Một số khác biệt giữa lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) với lễ hội về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 61 - 66)

1.1 .Khái niệm truyền thuyết

2.4. Một số tƣơng đồng và khác biệt giữa lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà

2.4.2. Một số khác biệt giữa lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) với lễ hội về

Nội) với lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)

2.4.2.1. Thời gian tổ chức lễ hội

Nhƣ trên đã nói, lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu đƣợc tổ chức vào ngày 27 tháng 4 Âm lịch hàng năm là ngày sinh của Dƣơng Thái Hậu, thời gian kéo dài rất ngắn gọn, thƣờng là nửa ngày đã kết thúc các chƣơng trình. Còn lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ đƣợc tổ chức vào mồng 1

đến mồng 10 tháng 2 Âm lịch, thời gian kéo dài trong vòng 10 ngày, trong đó mồng 4, mồng 5 và mồng 6 là ngày chính. Nhƣ vây, lễ hội ở đền Lộ (Hà Nội) có thời gian dài hơn lễ hội ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc).

2.4.2.2. Địa điểm tổ chức lễ hội

Địa điểm tổ chức lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu chỉ diễn ra tại điện Mẫu. Địa điểm tổ chức lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ thì liên quan đến một không gian khá rộng bao gồm 3 địa điểm trên bờ là đền Lộ, đền Quan, chùa Đại Lộ và một địa điểm dƣới sông Hồng. Có thể nói nét đặc sắc lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng đƣợc thể hiện chính là ở không gian sông nƣớc. Bến sông Hồng, nơi diễn ra nghi lễ rƣớc nƣớc thiêng truyền thống vẫn gợi nhớ một truyền thuyết dân gian bản địa ly kỳ, hấp dẫn kể về Tứ Vị Thánh Nƣơng giúp dân đắp đê.

2.4.2.3. Những ngƣời tham gia lễ hội

Ngoài những ngƣời quan tâm nhiệt tình và một số du khách, những ngƣời tham dự lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu phần lớn là những con cháu họ Triệu sống ở các làng xung quanh và từ thập phƣơng về để tìm gốc tích của mình. Ở làng Lộ đến nay không còn ngƣời Hoa nào sinh sống, lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ chủ yếu là do dân làng Lộ tổ chức. Phần nhiều ngƣời làng hiểu mơ hồ về lai lịch Tứ Vị Thánh Nƣơng, họ chỉ biết rằng các vị nữ thần mà làng họ thờ rất thiêng có khả năng phù trợ cho những cầu mong của họ.

2.4.2.4. Các nghi thức tổ chức lễ hội

Đối sánh với lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu, chƣơng trình lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ đƣợc giữ rất trọn vẹn, chủ yếu gồm: rƣớc kiệu, rƣớc sắc phong và rƣớc nƣớc. Ngoài ra, lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ còn có nhà sƣ ở chùa làm lễ và có cả hoạt động hầu đồng. Lễ hội ở điện Mẫu không có nghi thức đám rƣớc long trọng nhƣ lễ hội đền Lộ, đƣợc

diễn ra một cách ngắn gọn và tự do hóa, ban tổ chức chỉ đóng vai trò chức năng dẫn dắt và khai hội, còn phần chính là dân làng tự tổ chức, mang những lễ vật gì, cầu xin về gì, xuất phát từ mấy giờ đều do dân làng tự quyết định trong một phạm vi không – thời gian nhất định. Các nghi thức chủ yếu của lễ hội ở điện Mẫu không ngoài lề những hoạt động tế lễ bình thƣờng là dâng hƣơng, cúng bái, và đốt đồ mã lễ vật.

2.4.2.5. Nội dung tƣ tƣởng

Lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu đề cao Dƣơng Thái Hậu là một vị Hoàng hậu đại diện cho tầng cấp vua quan của xã hội phong kiến, thể hiện tinh thần yêu nƣớc của dân tộc trƣớc họa ngoại xâm. Còn Dƣơng Thái Hậu khi sang Việt Nam đã thay đổi vai trò để trở thành một vị thủy thần bảo trợ cho ngƣời dân, cụ thể ở đền Lộ đó là một vị phúc thần mang màu sắc của một vị thần nông nghiệp, bảo trợ cho những ngƣời sản xuất nông nghiệp, gắn liền với công đức ngăn lũ lụt, mang nƣớc đến cho cƣ dân, trừ ôn dịch gãy tai ƣơng, bệnh tật, khó khăn, bất trắc. Nhƣ vậy, xu hƣớng từ chỗ nguyên gốc ở Trung Hoa truyền sang Việt Nam đƣợc ngƣời dân Việt Nam cảm phục việc làm trung quân ái quốc, đã tiếp nhận sự liêng thiêng của vị thần và ngƣời dân vùng Lộ đã đẩy vị thần này trở thành phúc thần cứu khổ cứu nạn.

2.4.3. Nhận xét

Lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ đều thờ vị thần có nguồn gốc từ truyền thuyết là Dƣơng Thái Hậu và đều mang những đặc trƣng chung của một lễ hội ca ngợi nhân vật anh hùng có công với dân trong lịch sử. Lễ hội về Dƣơng Thái Hậu và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng đều đã có lịch sử lâu đời, từ rất nhiều năm trƣớc đã đƣợc đông đảo dân chúng ƣa thích, tham gia. Lễ hội về Dƣơng Thái Hậu và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng đều là sự kết tinh của hoạt động văn hóa làng xã, hƣớng về một sự tốt đẹp, may mắn mà ngày thƣờng không thể có.

Sự thay đổi của lịch sử và từ nhu cầu tâm linh của cƣ dân mỗi vùng, lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng đƣợc nuôi dƣỡng, bảo tồn trong một không gian tín ngƣỡng mới, so với lễ hội về Dƣơng Thái Hậu, nó đã kết hợp nhiều lớp văn hóa và mang thêm màu sắc cũng nhƣ ý nghĩa mới.

Những hoạt động của lễ hội đền Lộ lan tỏa đến đền Quan, chùa, đã phản ánh vai trò của nhà Nho dƣới thời phong kiến và vai trò của Phật giáo trong tín ngƣỡng dân gian bản địa. Giáo sƣ Trần Lâm Biền trong “Bài nói chuyện của giáo sƣ với nhân dân thôn Đại Lộ” đã nói: “Đền Lộ là một hệ thống chứ không phải chỉ riêng một đền và các đền đều nổi tiếng cả. Đền Đại Lộ đã có tên trong sách vở từ xƣa… Vào thế kỷ 17, khi chế độ Nho giáo, chế độ quân chủ chuyên chế bị suy đồi, vua quan mất uy tín, triều đình đi tìm các di tích đƣợc dân chúng tôn sùng mà tham gia vào đó, nhƣ vậy, khi nhân dân tôn sùng di tích và các anh hùng, họ sẽ tôn sùng luôn cả nhà vua và triều đình. Chính vì vậy, vào thời kỳ đó, các sự tích đã bị phân định lại. Ngƣời phân định lại sự tích của Đền Lộ là ông Nguyễn Bính, một ông quan rất lớn ở bộ lễ của triều đình nhà Lê Trung Hƣng. Ông đã chia Tứ Vị Thánh Nƣơng vào trong Đền Lộ này và mặc nhiên lịch sử Đền Lộ chỉ còn có 700 năm thôi. Thực ra, việc thờ Bà Chúa Nƣớc ở Đền Lộ đã có khoảng 2000 năm, đó là khoảng thời gian ngƣời Việt Nam bắt đầu đi xuống khai phá đồng bằng Bắc Bộ và đã thờ Thần Đất, Thần Nƣớc” [10]. Còn Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, đƣợc coi là quốc giáo, ảnh hƣởng đến cuộc sống văn hóa của ngƣời dân đƣơng thời.

Lễ rƣớc sắc phong trong lễ hội đền Lộ đã thể hiện tƣ tƣởng quân chủ thời đại phong kiến, đề cao đƣợc uy linh của vị thần dƣới sự cai trị của nhà vua: Nhà vua không chỉ cai quản thần dân đang sống mà nhà vua còn cai quản cả các vị thần trong lãnh thổ ông ta cai trị.

Lễ rƣớc cấp thủy/rƣớc nƣớc trên sông Hồng là sự kiện lễ hội nổi bật nhất, hấp dẫn nhất của lễ hội Tứ Vị Thánh Nƣơng mà ở lễ hội Dƣơng Thái Hậu không có. Lễ rƣớc nƣớc là một lễ thức vốn có ở một số lễ hội cổ Việt Nam, nhất là ở những lễ hội dựa trên cơ sở nền kinh tế, nền văn minh nông nghiệp lúa nƣớc. Qua bao phen bể dâu biến cải, vàng đá phôi pha, lễ thức này vẫn là sự biểu hiện sinh hoạt văn hoá - tâm linh sống động, đặc sắc của các cộng đồng cƣ dân nông nghiệp ở nhiều nơi, nhất là vùng Châu thổ sông Hồng.

Lễ rƣớc nƣớc ở lễ hội Tứ Vị Thánh Nƣơng hàng năm biểu hiện một mối quan hệ mật thiết, hữu cơ giữa quá khứ, hiện tại và tƣơng lai của cả cộng đồng lớn, bao hàm đƣợc những yếu tố: Linh khí sông Hồng, tâm thức dân gian về cội nguồn đất nƣớc, dân tộc theo đạo lý “Uống nƣớc nhớ nguồn”.

Tóm lại, Lễ hội về Dƣơng Thái Hậu chủ yếu chạy theo một tuyến, có tính chất tƣởng niệm, thuần tính nhằm hƣớng đến tôn vinh đối với Quốc Mẫu. Lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng là sự hỗn dung của nhiều sắc thái văn hóa ở nhiều thời đại lịch sử khác nhau, đã hội tụ lại những việc rƣớc nƣớc, rƣớc sắc phong, nhà sƣ làm lễ, hầu đồng v.v và lấy nhân vật thờ trung tâm là Tứ Vị Thánh Nƣơng làm điểm kết nối, tỏa sáng các sinh hoạt văn hóa dân tộc.

CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ CỦA TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI VỀ TỨ VỊ THÁNH NƢƠNG Ở ĐỀN LỘ (HÀ NỘI) QUA ĐỐI SÁNH VỚI GIÁ TRỊ CỦA TRUYỀN THUYẾT VÀ LỄ HỘI VỀ DƢƠNG THÁI HẬU Ở

ĐIỆN MẪU (TÂN HỘI, TRUNG QUỐC)

3.1. Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) và mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)