Một số tƣơng đồng và khác biệt giữa truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 35)

1.1 .Khái niệm truyền thuyết

1.4. Một số tƣơng đồng và khác biệt giữa truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền

Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) với truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)

1.4.1. Một số tƣơng đồng giữa truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) với truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)

1.4.1.1.Bối cảnh lịch sử

Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) và truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc) đều bắt nguồn từ sự kiện lịch sử Nam Tống bị diệt vong, Thái Hậu nhảy xuống biển tự vẫn, lấy sự kiện này làm cốt lõi để hƣ cấu.

1.4.1.2. Nhân vật trung tâm

Nhân vật chính trong truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) và trong truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc) đều lấy nguyên mẫu là Thái Hậu cuối đời nhà Nam Tống – mẹ của Tống Đế Bính làm cốt lõi để xây dựng nhân vật.

1.4.1.3. Tính dân tộc

Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) và truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc) đều mang tính dân tộc đậm đặc. Chủ nghĩa ái quốc và tinh thần dân tộc đƣợc ca ngợi trong truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu cũng đƣợc thể hiện trong truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng. Sở dĩ Tứ Vị Thánh Nƣơng là thần nƣớc ngoài vẫn đƣợc dân chúng Việt Nam thờ phụng, ngƣỡng kính, đƣợc các triều đại Việt Nam phong tặng sắc phong, coi là Thƣợng đẳng thần là vì nhân vật lịch sử của Trung Quốc này có khí tiết đáng trân trọng và cái chết bi tráng

của Thái Hậu đã thể hiện một nền tảng đạo đức phù hợp với bản chất và truyền thống nhân văn của dân tộc Việt.

1.4.1.4. Tính địa phƣơng

Trong những truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) và truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc) bao gồm những chi tiết liên quan đến tập tục, phong vật địa phƣơng. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ đã giải thích nguồn gốc tục thờ Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ, sự trợ giúp của các vị thần trong đắp đê chống lũ lụt sông Hồng, bảo vệ mùa màng; truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu cũng giải thích lai lịch của Điện Mẫu, đặc điểm của đặc sản bản địa là cây quất Tân Hội và món ăn đặc sắc bản địa là ngỗng quay Cổ Tỉnh. Những truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ và truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu đều đã thể hiện tình cảm đằm thắm của ngƣời dân đối với quê hƣơng mình, đã nhấn mạnh sự đồng cảm trong văn hóa dân tộc.

1.4.2. Một số khác biệt giữa truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) với truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân đền Lộ (Hà Nội) với truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)

1.4.2.1. Số lƣợng nhân vật và nhân thân của họ

Hiển nhiên, trong truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu, số lƣợng thần linh chỉ có duy nhất một vị chính là Dƣơng Thái Hậu, còn truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ thì có bốn vị thần, là Thái Hậu họ Triệu tên là Đoan cùng ba vị công chúa. Nhƣ trên đã nhắc đến, truyền thuyết này ở bên Việt Nam cũng không phải ngay từ đầu đã có bốn vị thần, trong

Đại Việt sử ký toàn thư, số lƣợng nhân vật chỉ có một, sau đó dần dần diễn biến thành ba, hiện nay đã ổn định là “tứ vị”.

1.4.2.2. Cốt truyện

Truyền thuyết Dƣơng Thái Hậu chịu ảnh hƣởng của thần tích, thần sắc kể về cuộc đời của Dƣơng Thái Hậu trong thời kỳ từ Nam Tống chạy nạn sang Quảng Đông đến Nam Tống bị diệt vong tại Nhai Hải. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ cũng nhắc đến thời kỳ lịch sử này, nhƣng chỉ là để chỉ rõ lai lịch của Tứ Vị Thánh Nƣơng. Truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nƣơng chủ yếu kể về những việc sau sự kiện lịch sử này, tức kể về những chuyện sau khi Dƣơng Thái Hậu chết, nói về sự hiển linh của các vị nữ thần đối với một số việc của vua chúa và ngƣời dân ở Việt Nam.

1.4.2.3. Kết cấu

Truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu chủ yếu tái hiện lại lịch sử trận hải chiến Nhai Môn giữa quân Tống và quân Nguyên, cao trào của truyền thuyết là Dƣơng Thái Hậu tự vẫn vì nƣớc. Kết cấu truyền thuyết gần giống nhƣ chính sử, ít tính kỳ ảo. Trong truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng, trận hải chiến này chỉ là nền cho sự phát triển các tình tiết xảy ra ở Việt Nam. Các chi tiết đƣợc đắp bồi là: chi tiết “thi thể trôi dạt đến Việt Nam”, chi tiết “mặt mũi vẫn xinh tƣơi nhƣ khi còn sống, dân địa phƣơng lập đền thờ”, chi tiết “ngôi sao lớn rơi xuống biển”, chi tiết “âm phù Trần Anh Tông, Lê Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành”, chi tiết “phù hộ cho ngƣ dân và lữ khách”, chi tiết “phù hộ ngƣời dân vùng đền Lộ đắp đê trị thủy”.

Truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ đối sánh với truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu, tình tiết đa dạng, phong phú hơn, yếu tố thần kỳ, yếu tố tƣởng tƣợng nhiều hơn, các chi tiết đƣợc lắp ghép, xâu chuỗi thành một câu chuyện có đầu, có đuôi mang đặc điểm văn hóa Việt.

1.4.2.4. Danh hiệu và chức năng của thần

Trong truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu, Dƣơng Thái Hậu sau khi hy sinh đƣợc ngƣời dân tôn sùng là “Quốc Mẫu”, là một vị thần đa chức năng, có thể cai quản tất cả mọi việc của cõi trần, âm phù Quốc thái dân an, mƣa thuận gió hòa, gia đình hạnh phúc, làm ăn phát đạt… dân muốn cầu khẩn gì đều có thể cầu khẩn bà. Với danh hiệu là “Tứ Vị Thánh Nƣơng”, theo truyền thuyết ở đền Lộ, các vị thần này vốn là thần biển, sau đó đã mở rộng uy thế đến vùng sông Hồng Bắc Bộ, phát huy chức năng của thủy thần, âm phù ngƣời dân cứu đê trị thủy.

1.4.2.5. Chủ đề và tƣ tƣởng

Chủ đề của truyền thuyết Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu là Dƣơng Thái Hậu hy sinh vì nƣớc, chủ đề của truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ thì đã thay đổi hẳn là: Thần biển hiển linh trị thủy.

Tƣ tƣởng đƣợc phản ánh trong truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu là hoài niệm đau xót về sự bại vong của vƣơng triều, niềm nhớ tiếc quá khứ trong lòng của ngƣời dân đối với Dƣơng Thái Hậu, đồng thời truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ca ngợi tinh thần trung quân báo quốc, thể hiện chủ nghĩa ái quốc và tinh thần dân tộc, phản ánh niềm tự hào của dân tộc, của địa phƣơng. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ dù cũng có thể hiện đồng cảm dân tộc về tƣ tƣởng trung quân báo quốc, nhƣng truyền thuyết đƣợc hình thành ở một vùng đất xa nơi xảy ra sự kiện lịch sử, với một môi trƣờng chính trị khác, đã dần dần trở thành công cụ cho giai cấp phong kiến thống trị Việt Nam. Nhƣ trên đã nói, giai cấp phong kiến Việt Nam trong quá trình thực hiện hoạt động nam chinh đã có đƣợc sự phù trợ từ những vị thần linh Trung Quốc và đề cao uy quyền nhà vua ban phong xếp hạng các vị thần phù trợ cho nhà nƣớc phong kiến. Vì vậy, truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ đã gửi gắm tƣ tƣởng và mục đích của giai cấp thống trị

phong kiến. Còn với ngƣời dân, họ không quan tâm nhiều lắm, nếu có thì, họ cũng đã quên xuất thân, gốc gác của vị thần đó là Việt hay Hoa từ rất lâu rồi. Với họ, vị thần nào họ cho là liêng thiêng thì họ gửi gắm niềm tin vào sự âm phù đó và họ sẽ ngƣỡng mộ, chiêm bái và thờ phụng. Vì vậy, truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ không những phản ánh tƣ tƣởng của giai cấp phong kiến thống trị của Việt Nam, mà còn phản ánh quan niệm của ngƣời dân về thế giới tâm linh trong quan hệ với cuộc sống thực tiễn của ngƣời dân. Đồng thời cũng có thể nói, đối sánh với truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu, truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nƣơng mang tính công lợi rõ rệt hơn.

1.4.3. Nhận xét

Mặc dù thời gian ra đời khái niệm truyền thuyết Việt Nam và Trung Quốc khác nhau, cách tiếp nhận về thể loại truyền thuyết của giới nghiên cứu hai nƣớc Trung Quốc và Việt Nam cơ bản là tƣơng đồng. Họ đều nhấn mạnh truyền thuyết bám sát với lịch sử, đồng thời mang yếu tố hƣ cấu, thần kì. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) và truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc) đều thể hiện đặc trƣng thể loại truyền thuyết.

Thông qua so sánh truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) với truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc), chúng tôi thấy mặc dù đã trải qua bao đời, truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ vẫn giữ đƣợc rất nhiều yếu tố cội nguồn cho chúng ta biết đƣợc nguồn gốc truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội) xuất phát từ Trung Quốc, cùng nguồn với truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc). Tuy nhiên, theo sự thay đổi của thời gian và không gian, truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (nơi thờ phát sinh) đã trải qua nhiều biến thiên, đã chồng chất lên nó nhiều lớp văn

hóa khác nhau và có thêm các chức năng mới, đáp ứng nhu cầu của cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc ở đồng bằng Bắc Bộ.

Truyền thuyết từ Trung Quốc đƣợc truyền bá sang Việt Nam chủ yếu bằng phƣơng thức truyền miệng, vậy nên những truyền thuyết đó thực sự khó tránh khỏi sẽ bị biến đổi, vì vậy khác biệt của số lƣợng và nhân thân của nhân vật trong những truyền thuyết này là chuyện bình thƣờng thể hiện tính dị bản của văn học dân gian.

Có thể nói “Quốc Mẫu” diễn biến thành “thần biển, thần nƣớc”, đã tạo nên một điểm khác biệt nổi bật nhất giữa truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu và truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ. Trong tâm thức ngƣời dân vùng Quảng Đông, Trung Quốc, Dƣơng Thái Hậu là một vị Hoàng hậu có nhiều đức tính cao cả, là mẹ của vua, là “Nhất Quốc Chi Mẫu”, vì vậy bà có một vị trí tối cao trong lòng dân. Ngƣời dân coi bà là một vị nữ thần tôn nghiêm, tối cao và thiêng liêng nhất. Tứ Vị Thánh Nƣơng với tƣ cách là Hoàng hậu và ba công chúa của Trung Quốc, khi sang đến Việt Nam ắt hẳn không thể nào trở thành thần linh có thần quyền tối cao nhƣ ở bên Trung Quốc.

Truyền thuyết về Dƣơng Thái Hậu và truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng đều hƣớng tới xu hƣớng địa phƣơng hóa. Ở vùng Tân Hội, lai lịch điện Mẫu, cây quất đặc sản bản địa và ngỗng quay Cổ Tỉnh đều gắn với truyền thuyết Dƣơng Thái Hậu. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng thì thông qua càng nhiều tình tiết hết sức phong phú, ly kỳ, hấp dẫn nhƣ sự xuất hiện con rắn trắng, những vật thờ Tứ Vị Thánh Nƣơng trong cuộc cứu đê trị thủy của dân làng Đại Lộ chứng tỏ tiến trình địa phƣơng hóa, bản địa hóa của truyền thuyết.

CHƢƠNG 2. LỄ HỘI VỀ TỨ VỊ THÁNH NƢƠNG Ở ĐỀN LỘ (HÀ NỘI) QUA ĐỐI SÁNH VỚI LỄ HỘI VỀ DƢƠNG THÁI HẬU Ở ĐIỆN

MẪU (TÂN HỘI, TRUNG QUỐC) 2.1. Khái niệm lễ hội

2.1.1. Khái niệm lễ hội theo học giả Việt Nam

Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian phổ biến ở Việt Nam. Nó ra đời từ rất sớm và đã tồn tại, phát triển qua nhiều thời đại.

Tuy vậy, cho đến nay cái tên gọi đích thực của nó vẫn chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu định danh một cách thống nhất. Ngƣời này gọi là “lễ hội”; ngƣời kia gọi là “hội lễ”. Có ngƣời lại gọi là “hội hè” hay “hội hè đình dám” v.v…

Giới nghiên cứu lễ hội ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỉ trƣớc đã đƣa vào trong các công trình nghiên cứu của họ hai thuật ngữ “lễ hội” và “hội lễ”. Năm 1993, tại Hà Nội, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại”, có 34 bài phát biểu và báo cáo khoa học trình bày tại hội thảo này. Phát biểu tổng kết Hội thảo, GS.PTS. Lê Hữu Tầng gói lại vấn đề trên: “Các đại biểu đã đề cập đến nhiều yếu tố khác nhau cấu thành hội lễ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến hai yếu tố cơ bản của nó là hộilễ. Nhƣng hội

là chính hay lễ là chính? Một số học giả cho rằng hội là chính. Số khác cho rằng lễ là chính. Ngƣời coi hội là chính thì khẳng định phải gọi là hiện tƣợng đang đƣợc xét là hội lễ mới đúng. Ngƣời coi lễ là chính lại khẳng định ngƣợc lại: phải gọi nó là lễ hội mới đúng. Cũng có ý kiến cho rằng lễhội

là hai yếu tố giữ hai trò then chốt, tạo nên cốt lõi của hội lễ. Thiếu một trong hai yếu tố đó thì hội lễ sẽ không còn là hội lễ nữa. Vì vậy, có thể gọi nó là

hội lễ hay lễ hội đều đƣợc…” [24, tr. 297]. Sau Hội thảo này, phần nhiều các bài viết thiên về cách gọi là lễ hội.

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra nhiều định nghĩa về lễ hội. Giáo sƣ Vũ Ngọc Khánh cho rằng: “Lễ hội, cũng gọi là hội lễ, là hình thức sinh hoạt văn hóa xã hội của một tập thể, một tổ chức thuộc giới, nghề, ngành hoặc tôn giáo trong phạm vi một địa phƣơng hoặc trong cả nƣớc” [18, tr. 79].

Giáo sƣ Đinh Gia Khánh bày tỏ quan điểm: “Trƣớc hết phải nói rằng hội lễ là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng tất yếu nảy sinh trong xã hội loài ngƣời trên cơ sở một nhu cầu không thể không thỏa mãn của con ngƣời sống thành xã hội. Hội lễ đã nảy sinh trong xã hội thị tộc, bộ lạc tức là dƣới chế độ cộng sản nguyên thủy và sẽ còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng của xã hội cộng sản văn minh sau này” [17, tr. 172].

Nhóm tác giả viết cuốn sách: Cơ sở văn hóa Việt Nam luận giải thời điểm ra đời lễ hội: “Cƣ dân Việt và cƣ dân các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam là những cƣ dân nông nghiệp sống bằng nghề trồng lúa nƣớc. Vòng quay của thiên nhiên và mùa vụ tạo ra trong họ những nhu cầu tâm linh. Khoảng thời gian nghỉ ngơi này là dịp để ngƣời dân vừa cảm ơn thần linh đã phù hộ cho một mùa màng đã qua, vừa cầu xin thần linh phù hộ cho một mùa màng sắp tới. Dần dà, biến thiên thời gian đã lắng đọng nhiều phù sa văn hóa trong lễ hội. Sinh hoạt văn hóa ấy của cƣ dân đƣợc gọi là lễ hội” [48, tr. 97].

Thạc sĩ Phạm Vũ Dũng cho rằng: “Lễ hội (hay hội lễ) là một sinh hoạt văn hóa dân gian nguyên hợp mang tính cộng đồng cao của nông dân hay thị dân, diễn ra trong những chu kỳ không – thời gian nhất định để làm những nghi thức về nhân vật đƣợc sùng bái, để tỏ rõ những ƣớc vọng, để vui chơi trong tinh thần cộng mệnh và cộng cảm” [15, tr. 216].

Nếu lấy thời điểm tháng 8/1945 làm mốc, chúng ta dễ nhận ra rằng, những lễ hội hình thành trƣớc đó, đại đa số gắn bó với làng xã vùng nông thôn, nông nghiệp, nông dân, những ngƣ dân và thợ thủ cộng, đƣợc gọi là lễ

hội cổ truyền, lễ hội truyền thống. Sau năm 1945, lễ hội ở Việt Nam tiếp tục dòng chảy của các lễ hội truyền thống mà giáo sƣ Đinh Gia Khánh – nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng, nó: “là những hiện tƣợng còn sống sót của quá khứ” và “Nếu ngƣời ta, nếu dân chúng còn tin vào nó thì nó sẽ không chỉ đơn thuần là một hiện tƣợng đang sống sót mà đã trở thành, phải trở thành một hiện tƣợng đang tái sinh” [16, tr. 30]. Đồng thời trong xã hội,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)