Xác định các hệ số đo lường tài
chính Xây dựng tiêu chuẩn các hệ số Đánh giá mức độ hài lòng các hệ số Nhận diện rủi
Bước thứ nhất, xác định các hệ sốtài chính đo lường từng khía cạnh biểu hiện của rủi ro tài chính, bao gồm: mức tác động của nợ đến lợi nhuận dành cho chủ sở
hữu, hệ số khả năng thanh toán hiện thời, hệ số khả năng thanh toán lãi vay, hệ số
khả năng thanh toán nợ vay dài hạn đến hạn bằng tiền từHĐKD và hệ số khảnăng
thanh toán các khoản vay ngắn hạn bằng tiền từHĐKD.
Tùy thuộc vào mục đích thực hiện nhận diện rủi ro tài chính của doanh nghiệp, tài liệu cung cấp thông tin đểxác định các hệ số tài chính có thể là báo cáo tài chính của kỳ quá khứ, hiện tại hoặc kỳtương lai.
Bước thứ hai, xây dựng tiêu chuẩn cho các hệ sốtài chính, được thực hiện căn
cứ vào mục tiêu tài chính và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp trong từng giai đoạn hoạt động. Ngoài ra, năng lực chuyên môn và thái độ của nhà quản trị cũng là yếu tốcần được xem xét khi thực hiện bước này.
Bước thứ ba, đánh giá mức độ hài lòng về các hệ số tài chính trong mô hình nhận diện rủi ro tài chính. Dưới góc độ quản trị tài chính doanh nghiệp, “khẩu vị”
rủi ro luôn là nhân tốđược xem xét đến khi ra quyết định tài chính, vì vậy, việc thực hiện nhận diện rủi ro tài chính không chỉ dựa vào phân tích các hệ số tài chính mà còn phải tham khảo ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của CBQL.
Phương pháp so sánh được sử dụng chính ởbước này, nhà quản trị tài chính sẽ
tổ chức thực hiện đánh giá lần lượt từng hệ số tài chính đã xác định được ở bước 2
căn cứ vào tiêu chuẩn thiết lập ởbước 1.
Đối tượng tham gia đánh giá mức độ hài lòng về các hệ số tài chính tùy vào
điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, có thể thành lập hội đồng đánh giá bao gồm: đại diện chủ sở hữu (hội đồng quản trị hoặc hội đồng thành viên,…), giám đốc điều
hành, giám đốc tài chính, kế toán trưởng, các quản trị tài chính viên trực tiếp thực hiện mảng quyết định nguồn tài trợ,… Các mức độ đánh giá về sựhài lòng đối với các hệ số tài chính có thểđược xây dựng theo thang đo Likert, bao gồm 5 mức độ như sau: Rất hài lòng, Hài lòng, Không ý kiến, Không hài lòng và Rất không hài lòng.
Bước thứtư, nhận diện rủi ro tài chính. Bước này sẽđược thực hiện được trên
cơsở kết quả tổng hợp đánh giá ở bước 3, cho biết mức độ hài lòng đối với từng biểuhiện của rủi ro tài chính.
Bước thứnăm, kết luận từng biểu hiện của rủi ro tài chính và có thể gợi ý, đề
xuấtbiện pháp kiểm soát. Doanh nghiệp thực hiện bước này dựa vào vị trí đã xác định ởbước 4 đối với từng biểu hiện của rủi ro tài chính, đây là cơ sơ quan trọng cho việcđịnh hướng các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro tài chính.
Mô hình sự báo rủi ro tài chính
Sử dụng một mô hình dự báo rủi ro trong quy trình quản trị rủi ro tài chính. Mô hình Z Score giúp kiểm tra sức mạnh tín dụng giúp Ban quản trị Công ty đánh
giá khảnăng phá sản của Công ty đểđưa ra những quyết định phù hợp. Công thức tính hệ số Z score:
Z score = 1,2*A1+1,4*A2+3,3*A3+0,6*A4+1,0*A5
Trong đó:
A1 = Vốn luân chuyển ( = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)/Tổng tài sản A2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản
A3 = EBIT (Lợi nhuận trước lãi vay và thuế)/Tổng tài sản
A4 = (Giá thịtrường của cổ phiếu*Sốlượng cổ phiếu lưu hành)/Tổng nợ
A5 = Hiệu quả sử dụng tài sản =Doanh thu/Tổng tài sản
Sau khi đã tính toán được hệ số Z rồi, các nhà đầu tư sẽđối chiếu với bảng giá trị sau:
2.99<Z Doanh nghiệp có tài chính lành mạnh
1.81<Z<2.99 Doanh nghiệp không có vấn đề trong ngắn hạn, tuy nhiên cần phải
xem xét điều kiện tài chính một cách thận trọng Z<=1.81 Doanh nghiệp có vấn đề nghiêm trọng về tài chính.
3.2.2. Hoàn thiện đo lường rủi ro tài chính tại Công ty
Trên thực tế Công ty đang chủ yếu sử dụng phương pháp độ nhạy trong đo lường rủi ro tài chính (mặc dù rất hạn chế), ngoài ra phương pháp độ lệch chuẩn
phương pháp định lượng khác nhằm đo lường rủi ro tài chính một cách chuẩn xác
hơn là hết sức cần thiết. Chẳng hạn như:
- Hệ sốnguy cơ phá sản trong đo lường rủi ro tài chính
Một trong những công cụđo lường rủi ro tài chính dựa trên phân tích thông tin tài chính đã thực hiện của ít nhất 3 năm liên tiếp gần nhất là sử dụng hàm dự báo
nguy cơ phá sản của Altman kết hợp với việc chấm điểm xếp hạng doanh nghiệp của S&P và Moody. Nếu sử dụng kết hợp chấm điểm các thông tin định tính và giá trị hàm dự báo nguy cơ phá sản có thể đánh giá các dấu hiệu bất ổn tài chính hàng
năm của Công ty TNHH Bê tông – Xây lắp Petrolimex và các doanh nghiệp khác nói chung, có những điều chỉnh kịp thời để kiểm soát và tài trợ rủi ro tài chính. Tuy nhiên, công ty thức này cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ trên cơ sở các số liệu có sẵn của
báo cáo tài chính đểtính toán và đưa ra kết luận.
- Đo lường RRTC bằng giá trị rủi ro (Value At Risk)
3.2.3. Hoàn thiện kiểm soát rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với tất cả các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, đặc biệt là trong xây dựng bê tông – xây lắp do doanh nghiệp phải
đầu tư nhiều vào TSCĐ. Do đó nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ thì RRTC ngày càng dễ xảy ra và để lại hậu quả nghiêm trọng. Kiểm soát RRTC hiệu quả cho phép doanh nghiệp xác định được mức chi phí quản trị rủi ro có thể chấp nhận được
tương thích với những lợi ích mang lại do giảm thiểu, né tránh, chuyển giao và chấp nhận RRTC. Các biện pháp cụ thểnhư:
- Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh:
+ Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ do các Ngân hàng cung cấp sẽ giảm thiểu rủi ro về
chênh lệch tỉ giá
+ Hợp đồng tương lai do các sàn chứng khoán cung cấp (vd: VNdirect..) nhằm
đảm bảo cho các khoản đầu tư tài chính với mức giá ổn định trong tương lai
+ Ngoài ra Công ty cũng nên nghiên cứu loại hợp đồng quyền chọn đang được xem là xu thế sắp tới tại các Sở giao dịch chứng khoán… Các công cụ này giúp doanh nghiệp chủđộng trong việc biến động của tỷ giá.
- Kiểm soát rủi ro tín dụng thương mại: Kiểm tra thông tin khách hàng; Hoạt
động sau bán hàng (duy trì liên lạc với khách hàng; giám sát hoạt động thanh toán của khách hàng); Quản lý nợ quá hạn… giúp doanh nghiệp chủ động trong các khoản phải thu của mình.
- Kiếm soát RRTC thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
Để hoàn thiện hệ thống này thì cần có một sốđiều kiện như: (1) Về mặt chính sách: Cần có sự quan tâm của những người ban hành chính sách, các văn bản hướng dẫn cụ thể. (2) Về phía doanh nghiệp: chủ doanh nghiệp cần có ý thức hơn về quản trị
RRTC. Doanh nghiệp cần đặc quản trị rủi ro ưu tiên lên hàng đầu khi xây dựng hệ
thống kiểm soát nội bộ.
- Kiểm soát RRTC thông qua quản trị dòng tiền. Sự vận động của dòng tiền
có tác động rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Rủi ro liên quan đến sự vận
động của dòng tiền thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
Do đó, để thực hiện hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đảm bảo dòng tiền. Theo dõi, cân đối nguồn tài trợ sẽ giúp doanh nghiệp có thể huy động vốn khi cần thiết, theo dõi biến động tài sản giúp doanh nghiệp có thể chuyển đổi tài sản thành tiền khi cần thiết để đáp ứng các nhu cầu trong quá trình hoạt động.
3.2.3. Một số giải pháp khác nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tài chính
a. Thực hiện quy trình kiểm soát RRTC hiệu quả
Việc xác định rõ ràng các tiêu chí đảm bảo an toàn của hệ thống tài chính trong doanh nghiệp (Vốn lưu chuyển, nhà tài trợ, dòng tiền, hệ số tài trợ, hệ số sinh lời…) là hết sức quan trọng. Vì vậy, nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có trách nhiệm bảo đảm việc đánh giá và giám sát các hoạt động tài chính của doanh nghiệp liên tục và hiệu quả. Xây dựng hệ thống định mức, đơn giá, dự toán chi phí, mức dư nợ, tỷ lệ tăng trưởng…với các mức độ rủi ro tài chính chấp nhận được cụ thể cho từng đơn vị thành viên, từng lĩnh vực, khu vực kinh doanh, từng khoảng thời gian trong năm…Các tiêu chí tài chính cơ bản có thể so sánh, theo dõi được nhằm xếp hạng năng lực tài chính của đơn vị. Công ty phải có quy chế quản lý tài chính rõ
ràng với sự tham gia của các bộ phận quản trị tài chính của các đơn vị thành viên, phân cấp cụ thể về quyền ra quyết định tài chính và ràng buộc trách nhiệm cụ thể
của từng bộ phận tham gia vào quá trình ra quyết định tài chính. Các doanh nghiệp cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tài chính có kinh nghiệm, có kiến thức có thể đánh giá và quản lý rủi ro tài chính. Việc điều hoà vốn, phân phối kết quả hoạt động, xử lý nợ nội bộ…. cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên.
b. Nâng cao ý thức về rủi ro trong doanh nghiệp
Giảm thiểu những thiệthại do rủi ro tài chính gây ra không phải là trách nhiệm của một số cá nhân mà của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có sự quan tâm đến những rủi ro tài chính mà họ có thể gặp phải và tác động của rủi ro tài chính đến doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phải học cách phân tích các dữ liệu tài chính, nắm bắt được những rủi ro tài chính tiềm năng từ các dữ liệu. Doanh nghiệp cần thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tới toàn thể nhân viên về rủi ro tài chính, đồng thời tăng cường nghiên cứu, đào tạo các vấn đề liên quan đến rủi ro tài chính. Đối với các nhân viên tài chính, kế toán của doanh nghiệp nên chú ý an ninh tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng của thông kế tin kế toán và sự chân thực của số liệu.
c. Tăng nguồn vốn nội sinh và thiết lập các quỹ dự phòng
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp, hiện tại Công ty có cơ cấu nghiêng về hệ số nợ, mặc dù khả năng thanh toán vẫn đảm bảo nhưng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn, diễn biến theo chiều hướng tăng lên kéo theo vòng quay biến động theo xu hướng giảm dần, chính vì vậy ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Việc duy trì hệ số nợ luôn ở mức gần 70% khiến cho rủi ro tài chính của doanh nghiệp cũng tăng lên. Vì vậy việc tăng tính tự chủ về tài chính là cần thiết bằng việc huy động vốn từ chủ sở hữu, từ lợi nhuận để lại để tái đầu tư và từ nguồn khấu hao tài sản cố định. Bên cạnh đó việc trích lập các quỹ dự phòng có tác dụng rất lớn trong việc giúp doanh nghiệp đối phó với rủi ro tài chính. Tuy nhiên, việc trích lập các quỹ này phải dựa trên cơ sở đảm bảo tính hài hoà lợi ích của các chủ thể, đồng thời đảm bảo tính cân đối, hợp lý, hợp pháp của các chỉ tiêu tài chính. Công ty cần có
phương án sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính của Công ty mẹ, góp phần làm tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro tài chính.
d. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ phận QTRR
Với cơ cấu tổ chức truyền thống của doanh nghiệp hiện tại chưa có một bộ
phận quản trị rủi ro chuyên trách hoạt động như một ủy ban độc lập chịu trách nhiệm nhận diện, đo lường, đánh giá và xử lý rủi ro của toàn doanh nghiệp. Công ty cần xây dựng một bộ phận chuyên trách về quảntrị rủi ro được nhóm đề tài cho rằng cần thiết.
3.3 Tổng kết Chương 3
Chương 3 đưa ra những giải pháp mang tính định hướng chiến lược cho hoạt
động quản trị rủi ro tài chính tại Công ty TNHH bê tông và xây lắp Petrolimex. Các hoạt động dựbáo, đo lường, kiểm soát được đưa ra cụ thể giúp Công ty có
KẾT LUẬN
Quản trị rủi ro tài chính mặc dù đã được đề cập trong giới khoa học cũng như trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp, nhưng việc nhận thức tầm quan
trọng của nó vẫn còn rất hạn chế trong các doanh nghiệp ở nước ta. Trên thực tế quản trị rủi ro tài chính là một nội dung trong báo cáo tài chính nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự coi đây là một phần quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, hoặc có quan tâm thì cũng chƣa có một quy trình chuẩn để quản trị rủi ro
tài chính.
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp những kiến thức mang tính lý thuyết chung và nghiên cứu thực nghiệm cụ thể là trong Công ty TNHH Bê tông – xây lắp Petrolimex, đề tài đã thực hiện được những vấn đề sau:
Thứ nhất, hệthống hoá cơ sởlý thuyết vềrủi ro tài chính và quản trịrủi rotài chính. Đề tài đã tiếp cận về rủi ro dưới các góc độ khác nhau là quan điểm truyền thống, quan điểm hiện đại và từ đó hình thành quan điểm về rủi ro dưới góc độ hoạt động kinh doanh và đầu tư tài chính của doanh nghiệp.
Rủi ro tài chính cũng là một trong những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động. Đề tài tiếp cận rủi ro tài chính với những nội dung là khái niệm; phân loại rủi ro tài chính trong doanh nghiệp; phân tích những nguyên nhân
dẫn đến rủi ro tài chính và tác động của rủi ro tài chính đến doanh nghiệp. Rủi ro tài chính xảy ra tác động rất lớn tới hoạt động của doanh nghiệp, do đó hoạt động quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết.
Quản trị rủi ro tài chính đƣợc tiến hành gồm bốn nội dung: Nhận diện rủi ro tài chính; đo lường rủi ro tài chính; kiểm soát rủi ro tài chính; tài trợ rủi ro tài chính.
Thứ hai, Trên cơ sởlý luận đó tác giả đã đi vào thực trạng quản trịrủi ro tài
chính của Công ty TNHH Bê tông – xây lắp Petrolimex.Thực trạng quản trị rủi ro
tài chính tại Công ty TNHH Bê tông – xây lắp Petrolimex được nghiên cứu căn cứ vào dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu khảo sát (20 phiếu – đối tượng là các cán bộ quản lý của Công ty), dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên trong giai đoạn 2016-2018.
Hoạt động nhận diện rủi ro tài chính của công ty được thực hiện thông qua việc phân tích báo cáo tài chính và các hệ số tài chính. Kết quả khảo sát cho thấy hiện tại các CBQL Công tyđều nhận định họ gặp phải rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro giá cả thị trường.
Đo lường rủi ro tài chính: Công ty hiện đã và đang áp dụng các phương pháp đo lường định tính và đo lường định lượng, tuy nhiên phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp định tính.
Kiểm soát rủi ro tài chính: Công ty hiện đang áp dụng các biện pháp chung chung để kiểm soát rủi ro, chưa tập trung mạnh vào kiểm soát RRTC.
Tài trợ rủi ro tài chính: Chủ yếu là sử dụng nguồn dự phòng để tài trợ khi rủi ro xảy ra.
Ngoài ra, đề tài đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị RRTC của công ty, theo đó yếu tố về năng lực nhà quản trị đang là yếu tố ảnh hưởng nhất đến các quyết định quản trị rủi ro tài chính của DN
Trên cơ sở thực trạng quản trị rủi ro tài chính, đề tài đã có những đánh giá
chung về quản trị rủi ro tài chính của công ty với những thành tích đạt được, với những hạn chế và nguyên nhân dẫn tới hạn chế đó.
Thứ ba, Từđánh giá và phát hiện qua nghiên cứu, đề tài đã đềxuất 4giải pháp tăng cườngquản trị rủi ro tài chính tại Công tytrong điều kiện hiện nay với các giải
pháp mang tính định tính và định lượng. Các giải pháp tập trung vào 4 vấn đề chính: nhận diện và dự báo RRTC; đo lường RRTC và kiểm soát RRTC.
Như vậy, nghiên cứu đã giải quyết các mục tiêu quan trọng được đưa ra trên cơ sở lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên đây cũng là một chủ đề khá phức tạp nên bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và những đánh giá chuyên sâu. Vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp về chuyên môn cũng như sẽ có những nghiên cứu kỹ hơn về chiến lược quản trị dựa trên thực tế của thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khắc Quốc Bảo (2014). Các yếu tốtác động đến động cơ quản trị rủi ro tài chính của các doanh nghiệp VN. Tạp chí phát triển kinh tế, 74-91. 2. Công ty TNHH Bê tông – xây lắp Petrolomex – Báo cáo tài chính 2016,