3.2 Giải pháp phát triển tạp chí chuyên về làm đẹp cho phụ nữ
3.2.4 Đổi mới cách tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên
Việc đầu tiên là cần phải nâng cao tri thức, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp. Đây là những yêu cầu không chỉ dành riêng cho các phóng viên, biên tập viên tạp chí, mà cho bất cứ phóng viên, biên tập viên báo chí nào. Song song với việc trau dồi, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, việc không ngừng rèn luyện đạo đức và bản lĩnh người làm báo trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Người cầm bút cần phải có nhận thức chính trị đúng đắn, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Có như vậy, mỗi một tác phẩm ra đời đều hội đủ các tiêu chí: đúng bản chất sự việc, đúng xu thế thời đại và đúng quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước. Nhận thức chính trị đúng đắn chính là cơ sở, là nền tảng vững chắc cho mỗi nhà báo hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bản lĩnh vững vàng cũng là điều kiện tiên quyết đối với những người cầm bút. Có một thực tế là nếu không có bản lĩnh nghề nghiệp kiên định, nhà báo sẽ không dám nói lên sự thật, vạch trần sai trái, không dám nói lên chính kiến của mình. Đội ngũ phóng viên, biên tập viên cũng cần thường xuyên trau dồi vốn kiến thức của mình trên nhiều lĩnh vực.
Mỗi một phóng viên cần luôn cố gắng học hỏi và rèn luyện ngòi bút của mình để tạo được cho mình một phong cách riêng, không lẫn lộn, tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Điều này đòi hỏi một quá trình phấn đấu lâu dài, không biết mệt mỏi để đạt được những thành công nhất định. Ngoài ra, mỗi một phóng viên phải trang bị những kiến thức cần thiết về công nghệ và ngoại ngữ, nhất là thành thạo Internet và tiếng Anh. Qua đó, tích cực giao lưu, học hỏi, trao
đổi kinh nghiệm, mở mang kiến thức với các đồng nghiệp trong và ngoài nước. Những hiểu biết về máy móc, trang thiết bị liên quan đến nghệ nghiệp cũng có tác dụng rất lớn trong hoạt động tác nghiệp của mỗi một phóng viên. Cho nên việc thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi chúng cũng rất quan trọng.
Bên cạnh việc không ngừng trau dồi, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phóng viên, biên tập viên cần chú trọng tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu, tâm lý của bạn đọc thuộc nhiều đối tượng khác nhau để qua đó có thể đưa tin, bài cho phù hợp, lôi cuốn. Về cách thức thực hiện và biên tập tin, bài, hình ảnh, phóng viên và biên tập viên cũng cần chú ý để thực hiện sao cho hấp dẫn hơn cả ở nội dung và hình thức. Đặc trưng của tạp chí và chuyên san là sự khuôn mẫu và duy trì một phong cách trong thời gian tương đối dài. Vì thế, phóng viên, biên tập viên cần có ý thức tăng sự mới mẻ, hấp dẫn cho ấn phẩm ngay từ chính công việc hàng ngày của mình như viết hay biên tập câu chữ, nội dung, hình ảnh và phong cách trình bày. Cần thể hiện tác phẩm báo chí sao cho vừa giữ được bản sắc, phong cách, cái tôi của mình và của tòa soạn, vừa thuyết phục, hấp dẫn nhiều độc giả.
Trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay, mạng lưới cộng tác viên đóng vai trò rất quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với mỗi tờ báo, tạp chí. Các tạp chí giải trí – chỉ dẫn thường tiến hành xây dựng song song hai mạng lưới cộng tác viên: cộng tác viên chuyên sâu và cộng tác viên phổ thông. Trong đó, mạng lưới cộng tác viên chuyên sâu thường gồm các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực, có uy tính và cộng tác lâu dài, ổn định. Bên cạnh mạng lưới cộng tác viên riêng của tòa soạn, mỗi phóng viên cần xây dựng mạng lưới cộng tác viên rộng khắp và ổn định cho riêng mình với những sự đãi ngộ cần thiết, trong đó các cộng tác viên chuyên sâu cần có sự quan tâm xây dựng hoàn thiện và toàn diện trên một số lĩnh vực mà mình quan tâm. Theo từng giai đoạn phát triển khác nhau, cần thiết phải có sự thay đổi trong mạng lưới cộng tác viên của mình nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.
Chú trọng phản hồi từ công chúng để có sự điều chỉnh thích hợp cũng là một nhiệm vụ rất cần thiết. Nhiều tạp chí giải trí – chỉ dẫn ở Việt Nam chưa thực sự chú trọng vào phản hồi của công chúng. Điều này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, như phòng, ban bạn đọc không hoạt động hết chức năng,
nhiệm vụ của mình, thậm chí ở một số tòa soạn lại không có phòng, ban này; nhiều tạp chí chủ yếu tiếp nhận phản hồi qua thư điện tử; tòa soạn tận dụng tối đa diện tích mặt báo cho quảng cáo…Tính tương tác giữa phóng viên và công chúng luôn được đặt lên hàng đầu trong quá trình tác nghiệp của mỗi một phóng viên. Do đó, việc tiếp nhận và giải quyết các phản hồi từ công chúng đòi hỏi sự quan tâm và nổ lực của người cầm bút. Hiện nay, các tòa soạn cần thiết lập các cách thức tiếp nhận phản hồi từ công chúng một cách đa dạng và phong phú như qua điện thoại, qua thư điện tử, qua mạng xã hội, qua hộp thư bạn đọc ở tòa soạn… Tùy theo từng trường hợp khác nhau để sử dụng cách tiếp nhận phản hồi thích hợp. Phản hồi là một quá trình hai chiều, do đó, sau khi tiếp nhận phản hồi, đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần có sự điều chỉnh thích hợp, và phản hồi ngược với công chúng để có được cách giải quyết vấn đề hợp lý nhất.
Tiểu kết chương 3
Sự phát triển của dòng tạp chí chuyên về làm đẹp trong khoảng trên dưới 10 năm trở lại đây đã thực sự đem lại hơi thở mới cho hoạt động báo chí ở Việt Nam. Tuy nhiên để hoạt động của dòng tạp chí này đi đúng hướng và đạt được nhiều thành công hơn nữa, trên đây người viết đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của dòng tạp chí này. Những kiến nghị của tác giả đã cố gắng bao quát trên tất cả các phương diện tác động đến hoạt động của tạp chí chuyên về làm đẹp cho phụ nữ, từ những chính sách của Đảng và Nhà nước mà cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền Thông đến những kiến nghị nhằm đổi mới nội dung và hình thức, nâng cao tính hiện đại cho dòng tạp chí trẻ này.
Không thể phủ nhận vai trò và tầm quan trọng của loại hình tạp chí dành cho phụ nữ hiện nay bởi đó là một phần đáng kể làm nên diện mạo của đời sống báo chí phục vụ đối tượng độc giả nữ. Tuy nhiên, những mặt tồn tại như trên vẫn đang khá phổ biến trong đời sống báo chí, đòi hỏi nhà quản lí, các tòa soạn, ban biên tập cũng như đội ngũ biên tập viên, phóng viên, cộng tác viên phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và cùng nỗ lực khắc phục để xây dựng ấn phẩm tạp chí ngày càng hấp dẫn hơn, đáp ứng nhu cầu bàn đọc, nhất là độc giả nữ, đồng thời vẫn giữ được bản sắc và theo đúng tôn chỉ, mục đích của mình.
Mặc dù những kiến nghị trên đây cũng chưa hẳn đã toàn diện nhưng tác giả vẫn mong nó sẽ là những ý kiến bổ ích với những người nghiên cứu và hoạt động thực tế trong dòng tạp chí này. Việc chúng tôi kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, khảo sát cụ thể từng tạp chí tiêu biểu, đưa ra những số liệu mới, phân tích đánh giá những số liệu này là sự cố gắng của tác giả nhằm cụ thể hóa những nhận định của mình và để người đọc có thể hình dung được rõ nét diện mạo của tạp chí chuyên về làm đẹp cho phụ nữ Việt Nam.
KẾT LUẬN
Ngày nay, khi mà xã hội đang ngày càng phát triển, bên cạnh các nhu cầu cơ bản đảm bảo cuộc sống, nhu cầu về mặt thông tin đang ngày càng trở nên quan trọng đối với cuộc sống con người. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện thông tin đại chúng cũng phát triển mạnh mẽ và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp thông tin cho người về tất cả các phương diện của đời sống xã hội và thế giới xung quanh. Không chỉ có vậy, báo chí nói chung và tạp chí nói riêng ngày càng có ảnh hưởng to lớn, tham gia mạnh mẽ vào việc hình thành dư luận đúng đắn, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội đồng thời xây dựng một thế giới quan khoa học, một thái độ sống tích cực, có trách nhiệm của con người Việt Nam hiện đại. Trong bối cảnh đất nước đang chủ trương đổi mới với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khi mà quy mô và phát triển của báo chí ngày càng to lớn, khả năng tác động và sức thuyết phục, lôi cuốn của báo chí ngày càng rõ rệt, điều đó khẳng định vai trò và ý nghĩa xã hội to lớn của báo chí.
Trước sự bùng nổ thông tin và xu hướng đa dạng hóa các loại hình báo chí, nhất là sự phát triển như vũ bão của mạng Internet, công chúng báo chí đang ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, thế nên họ cũng tính toán, cân nhắc kỹ trước khi quan tâm, bỏ tiền ra mua một ấn phẩm báo chí nào đó. Hiện có hơn 700 ấn phẩm báo chí đang hiện diện trên thị trường Việt Nam, trong đó có hàng chục đầu tạp chí dành cho phụ nữ. Sở dĩ loại hình tạp chí có được lượng độc giả đông đảo
và gắn bó lâu dài vì những ấn phẩm đó đã biết kết hợp giữa yếu tố thông tin tuyên truyền và nhu cầu của người đọc, làm sao vừa thỏa mãn nhu cầu về thông tin ngày càng đa dạng và phong phú của công chúng – nhất là độc giả nữ - với việc vẫn giữ vững được tôn chỉ, mục đích của tờ tạp chí.
Nhìn chung, 3 tạp chí Đẹp, Heritage Fashion, Thời trang trẻ đã khéo léo dung hòa được hai vấn đề đó. Về nội dung, tạp chí chuyên về làm đẹp cho phụ nữ không tập trung nhiều vào những lĩnh vực thông tin thời sự - kinh tế - chính trị mà đi sâu vào những chuyên mục tư vấn thời trang, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, văn hóa – giải trí, thị trường tiêu dùng, nữ công gia chánh và những câu chuyện tình yêu, hôn nhân gia đình, chăm sóc nuôi dạy con cái....Ngôn từ sử dụng trong các bài viết thường mềm mại, có khi còn phảng phất chất văn chương, để cho độc giả nữ dễ dàng tiếp nhận và thẩm thấu. Về hình thức thể hiện tạp chí tương đối đẹp và linh hoạt, được bộ lộ ở việc sử dụng nhiều hình ảnh, tranh minh họa sống động, bắt mắt, tăng cường hiệu quả thẩm mỹ cho ấn phẩm. Trong đó, mỗi tạp chí lại tạo ra bản sắc riêng cho diện mạo ấn phẩm của mình để gây dấu ấn cho độc giả, vì xét cho cùng, công chúng tìm đến với tạp chí không chỉ vì mục đích thu nhận tin tức, sự kiện mà còn để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp.
Đời sống ngày một phát triển thì trình độ của người dân càng cao, đòi hỏi của họ với ấn phẩm báo chí cũng khắt khe hơn. Qua khảo sát nhu cầu và văn hóa đọc của độc giả nữ cho thấy, bên cạnh những vấn đề thuộc về nhu cầu của phái đẹp, họ cũng quan tâm đến những vấn đề mang tính thời sự, xã hội và có liên quan mật thiết tới cuộc sống của mình. Mặc dù vậy, thông điệp về làm đẹp của độc giả nữ vẫn rất dồi dào và đó là một điều kiện thuận lợi để các tòa soạn có chiến lược thu hút độc giả cho các ấn phẩm tạp chí của mình.
Thị trường báo chí nói chung và loại hình tạp chí dành cho phụ nữ nói riêng đang có sự gia tăng nhanh chóng. Các ấn phẩm mới nối tiếp nhau ra mắt độc giả, với nội dung và hình thức thể hiện không có nhiều điểm khác biệt. Việc tư nhân núp bóng đơn vị nhà nước để xuất bản tạp chí cũng đã trở nên phổ biến. Thực tế đó đòi hỏi ban biên tập có kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng, xây dựng và giữ thương hiệu để ấn phẩm của mình có được chỗ đứng lâu dài trên thị trường. Bên cạnh đó, cơ quan quản lí báo chí cần có sự định hướng cụ thể, sâu sát
hơn cho sự phát triển của tạp chí nói chung, loại hình tạp chí dành cho phụ nữ nói riêng; đồng thời mạnh tay hơn trong việc xử lí những trường hợp tư nhân núp bòng cơ quan Nhà nước để thực hiện và phát hành tạp chí.
Hy vọng trong thời gian tới, diện mạo tạp chí Việt Nam nói chung và loại hình tạp chí chuyên về làm đẹp dành cho phụ nữ nói riêng sẽ ổn định và phát triển một cách có quy củ, trật tự và ổn định hơn.
Qua luận văn với đề tài: “Thông điệp về việc làm đẹp cho phụ nữ trên tạp chí Heritage Fashion, Đẹp, Thời trang trẻ (từ tháng 01/2010 đến tháng 6/2014), người viết hy vọng có thể phần nào bổ sung những thiếu hụt về phương diện lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn về loại hình tạp chí chuyên về làm đẹp cho phụ nữ cũng như nghiên cứu những thông điệp về vấn đề làm đẹp trên tạp chí phục vụ cho độc giả nữ hiện nay. Người viết mong rằng những nghiên cứu trên đây sẽ có ý nghĩa thực tiễn cao, bổ ích cho những người nghiên cứu tiếp sau cũng như những người đang hoạt động trong lĩnh vực này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
2. Đinh Thị Chính (2000), Về sự phát triển của tạp chí ở Pháp, Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 1, tr.197 - 204.
3. Hoàng Văn Chung, Thương mại hóa báo chí và thử thách của người làm báo ngày này, tạp chí Báo chí và tuyên truyền, số tháng 6/2006, tr 43-45. 4. Hồng Chương (1985), Báo chí Việt Nam, Nxb Sự thật Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Dững, Khái niệm báo chí nhìn từ quan điểm hệ thống, 6. Đức Dũng (2001), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa – thông tin,
Hà Nội.
7. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
8. Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, tập 1, tr.19-25.
9. Hà Minh Đức (1994), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Hà Minh Đức, Đỗ Chỉnh, Nguyễn Thiện Giáp (2000), Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Quốc gia, Hà Nội.
11. Grabennhicop (2004), Báo chí trong kinh tế thị trường, NxbThông tấn, Hà Nội.
12. Vũ Quang Hào (2004), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Quang Hòa (2002), Phóng viên và tòa soạn, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội.
14. Văn Hùng (2006), Phát triển và quản lý hệ thống tạp chí, tạp chí Người làm báo, số tháng 2 năm 2006, trang 22 – 23.
15. Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam 1865 – 1945, Nxb ĐHQG – HN.
16. Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động của tòa soạn, Nxb ĐHQG – HN.
17. Phạm Đình Lân, Bài giảng Chuyên đề : Quá trình phát triển và một số vấn đề lý luận về tạp chí ở Việt Nam.
18. Mai Quỳnh Nam (1996), Truyền thông đại chúng và dư luâ ân xã hô âi, Tạp chí Xã hô âi học, số 1.
19. Mai Quỳnh Nam (2001), Vấn đề nghiên cứu hiê âu quả của Truyền thông đại chúng, Tạp chí Xã hô âi học, số 4.
20. Mai Quỳnh Nam (2002), Thông điê âp về trẻ em trên báo hình báo in, Tạp chí Xã hô âi học, số 2.
21. Nhiều tác giả (2001), Báo chí những điểm nhìn từ thực tiễn, Tập I + Tập