Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 66 - 70)

1.1 .Khái niệm truyền thuyết

3.1.1. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội

Truyền thuyết và lễ hội đều là sản phẩm hoạt động tinh thần của nhân dân, do dân sáng tạo, bồi đắp, lƣu giữ và thể hiện. Cả hai đều có một bộ phận rất quan trọng tập trung ca ngợi những ngƣời có công với dân, với nƣớc, đều hƣớng tới mục đích khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nhắc nhở con cháu đừng phụ công ơn các bậc tiền bối.

Chúng khác nhau ở chỗ: Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian. Nó khắc họa những nhân vật bằng ngôn từ, bằng hình tƣợng, bằng các biện pháp nghệ thuật theo đặc trƣng thể loại.

Trong lúc đó lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp, cần có môi trƣờng diễn xƣớng, có cộng đồng tham dự. Lễ hội ca ngợi những nhân vật lịch sử bằng tín ngƣỡng, bằng nghi thức lễ bái, bằng phong tục, bằng sự kiêng kị, bằng vật phẩm dâng cúng, bằng việc diễn lại sự tích, hành trạng, bằng trò chơi dân gian, bằng đám rƣớc v.v…

Với thế mạnh (và cũng là đặc điểm thể loại) của mình, cả truyền thuyết và lễ hội là công cụ để nhân dân nhận thức về lịch sử, là tấm gƣơng phản chiếu trung thành lý trí và tình cảm của nhân dân trong sự nhận thức đó.

Vai trò của truyền thuyết đối với lễ hội về nhân vật lịch sử giống nhƣ vai trò của tích truyện đối với trò diễn. Đại đa số các lễ hội về nhân vật lịch sử

đã không diễn lại tất cả mọi sự kiện, mọi hành động trong cuộc đời nhân vật lịch sử, mà chỉ thể hiện một vài sự kiện, một phần cuộc đời của nhân vật lịch sử mà thôi.

Trong khi diễn tả một vài sự kiện, một phần cuộc đời của nhân vật lịch sử, lễ hội có ƣu thế mà thuyền thuyết không có. Đó là sự tham gia đông đảo của dân chúng. Đó là cảnh diễn lại trực quan, cụ thể một số sự việc liên quan đến nhân vật lịch sử trong niềm thành kính thiêng liêng.

Ngƣợc lại, trong việc phản ánh nhân vật lịch sử, truyền thuyết cũng có những ƣu thế mà lễ hội không có đƣợc. So với lễ hội, truyền thuyết có khả năng kể về cả cuộc đời, thuật lại đƣợc nhiều hơn các sự kiện, các chiến công của nhân vật chính thông qua các chi tiết sáng tạo văn học cụ thể. Thêm nữa, truyền thuyết có khả năng khơi dậy, kích thích trí tƣởng tƣợng của ngƣời nghe về nhân vật lịch sử. Truyền thuyết đóng vai trò quan trọng làm cho mọi hình thức sinh hoạt văn hóa trở nên sáng tỏ - có thể hiểu đƣợc, nhân vật lịch sử trở nên bất tử, luôn có mặt trong sự nghiệp của cháu con muôn đời sau. Chính ở đó, ta có thể nhận thấy một biểu hiện đặc biệt của quan điểm nhân dân về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. Đó là quá trình sáng tạo nghệ thuật của truyền thuyết về thực tại và cuộc sống con ngƣời.

Tóm lại, giữa truyền thuyết và lễ hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Truyền thuyết tạo cho nội dung lễ hội phong phú, thiêng liêng, cao cả. Nhờ sự uy linh của vị thần thờ đƣợc truyền bá trong truyền thuyết, lễ hội đƣợc tổ chức bài bản, chặt chẽ, có sức thu hút đƣợc đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Ngƣợc lại, lễ hội là một minh chứng, khẳng định cho sự tồn tại của truyền thuyết, truyền thuyết đƣợc tái hiện lại thông qua hoạt động diễn xƣớng trong lễ hội. Khi dự lễ hội, ngƣời dân sẽ đƣợc nghe kể lại truyền thuyết về vị thần đƣợc thờ cúng, từ đó ngƣời dân càng thêm kính ngƣỡng đối với vị thần. Vì vậy, truyền thuyết là xƣơng sống của lễ hội, lễ hội là môi

trƣờng diễn xƣớng tái hiện và nuôi dƣỡng truyền thuyết. Truyền thuyết đặt cơ sở cho việc sáng tạo các trò diễn trong lễ hội. Với lợi thế là loại hình nghệ thuật tổng hợp, lễ hội có điều kiện và môi trƣờng làm cho truyền thuyết đƣợc cụ thể hóa bằng các hành động diễn xƣớng tạo nên cảm xúc lung linh, huyền ảo về nhân vật đƣợc thờ.

3.1.2. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)

Truyền thuyết và lễ hội ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc) cùng phản ánh một nhân vật lịch sử Trung Quốc là Dƣơng Thái Hậu đã có công với dân, một hình ảnh trung quân báo quốc, kiên trinh tiết liệt.

Những hành trạng của Dƣơng Thái Hậu đƣợc miêu tả trong truyền thuyết có sức sống, sức truyền cảm trong lòng nhân dân. Nghe kể truyền thuyết Dƣơng Thái Hậu mọi ngƣời hết sức xúc động và đau xót trƣớc chi tiết Dƣơng Thái Hậu biết tin Đế Bính đã chết, bèn khóc than rằng: “Ta từ ngàn dặm xa xôi đến đây, cũng là vì cốt nhục của nhà Triệu, hôm nay chết rồi, ta còn sống đƣợc nữa ƣ?”. Nói rồi cũng nhảy xuống biển tử tự. Hôm sau trên biển nổi lên hơn 100 nghìn thi thể. Rõ ràng là theo sự lƣu truyền của truyền thuyết, Dƣơng Thái Hậu đã biến thành vị thần tối cao có sức mạnh huyền diệu, đƣợc dân làng tin tƣởng và phụng thờ theo cách riêng của làng mình. Chính truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu và sau đó là thần tích đã tạo một cơ sở hết sức quan trọng để nảy nở, ổn định hóa lễ hội về Dƣơng Thái Hậu.

Truyền thuyết và thần tích ca ngợi, miêu tả Dƣơng Thái Hậu và những công lao của bà với dân, với nƣớc đã có tác dụng củng cố lòng tự hào dân tộc trong nhân dân. Truyền rằng, vì sự thành kính đối với Dƣơng Thái Hậu, con cháu họ Triệu đã chọn ngày sinh của Dƣơng Thái Hậu làm ngày mở hội, họ còn “mở hội trộm” trong thời kỳ nhà Nguyên và những thời kỳ không thể mở hội công khai.

So với truyền thuyết, với tƣ cách là một tác phẩm văn học, trong việc phản ánh Dƣơng Thái Hậu, lễ hội có một số ƣu thế mà truyền thuyết không có. Lễ hội “Quốc Mẫu đản” đƣợc tổ chức tại điện Mẫu, là nơi cố cung cuối cùng của nhà Nam Tống, ở đây có thể thăm viếng những di tích cũ, đứng trên cao nhìn ra biển để có đƣợc những cảm nhận về chiến trƣờng xƣa, về nơi diệt vong của một vƣơng triều, hình ảnh bi tráng “trên biển nổi lên hơn 100 nghìn thi thể” nhƣ đang hiện ra trƣớc mắt, tinh thần ái quốc, chủ nghĩa dân tộc sẽ tác động trực tiếp, đến đông đảo dân chúng thông qua những trải nhiệm này.

Trong lễ hội “Quốc Mẫu đản”, con cháu họ Triệu tụ tập tại điện Quốc Mẫu. Trong số đó có một phần không ít con cháu họ Triệu xa quê hƣơng, có thành tựu nổi bật, có cống hiến lớn trong và ngoại nƣớc. Những ngƣời này không thể nào quên đƣợc tổ tiên của mình nên họ từ mọi miền trên thế giới tìm về nơi gốc gác, thăm viếng tổ tiên và thể hiện tình cảm ruột thịt với bà con các làng hoàng tộc. Sự giao lƣu tình cảm của những hậu duệ hoàng tộc đã tăng cƣờng tình cảm của những con cháu đối với một vị mẫu thân chung của họ.

Ngoài ra, có nhiều thành tố văn nghệ đƣợc lồng ghép vào trong hoạt động của lễ hội, những yếu tố này cho thấy xu hƣớng vƣơn tới cái đẹp của những lễ hội này. Tiếng trống hội náo nức, rộn ràng. Những lời chúc tụng và bài văn tế với lời văn thống thiết, tao nhã, lúc hùng hồn, lúc lâm ly để khi đọc lên ngƣời nghe phải xúc động, ngƣời dự hội nhƣ bị cảm hóa. Những bài hát, điệu múa đã tạo ra không khí tƣng bừng náo nhiệt. Múa sử tử tiêu biểu cho văn hóa truyền thống của tỉnh Quảng Đông, trong lễ hội “Quốc Mẫu đản” nó đã trở thành một hoạt động biểu diễn văn nghệ không thể thiếu. Văn hóa địa phƣơng Quảng Đông đã kết hợp hài hòa với sự tôn kính Dƣơng Thái hậu của cộng đồng Quảng Đông. Những diễn viên tham dự lễ hội, mặc trang

phục nhà Tống, vừa đẹp vừa trang nghiêm, đồ tế khí nhƣ hƣơng án, mâm, tƣợng thần, hoành phi, câu đối, long kiệu… khá nhiều và đẹp mắt.

Chính nhờ môi trƣờng hội, sự tham gia của đông đảo dân chúng, nhờ sự góp mặt đồng bộ của nhiều thành tố có tính nghệ thuật, đã làm cho ngƣời dân dễ dàng hòa nhập vào không khí lễ hội, tự mình hoàn thiện về mặt đạo đức, phẩm hạnh, ghi nhớ sâu sắc hơn hành trạng của Dƣơng Thái Hậu. Ở họ vừa có niềm hân hoan trƣớc cộng đồng, vừa có niềm thành kính thiêng liêng đối với quá khứ, đối với Dƣơng Thái Hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)