Tiến trình tổ chức lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 50 - 53)

1.1 .Khái niệm truyền thuyết

2.2. Lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu (Tân Hội, Trung Quốc)

2.2.2. Tiến trình tổ chức lễ hội

Nhƣ trên đã nói, triều đình nhà Minh sau khi xây xong điện Mẫu, cho “tế lễ nhƣ tế vua chúa các đời”. Bắt đầu từ năm 1500, hàng năm các đời tri huyện nhà Minh ở Tân Hội đều dẫn đầu các quan chức bản địa đến điện và tổ chức lễ hội long trọng.

Trải qua nhiều triều đại, điện Mẫu đã nhiều lần đƣợc trùng tu, tôn tạo. Qua những thăng trầm và biến thiên của lịch sử, điện cũng nhiều lần bị hƣ hại, xuống cấp nghiêm trọng. Nay đang dần đƣợc phục hội. Lễ hội về Dƣơng Thái Hậu ở điện Mẫu ngày nay đã đƣợc phục hồi và trở thành sự kiện văn hóa tín ngƣỡng tiêu biểu của Tân Hội.

Năm 2007 là năm khởi đầu của việc khôi phục lễ hội điện Mẫu, một lễ hội kỷ niệm 764 năm ngày đản sinh của Dƣơng Thái Hậu đã bị lãng quên trong 64 năm nay lại đƣợc tái dựng. Lễ hội đã thu hút những con cháu họ Triệu và hậu duệ của các quân thần Nam Tống đến từ các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây, Hồng Kông, Đài Loan, Macao. Ngoài ra còn có sự tham gia của những đại biểu và quần chúng các làng hoàng tộc bản địa, những ngƣời quan tâm và du khách. Ƣớc tính có gần 10000 ngƣời cùng tham dự, đó là một lễ hội quy mô lớn nhất, số lƣợng ngƣời đông nhất trong gần trăm năm nay ở vùng này.

Trong lễ hội này, những nghi thức tế lễ truyền thống đã tồn tại hơn 500

năm trƣớc nhƣ Vua Tống tế Thiên , Nhai Môn tế Tỷ (cái ấn của

vua) , quần chúng cùng tế v.v… đƣợc tái hiện lại. Vua

Tống tế Thiên là một trong những nghi thức hấp dẫn nhất. Những diễn viên mặc trang phục nhà Tống đẹp đẽ tùy theo vị trí vai đóng của mình. Trƣớc hết, diễn viên đóng vai vua Tống dẫn đội hình rất long trọng gồm các Thừa

tƣớng, đại tƣớng, lính, cung nữ, văn võ bách quan đi vào quảng trƣờng Hào Khí. Quan tế chính là Tể tƣớng kính cẩn đọc văn tế. Đọc xong Hoàng đế dâng hƣơng tế trời, dẫn đầu văn võ bách quan cúng tế, cầu mong Quốc thái dân an, bốn biển thăng bình. Sau đó Hoàng đế đích thân dâng rƣợu tế trời. Tế xong, ngƣời ta bố trí mô hình hai con rồng dài 150 mét uốn lƣợn uy phong trên không, cùng mô hình quân đội là các loài tôm, cua, cá cũng đi lại giữa quần chúng du khách. Cuối cùng Hoàng đế dẫn đầu vứt đồng tiền đến tỷ lớn đƣợc bày trong quảng trƣờng, đó là nghi thức tế tỷ. Sau đó quần chúng cùng tế, cầu mong sức khoẻ, làm ăn phát đạt.

Ngoài tái hiện lại nghi thức truyền thống, rất nhiều trò diễn nghệ thuật dân gian đặc sắc của địa phƣơng đƣợc diễn ra phong phú, đa dạng. Đội “la trống bát âm” Cổ Tỉnh, Tân Hội thể hiện đặc sắc văn hoá địa phƣơng đệm đàn cho lễ tế bằng nhạc cổ. Bát âm đƣợc tổ hợp do tám loại nhạc cụ nhƣ:

bào , thổ , cách , mộc , thạch , kim , ty , trúc . Buổi

biểu diễn âm nhạc cần hơn chục ngƣời đánh đàn cùng lúc, khi diễn, âm thanh của tiếng đàn hết sức hùng tráng. “La trống bát âm” vốn là âm nhạc hoàng gia, sau khi nhà Tống mất, “la trống bát âm” đã đƣợc hậu duệ hoàng gia ẩn dật lƣu truyền trong dân gian.

“Phù Thạch phiêu sắc”1 là một nghệ thuật dân gian nổi tiếng

của làng Phù Thạch cũng có mặt tại lễ hội. Làng Phù Thạch tự coi mình là hậu duệ của hoàng tộc nhà Tống, làng này đã có lịch sử hơn 600 năm, kế thừa nghệ thuật phiêu sắc từ xƣa đến nay. Sau khi tế lễ, 4 ngƣời trai tráng mặc trang phục võ sĩ cổ đại khiêng hai tủ sắc lên, mỗi tủ hai trẻ con dƣới 10 tuổi đƣợc gọi là “sắc trai”, “sắc gái” đóng vai trong vở kịch đƣợc biểu diễn trên tủ, họ mặc trang phục có màu sắc tƣơi sáng, rất đáng yêu, sống động.

1 Phiêu sắc là một loại nghệ thuật dân gian cổ xƣa của ngƣời Trung Quốc. Khi biểu diễn, diễn viên biểu diễn trên một ống thép đƣợc thiết kế độc dáo, giống nhƣ hoàn toàn “phiêu” trên không mà chẳng có chỗ

Trên tủ có một ống thép để đỡ cho diễn viên đƣợc gọi là sắc giá. Diễn viên biểu diễn dƣới giá sắc, đƣợc gọi là hạ sắc, diễn trên giá sắc đƣợc gọi là

thƣợng sắc, hoặc gọi là “Phiêu” . Từ góc nhìn của khán giả, ngƣời biểu

diễn thƣợng sắc hoàn toàn không có chỗ dựa, bay múa trên không, hết sức kỳ diệu. Hai tủ sắc đã lần lƣợt biểu diễn hai tiết mục kinh điển là “Thƣờng Nga bôn nguyệt” và “Triệu Tử Long cứu A Đấu”, rất hấp dẫn.

Từ năm 2007 đến nay, lễ hội “Quốc Mẫu đản” đã đƣợc khôi phục lại 5 năm. Việc tổ chức lễ hội đã có biến thiên, hình thức biểu hiện không bị ràng buộc nhƣ xƣa, có thể mỗi năm một kiểu theo quyết định của ban tổ chức, ngày càng mang đặc trƣng giản lƣợc và hiện đại hóa.

Chúng tôi lấy lễ hội năm 2011 là năm gần đây nhất khôi phục lễ hội điện Mẫu cho thấy điều này. Lễ hội đƣợc mở chính thức vào 9 giờ sáng. Từ sáng sớm, con cháu họ Triệu ở khắp nơi đã mang đồ lễ rất phong phú kéo đến chính điện Mẫu làm lễ tế trƣớc khi ban tổ chức tiến hành các nghi thức. Mỗi làng, mỗi nơi tổ chức tế lễ theo cách riêng của mình. Có làng mọi ngƣời mặc đồng phục, áo đeo huy chƣơng có chữ “Triệu”, có làng múa cờ to có chữ “Triệu” hoặc chữ “Dƣơng”, có làng đánh trồng gõ la… Họ đi vào điện bày các loại lễ vật, cúng bái tƣợng Quốc Mẫu, sau đó tới sờ tƣợng để cảm nhận tiên khí và phúc khí, hành hƣơng và bỏ tiền công đức. Các loại thịt, bánh kẹo, hoa quả... kể cả loại bánh sinh nhật kiểu phƣơng Tây có kích thƣớc lớn cũng đƣợc bày trong sân trƣớc điện, mọi ngƣời trong sân thành kính cầu khẩn. Sau đó họ xếp hàng để đánh trống đƣợc bày ở trƣớc điện.

Đến 9 giờ sáng, lễ hội diễn những nghi thức tại quảng trƣờng Hào Khí. Trƣớc hết là giám đốc Quần thể du lịch văn hóa hải chiến Nhai Môn giữa quân Tống và quân Nguyên phát biểu. Sau đó, lãnh đạo Cục Du lịch và đại biểu con cháu họ Triệu phát biểu. Tiếp theo là các tiết mục văn nghệ nhƣ múa cung điện, múa sƣ tử. Đội sƣ tử biểu diễn xong, mọi ngƣời đi từ quảng

trƣờng Hào Khí vào chính điện. Đại biểu con cháu họ Triệu là vị trƣởng họ cao tuổi đƣợc mọi ngƣời yêu mến đọc bài văn khấn, đọc xong ông đốt tờ văn khấn tế Quốc Mẫu. Sau đó, ông dẫn đầu đoàn hành hƣơng vào điện tế Quốc Mẫu, các đại biểu tông tộc, dân làng lần lƣợt hành hƣơng vào tế Quốc Mẫu. Cuối cùng, dân làng đƣa các lễ vật nhƣ các kiệu giấy, tủ giấy, thuyền giấy, long sàng giấy, tiền giấy… đã chuẩn bị sẵn đến nơi đốt vàng mã nằm bên cạnh chính điện để đốt. Chƣơng trình lễ hội kết thúc, khoảng gần trƣa. Buổi chiều dành cho khách du lịch đến thăm viếng và các trò chơi dân gian tại các khu dịch vụ của điện Mẫu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)