104] .

2.1.3. Nhận xét

Tổng hợp khái niệm lễ hội theo học giả Việt Nam và học giả Trung Quốc, chúng tôi dễ tìm thấy nhiều điểm tƣơng đồng: Lễ hội ở Việt Nam và Trung Quốc đều là một hình thức sinh hoạt văn hóa của một nhóm ngƣời hay nhiều nhóm ngƣời, diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định; là nơi hội tụ và trình diễn tổng hợp các loại hình văn hóa, nơi hòa nhập văn hóa quá khứ và văn hóa hiện tại nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng ngƣời, đánh thức niềm tin, sự tự nguyện và cảm hứng thăng hoa, sáng tạo của mỗi ngƣời khi tham gia vào lễ hội. Khái niệm lễ hội Việt Nam và Trung Quốc đều thể hiện tính tập thể (nhóm ngƣời), tính cộng đồng (nhiều nhóm ngƣời), tính tổng hợp (nhiều loại hình văn hóa), tính ngẫu hứng, sáng tạo (mỗi cá thể ngƣời tham gia vào sinh hoạt cộng đồng), qua đó tạo nên mối cộng cảm và tinh thần gắn bó giữa các thành viên của cộng đồng, từ cuộc sống thƣờng nhật, hƣớng tới những chuẩn mực giá trị xã hội và đức tin vào một thế giới đƣợc huyền thoại hóa từ cõi đời thực, tạo nên niềm vui và sức mạnh chung của cả cộng đồng.

Các học giả Trung Quốc đều nhấn mạnh quan hệ chặt chẽ giữa lễ hội và tôn giáo, đều cƣờng điệu địa điểm tổ chức lễ hội không thể tách ra khỏi thần miếu, bản chất của lễ hội là thờ phụng mang tính quần thể. Nhƣ thế khái niệm lễ hội Việt Nam rộng hơn khái niệm lễ hội Trung Quốc. Khái niệm lễ hội ở Việt Nam bao gồm lễ hội truyền thống (festival), và lễ hội hiện đại (event) là lễ hội không liên quan đến tín ngƣỡng tôn giáo, không liên quan

đến việc thờ phụng mà nhằm kỷ niệm những sự kiện mà thôi. Khái niệm lễ hội ở Trung Quốc khuôn lại ở lễ hội truyền thống (miếu hội).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)