Một số truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng từ các bản ghi chép ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 28 - 35)

1.1 .Khái niệm truyền thuyết

1.3. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội)

1.3.1. Một số truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng từ các bản ghi chép ở Việt Nam

ở Việt Nam

Tứ Vị Thánh Nƣơng, nhƣ tên gọi, là để chỉ 4 vị thánh nữ, trong số đó, nhân vật chính theo truyền thuyết là mẹ của vị vua cuối cùng của nhà Tống Trung Quốc. Mặc dù Tứ Vị Thánh Nƣơng có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhƣng đƣợc thờ ở nhiều nơi của Việt Nam. Trải qua bao đời, truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng lƣu truyền khá phổ biến ở các địa phƣơng có thờ Tứ Vị Thánh Nƣơng và đã đƣợc các bộ sử, sách ghi chép.

Tƣ liệu sớm nhất có ghi chép về Tứ Vị Thánh Nƣơng là Đại Việt sử ký

toàn thư: “Hƣng Long thứ 19 (1311), mùa đông, tháng 12, vua thân đi đánh Chiêm Thành vì chúa nƣớc ấy là Chế Chí phản trắc. Hƣng Long thứ 20 (1312), mùa hạ, tháng 5, dụ bắt đƣợc chúa Chiêm Thành Chế Chí đem về... Tháng 6, vua từ Chiêm Thành về (đến kinh đô)... lập đền thờ thần ở cửa biển Cần Hải. Trƣớc đây, vua đi đánh Chiêm Thành, đến cửa biển Cần Hải (trƣớc là Càn, tránh tên húy đổi là Cần) đóng quân lại, đêm mơ thấy một thần nữ khóc lóc nói với vua:“Thiếp là cung phi nhà Triệu Tống, bị giặc bức bách,

gặp phải sóng gió, trôi giạt đến đây. Thƣợng đế phong thiếp làm thần biển đã lâu. Nay bệ hạ mang quân đi, thiếp xin giúp đỡ lập công”. Tỉnh dậy, vua cho gọi các bô lão tới hỏi sự thực, cho tế, rồi lên đƣờng. Biển vì thế không nổi sóng. Quân nhà vua tiến thẳng tới thành Đồ Bàn, bắt đƣợc chúa Chiêm đem về. Đến nay, sai hữu ty lập đền, bốn mùa cúng tế” [23, tr. 44].

“Cần Hải môn từ” trong Tục biên Việt điện u linh của Nguyễn Văn Chất (1422-?) viết: “Phu nhân họ Triệu, là công chúa nƣớc Nam Tống, tất cả 3 mẹ con, phu nhân là con gái út. Trong năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279) đời Trần Nhân Tông, bên Trung Quốc, Trƣơng Hoàng Phạm đem quân đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn, quân Tống bị tan vỡ, quan tả tƣớng là Lục Tứ Phu ôm vua Đế Bính cùng nhảy xuống bể, tƣớng sĩ nhà Tống chết dƣới bể có tới hơn 10 vạn ngƣời. Ba mẹ con phu nhân, ôm lấy một cột buồm một chiếc thuyền, trôi dạt đến một cái chùa bé ở bờ bể. Sƣ chùa thƣơng bèn cho mẹ con vào chùa ở và nuôi cho ăn. Đƣợc mấy tháng mẹ con khi đã lại sức trở nên béo tốt, vẻ mặt phu nhân coi tuyệt đẹp, sƣ động lòng muốn tƣ thông, bị phu nhân cự tuyệt, sƣ xấu hổ quá gieo mình xuống bể chết. Mẹ con phu nhân cùng nhau khóc rằng: “Chúng ta vì sƣ mà đƣợc sống nay sƣ vì chúng ta mà phải chết, sao nỡ yên tâm”. Rồi 3 mẹ con cùng đâm đầu xuống bể chết cả, xác trôi đến cửa Càn Hải thuộc huyện Quỳnh Lƣu, phủ Diễn Châu nƣớc ta, vẻ mặt vẫn còn tƣơi nhƣ lúc còn sống. Thổ dân lấy làm lạ, vớt lên táng, thấy rất hiển linh mới lập đền thờ. Phàm những thuyền đi bể, gặp khi sóng gió nguy hiểm, kêu cầu đều đƣợc thoát nạn. Sau, các nơi cửa bể đều lập đền thờ, đền nào cũng có tiếng thiêng” [51, tr. 117]. Nhƣ thế nếu trong Đại Việt sử ký toàn thư, số lƣợng chỉ mới có một ngƣời thì đến đây thì số lƣợng các nhân vật đã là ba, gồm có Hoàng hậu và hai công chúa.

Sách Lĩnh Nam chích quái, có chép truyện về thần Càn Hải, tóm tắt: "Truyện mẹ con công chúa nhà Nam Tống vì trinh liệt mà chết, đƣợc phong

thần ở núi Nam Hải (tức sự tích Bà Chúa Tầu ở đền thờ phố Sinh Từ ngày nay)” [25, tr. 120].

Từ thế kỷ XVI, không hiểu căn cứ vào đâu, trong sách Ô Châu cận lục, Dƣơng Văn An đã ghép vào truyện thần cửa Cờn nhiều chi tiết, trong đó đặc biệt lƣu ý là, với tác giả, thần cửa Càn là con gái út trong nhóm nạn nhân 4 ngƣời của nhà Triệu Tống. Vậy là thần cửa Cờn đã tăng thêm 1 ngƣời. Về sau nhiều sách sử đã căn cứ vào tác phẩm này, chép lại rằng, Tứ Vị Thánh Nƣơng thờ ở đền Cờn Nghệ An là 4 mẹ con Hoàng hậu nhà Tống. Đáng chú ý là, trong Ô Châu cận lục, còn có thêm một truyền thuyết khác về các vị thần này, tổng số vẫn là 4 ngƣời nhƣng nhân thân của từng nhóm lại hoàn toàn khác: Họ là Hoàng hậu thứ 13 của Hùng Vƣơng cùng với hai công chúa và một hoàng tử (do bị thứ thiếp ghen ghét, hoàng tử đã bị cắt dƣơng vật lúc mới sinh, vua đày ba mẹ con ra biển, bị dạt vào cửa Cờn. Thƣợng đế cho làm thần. Ngƣ dân nằm mộng thấy thần hiển linh cho đánh nhiều cá nên lập đền thờ.

Con số bốn lại tiếp tục xuất hiện ở Đại Nam nhất thống chí (bộ sách 28 tập đƣợc biên soạn từ năm 1864 – 1875, bản thảo đƣợc hoàn thành 1882).

Đại Nam nhất thống chí chép: “Khoảng niên hiệu Tƣờng Hƣng nhà Tống, quân Tống bị quân Nguyên đánh vỡ ở Nhai Sơn, Thái hậu họ Dƣơng cùng ba công chúa chạy ra biển, chợt bão nổi, bị chết đuối, xác trôi dạt vào đền Cờn, nhan sắc vẫn nhƣ lúc sống, ngƣời địa phƣơng lập đền thờ” [8, tr. 166]. Các tác giả sách Địa chí Quảng Ninh dựa vào Đại Nam nhất thống chí

nhƣng lại cho rằng, Tứ Vị gồm Hoàng hậu, hai công chúa và một nhũ mẫu. Trong bài “Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết Tứ Vị Thánh nƣơng (qua các nguồn thƣ tịch, truyền thuyết dân gian và tục thờ cúng), Phó giáo sƣ, tiến sĩ Trần Thị An thông qua khảo sát các truyền thuyết có đƣợc qua các nguồn thƣ tịch và tài liệu điền dã, đã nêu ra nhận xét: “các bản kể có chung

một điểm tƣơng đồng là: các nhân vật chính của câu chuyện đều là nữ, liên quan đến cung đình nhà Tống (hoàng hậu, công chúa, thị nữ), họ đã đi bằng đƣờng biển vào Việt Nam sau khi nhà Tống thất thủ” [4, tr. 60].

Nhận xét: Thông qua hệ thống một số truyền thuyết cơ bản liên quan đến Tứ Vị Thánh Nƣơng, chúng ta đƣợc biết các văn bản chƣa thống nhất về con số và nhân thân của nhân vật, có văn bản hiểu Tứ Vị Thánh Nƣơng là một “cung phi nhà Triệu Tống”, có văn bản hiểu là “Hoàng hậu, hai công chúa và một nhũ mẫu”… Đến nay, dị bản truyền thuyết đƣợc phổ biến rộng rãi nhất nghiêng về quan điểm Tứ Vị Thánh Nƣơng là 4 mẹ con Hoàng hậu nhà Tống.

1.3.2. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ (Hà Nội)

Đền Lộ, một danh thắng bao đời ở châu thổ Bắc Bộ mà ngƣời dân ở đây không phải sinh sống bằng nghề biển lại thờ Tứ Vị Thánh Nƣơng – những vị thần nữ gốc tích ngƣời Trung Quốc, lại là thần biển lƣu lạc từ phƣơng Bắc xa xôi tới. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng tại vùng Lộ cũng đƣợc truyền bá rộng rãi.

“Ngọc phả bốn vị Thánh Nƣơng Nam Hải Đại Càn Quốc gia (thờ phụng ở xã Đại Lộ)” cho biết: “Tôn thần là bà thục phi của vua Độ Tông nhà Tống. Bà họ Triệu tên là Đoan, lúc sinh thời là ngƣời có tƣ sắc, lại đủ cả tứ đức: công, dung, ngôn, hạnh. Đến khi Đế Bính lên ngôi vua, quân Nguyên kéo đến xâm lƣợc, Tống thừa tƣớng Lục Tú Phu cùng với tƣớng quân Trƣơng Thế Kiệt phò vua và thái hậu vƣợt bể chạy đến Nhai Sơn. Tƣớng nhà Nguyên là Hoằng Phạm đem quân đến đánh tan quân Tống. Lục Tú Phu cõng vua nhảy xuống biển chết. Trƣơng Thế Kiệt chạy sang An Nam, bấy giờ thuyền bè đi qua biển cả gặp bão táp dữ dội, thuyền đều đắm vỡ chết cả. Thái hậu cùng ba vị công chúa đi thuyền chạy xuống phía nam, nghe tin thuyền vua bị đắm, liền đấm ngực than rằng: “Ta liều chết lặn lội đến đây,

hóa ra chỉ còn là cục thịt của họ Triệu. Nay chẳng còn hy vọng gì nữa”. Thế rồi bà hƣớng về phía Bắc bái vọng, than khóc một hồi rồi nhảy xuống biển tự tử. Bấy giờ là ngày 12 tháng 6. Thi thể của bà trôi theo dòng nƣớc đến địa phận đất Hoan Châu, mặt mũi vẫn xinh tƣơi nhƣ khi còn sống. Dân đia phƣơng hết sức kinh dị, liền vớt lên bờ. Chỉ trong chốc lát, mối đùn lên thành ngôi mộ lớn, dân địa phƣơng bèn lập đền thờ phụng.

Ngài thung dung giữ tròn khí tiết nhƣ thế, thật xứng đáng đƣợc trời xanh đền báo. Năm ấy là năm Thiệu Bảo thứ nhất (1279), nhà Tống mất nƣớc, có một ngôi sao lớn rơi xuống giữa biển, ứng điềm thuyền ngự bồng bềnh ở phƣơng Nam.

Năm Hƣng Long thứ 19 (1311) đời Trần Anh Tông, nhà vua cầm quân đi xuống phía nam chinh phạt Chiêm Thành thuyền bè dừng lại ở cửa Càn Hải. Đêm ấy nhà vua nằm mơ thấy một nữ thần đi đến trƣớc mặt khóc lóc nói rằng: “Thiếp là thục phi của vua Tống, bị sóng gió mà gặp nạn ở đây. Nay Thƣợng đế ngợi khen khí tiết, sắc phong cho thiếp làm Hải thần ở đây đã lâu. Chuyến đi này, xin đƣợc trợ giúp Thánh thƣợng lập công”. Nhà vua giật mình tỉnh giấc, bèn đặt bàn tế lễ. Sau đó đƣa quân đi ra biển, sóng yên gió lặng, quân ta đánh một trận là thắng lớn. Đến khi khải hoàn, nhà vua liền phong tặng mỹ tự, sai quan hữu ty lập đền thờ phụng. Hàng năm tùy thời cho quan đến tế lễ.

Năm Hồng Đức thứ nhất (1470) đời Lê Thánh Tông, nƣớc Chiêm Thành đem quân đến xâm lấn. nhà vua tự mình làm tƣớng, đem quân đi đánh giặc. Khi đến cửa Càn Hải, nhà vua đến linh từ làm lễ, cầu khấn thần linh phò giúp quan quân. Nhà vua làm thơ, có câu rằng:

Hƣơng hỏa còn truyền đền Thánh Mẫu Sóng xô thức tỉnh giấc Anh Tông

Quan quân đóng lại ở thành Thuận Hóa rồi đi ra biển diễn tập quân thủy, tiếp đó tiến thẳng vào kinh đô Đồ Bàn, phá tan quân giặc, mở mang bờ cõi, lấy đất Chiêm Thành đặt làm xứ Quảng Nam gồm 3 phủ. Quân đội nhà vua chiến thắng trở về, liền tôn xƣng là Quốc Mẫu Bà Vƣơng, ban sắc cho các vùng cửa biển tùy nghi xây dựng đền thờ để phùng thờ ngài.

Đời sau, phàm những ai đi thuyền qua biển, chẳng may gặp gió to sóng cả nguy cấp, mà thành tâm cầu đảo, thì sẽ đƣợc bình an. Ngài là phúc thần tối linh ở vùng Nam Hải các đời đều phong tặng, ghi trong điển lễ thờ cúng. Các đền ở Hải môn của Nghệ An, Thần Phù và Biên Nam của Thanh Hóa, Quần Anh và Ninh Cƣờng của Sơn Nam là những đền linh thiêng nhất vùng ven biển.

Lại nữa, tục truyền có vị sƣ tăng vớt thái hậu lên có ý muốn tƣ thông với bà, song không đƣợc thỏa, sau hối hận tự tử chết. Điều đó là sai lắm”.

Hiển nhiên, văn bản truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng đƣợc giữ ở đền Lộ cũng đã coi bốn vị thần biển này có gốc tích từ đền Cờn ở Nghệ An. Kỷ niệm bi ký khắc ngày 9 tháng 5 năm Bảo Đại 12 (1937) đã cho biết cơ duyên để Tứ Vị Thánh Nƣơng có một vị trí trong tâm thức ngƣời dân vùng Lộ: “Tƣơng truyền rằng, vào cuối đời nhà Trần, khi ấy nƣớc sông Nhị Hà lên to, bỗng nhiên có bốn cái nồi úp dƣới cái nón trôi dạt vào bên bờ sông thuộc bản xã, khiến bản xã không đƣợc yên ổn. Giữa lúc đó có vị thần báo mộng, phải lập ngay đền thờ, thì mới đƣợc yên. Dân trong xã thấy vậy bèn dựng ngay ngôi đền thờ ở đây”.

Theo điền dã ngày 8 tháng 5 năm 2011 của chúng tôi, thông qua phỏng vấn các cụ già sống ở vùng Lộ, đƣợc biết thêm một số tình tiết phong phú, sinh động hơn đƣợc dân làng truyền miệng từ đời này sang đời khác. Cụ Hoàng Quốc Luật (72 tuổi) là ngƣời trông coi đền Quan Đại Lộ đã kể: “Ngày xƣa chuẩn bị vỡ đê, nhà vua lập đàn làm lễ để xin hộ đê không bị vỡ,

dân làng cũng đi cứu đê, bỗng thấy có 2 con rắn trắng nổi lên trong sông, đồng thời có bốn cái nón trôi vào, trong bốn cái nón có bốn cái niêu đất, bốn cái bát và bốn đôi đũa, không chìm, không trôi theo dòng nƣớc mà cứ quẩn lại, ngăn đƣợc nƣớc, nƣớc lũ giảm dần, dân mới đắp lại đê khỏi lụt. Đây là hiện tƣợng vong linh của Tứ Vị Thánh Nƣơng, dân làng thấy thế lập đền thờ và làm lễ cầu nguyện. Sau đó, nhà vua hàng năm đi đánh giặc sau cũng về đây cầu khẩn, rất liêng thiêng, nhà vua phong cho các sắc phong từng thời một. ”

1.3.3. Nhận xét

Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở Việt Nam đã chỉ rõ lai lịch của bốn vị thần. Dù là thần gốc tích Trung Quốc, nhƣng uy linh của thần hiện diện ở một số nơi vùng Trung, Bắc bộ Việt Nam. Các truyền thuyết đƣợc lƣu truyền ở các vùng, trong đó có truyền thuyết ở đền Lộ Hà Nội đều thừa nhận đền Cờn ở Nghệ An là nơi phát tích và Tứ Vị Thánh Nƣơng là thần biển ở Việt Nam. Truyền thuyết về Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ là truyền thuyết đƣợc lƣu truyền từ Nghệ An đến.

Với ngọc phả, các nhà Nho ghi chép sự tích Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ, chi tiết ông sƣ tà tâm đã bị coi là sai lắm, ở đây các nhà Nho đã nhuận sắc lại truyền thuyết dân gian trƣớc đây theo quan điểm, đạo đức của Nho giáo.

Để Tứ Vị Thánh Nƣơng có thể đứng chân vững chắc ở vùng đất mới, ngƣời dân bản địa đã sáng tạo, bổ sung thêm một số truyền thuyết mang tính địa phƣơng, Tứ Vị Thánh Nƣơng với chức năng là vị thần phù trợ cho ngƣời đi biển nay thêm chức năng là vị thần phù trợ cho cƣ dân nông nghiệp đắp đê chống lũ lụt, một công việc hệ trọng của ngƣời nông dân Bắc Bộ, nhƣ vậy, câu chuyện Tứ Vị Thánh Nƣơng ở đền Lộ đã mở rộng không gian liêng

thiêng của Tứ Vị Thánh Nƣơng từ Nghệ An đến vùng sông Hồng châu thổ Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về tứ vị thánh nương ở đền lộ (hà nội) qua đối sánh với truyền thuyết và lễ hội vè dương thái hậu ở điện mẫu ( tân hội, trung quốc ) (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)